Kết hợp các chính sách để giảm nguy cơ lạm phát tăng
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, vấn đề nóng nhất hiện nay chính là lạm phát. Lạm phát đang tăng cao kỷ lục khắp các nền kinh tế thế giới vượt ngoài tầm kiểm soát và suy thoái kinh tế đang cận kề.
![]() |
Theo nhiều chuyên gia, yếu tố tác động vào lạm phát nhiều nhất và nhanh nhất năm là giao thông do giá xăng dầu tăng. |
Lạm phát là nóng nhất
Thông tin tại hội thảo "Lạm phát, lãi suất và chứng khoán" tổ chức ngày 15/7, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) Lê Long Giang cho biết, kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2022 đang đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu do khủng hoảng tại Ukraine, bất định gia tăng với các lệnh trừng phạt, chuỗi cung ứng tiếp tục bị đứt gãy, khiến giá cả, lạm phát toàn cầu gia tăng, buộc các nước phải đẩy nhanh tốc độ thu hẹp chính sách tài khóa và tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Tại Việt Nam, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% chủ yếu là do giá cả (xăng dầu, khí đốt, nguyên vật liệu, logistics và nhu cầu du lịch, ăn uống, đi lại … ) đều tăng, đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trước bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu khắp các quốc gia.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chỉ ra một số rủi ro, thách thức chính trong năm 2022 là lạm phát, nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (vẫn trong tầm kiểm soát), giải ngân đầu tư công chậm, doanh nghiệp còn gặp khó, nhân sự khó khăn.
Cùng với đó, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều thách thức, nợ xấu tiềm ẩn còn tăng. Nếu như trước đó, một số khoản nợ không phải chuyển nhóm nợ thì bây giờ một phần sẽ phải chuyển nhóm. Đầu tư công có tăng nhưng vẫn ở mức độ chậm, đặc biệt nhu cầu đầu tư công năm nay rất lớn, tuy nhiên khả năng đạt kế hoạch đầu tư công cuối năm là khó khăn…
Nhận định về tình hình lạm phát tại Việt Nam, ông Cấn Văn Lực nhận thấy một số điểm: một là có độ trễ hơn so với quốc tế; hai là lạm phát cơ bản tăng thấp, 1,25%, cơ bản hiện nay do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền.
Theo ông Lực, có 3 nhóm làm tăng lạm phát chính là: giao thông, vật liệu xây dựng, dich vụ hàng ăn uống. Các yếu tố tác động vào lạm phát nhiều nhất và nhanh nhất năm là giao thông do giá xăng dầu tăng.
“Bây giờ chống lạm phát là phải bình ổn giá xăng dầu tốt nhất có thể. Chúng tôi đang kiến nghị ngoài thuế bảo vệ môi trường thì tiếp tục xem xét giảm 30% đối với các thuế phí còn lại”, ông Lực đề xuất.
Tuy nhiên, ông Lực cho rằng, có một số nguyên nhân khiến lạm phát Việt Nam thấp hơn so với thế giới: Một là giá xăng được hỗ trợ bình ổn tương đối nhanh, hai là đảm bảo nguồn cung hàng hóa, ba là một số mặt hàng được điều tiết tương đối mạnh (giá điện không tăng, viện phí không tăng dồn dập vào một thời điểm), bốn là Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt công cụ chính sách (hút khoảng 135.000 tỷ đồng), năm là cung tiền vừa phải, vòng quay tiền chậm (thời kỳ hoàng kim, vòng quay tiền là 1 - 1,5 lần, nếu chậm quá là đọng vốn, thời kỳ cao điểm, vòng quay là 3-3,5 lần).
“Áp lực lạm phát từ giờ tới cuối năm khá lớn. Giá hàng hoá thế giới còn tăng và còn có nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu”, ông Lực dự báo.
![]() |
Cần có nhiều chính sách để xử lý lạm phát trong thời gian tới |
Kết hợp các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát
Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, trước tiên, trong bối cảnh hiện nay, phải khẳng định quan sát nền kinh tế ở thời điểm hiện tại, chính sách tiền tệ không giải quyết được vấn đề lạm phát một cách hoàn hảo.
Ông Thành cho rằng, muốn xử lý tốt vấn đề lạm phát Việt Nam cũng như nhiều nước cần kết hợp các chính sách, can thiệp trực tiếp vào lãi suất cơ bản. Nhưng nếu chỉ nói do chính sách tiền tệ ít quan hệ lạm phát thì không phải.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm khác với kinh tế thế giới nên có tình chuyên biệt, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây.
“Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam nổi lên như một ngôi sao bởi chúng ta duy trì được mức độ tăng trưởng dương. Thế nhưng, trong 6 tháng cuối năm 2021 thì ngược lại, khi nền kinh tế thế giới phục hồi tốt thì chúng ta lại lạc nhịp.
Hay ví dụ như 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng thế giới xấu nhưng Việt Nam lại phục hồi rất tốt. Chính những điểm khác biệt này khiến chúng ta không thể điều hành lãi suất như thế giới được”, ông Thành dẫn chứng
Thứ hai, trong chiến lược phát triển và phục hồi kinh tế, chúng ta đặt trọng tâm vào vấn đề lãi suất và tiền tệ, nên các điều hành liên quan đến vấn đề này vô cùng quan trọng, đòi hỏi chúng ta buộc phải thận trọng.
Thứ ba, mức độ mức giá của đồng Việt Nam hiện nay không quá lớn nên cần giữ ổn định tỷ giá của đồng Việt Nam.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia: Hiện nay, lạm phát của Việt Nam là lạm phát do chi phí đẩy nên việc NHNN Việt Nam tăng lãi suất như Ngân hàng Trung ương trên thế giới là điều không cần thiết. Nếu lãi suất tăng ở thời điểm hiện tại thì thị trường chứng khoán nguy hiểm”, ông Nghĩa cảnh báo.
Bàn về giải pháp cho doanh nghiệp, theo ông Lực, doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, tiết giảm chi phí, giữ lao động, tăng năng suất lao động.
Đặc biệt, doanh nghiệp nên áp dụng mô hình 6Rs, bao gồm: Respond (thích ứng, linh hoạt), Recover (phục hồi càng nhanh càng tốt), Restructure (tái cấu trúc), Re-invent (đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số), Risk management (quản lý rủi ro), Resilience (tăng sức đề kháng khả năng chống chịu các cú sốc).
“Nhà đầu tư cần đa dạng hóa, có đòn bẩy hợp lý và hạn chế tâm lý đám đông. Đồng thời, cần tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và đầu tư dài hơi hơn”, ông Lực khuyến nghị.
TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, lạm phát 6 tháng đầu năm 2022 là 2,44% là tín hiệu ban đầu đáng mừng nhưng không vội mừng rằng chúng ta đã kiểm soát thành công lạm phát.
“Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy lạm phát có nhiều diễn biến bất thường. Xin được ví dụ về nước Mỹ. Tại Mỹ, tháng 3 năm nay lạm phát là 8,5%; tháng 4 là 8,3% nhưng tháng 6 lại 8,6%”, ông Lâm dẫn chứng.
Để kiềm chế lạm phát, theo ông Lâm, trong thời gian tới cần quan tâm đến các chỉ số sau: chỉ số nguyên liệu đầu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số công nghiệp bởi đây là các chỉ số có dấu hiệu sẽ tăng trong thời gian tới. Các vấn đề như giá điện, giá xăng dầu cũng là các vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới.
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 29/5-2/6

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Đến năm 2030, kinh tế số của TP.HCM đóng góp 40% vào GRDP

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Áp lực đạt mục tiêu tăng trưởng

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/6

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh: Hướng đến phát triển bền vững

Xuất khẩu Việt Nam dự báo tăng trưởng 7%/năm, đạt 618 tỷ USD năm 2030

PMI xuống 45,3 điểm: Số lượng đơn hàng giảm mạnh nhất 20 tháng

Thách thức đối với phát triển điện gió

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/5

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Đà Nẵng hướng tới thành phố tài chính thông minh

HSBC: Kinh tế Việt Nam chưa có dấu hiệu "chạm đáy"

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt
