Kho tư liệu quý về các nhà văn tiền chiến
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) tuy sống cuộc đời khá ngắn, 48 năm, nhưng ông đã để lại một số tác phẩm quý giá, đóng góp vào nền văn học nghệ thuật của Việt Nam. Nhắc tới ông, nhiều người nhớ ngay tới những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: “Vũ Như Tô”, “Đêm hội Long Trì”, “Bắc Sơn”, “Sống mãi với Thủ đô”… Còn độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ, yêu quý ông qua các tác phẩm thiếu nhi đặc sắc: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “Tìm mẹ”, “An Tư công chúa”…
Nguyễn Huy Tưởng đến với công việc viết văn khá muộn. Những năm tháng tuổi trẻ, không cam chịu đời viên chức cạo giấy, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động Truyền bá quốc ngữ, Hướng đạo sinh. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8/1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành. Ông cũng là một trong những người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật, đợt I, năm 1996.
![]() |
Cuốn sách “Con đường văn sĩ” do NXB Kim Đồng ấn hành, tháng 4/2024 |
Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, khao khát cống hiến nhưng cũng đầy băn khoăn tìm đường đó, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật ký là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật ký được viết trong suốt những năm 1938 đến 1945 thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám bùng nổ là những trang tư liệu chân thực để tìm hiểu về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan để trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội, nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng. Đồng thời là những nét phác họa chân thực một thế hệ nhà văn tiền chiến, những trang sử quý giá về các hoạt động cách mạng và yêu nước trước Cách mạng Tháng Tám của trí thức tiểu tư sản thành thị.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là người có thói quen ghi nhật ký từ rất sớm. Ông coi viết nhật ký là một cách rèn luyện cách viết văn. Không những vậy, ông quan niệm “Tôi đang chép nhật ký và suy xét mình, và tìm lấy một quan niệm về nhân sinh”. (Nhật ký ngày 24/11/1938). Sau khi qua đời ở tuổi 48, khoảng 40 cuốn sổ ghi nhật ký của nhà văn được vợ ông - bà Trịnh Thị Uyên và các con ông lưu giữ cẩn thận. Cách đây khoảng 20 năm, một số trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng lần đầu được con trai ông là Nguyễn Huy Thắng công bố. 8 năm trước, năm 2016, gần như trọn vẹn nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã được NXB Kim Đồng công bố trong 3 tập sách dày gần 2.000 trang. Tuy nhiên, cũng vì sự đồ sộ của bộ nhật ký này mà nhiều độc giả phổ thông “cảm thấy ngại”. Thấu hiểu lý do đó, lần này con trai nhà văn và NXB Kim Đồng đã chọn những trang nhật ký từ năm 1938 đến tháng 8/1945 để hoàn thành cuốn “Con đường văn sĩ”. Tên sách nảy ý từ đoạn nhật ký ngày 15/3/1945 của Nguyễn Huy Tưởng: “Dẫu sao, cũng phải nhất định đi vào con đường văn sĩ. Khơi đào mãi mãi”.
Cuốn sách “Con đường văn sĩ” dày gần 600 trang khổ lớn, được chia làm 3 phần. Phần 1 là những trang nhật ký từ 1938 - 1939 với các nội dung chính: Đời công chức, Mộng văn chương, Em bé Hàng Vôi, Truyền bá quốc ngữ và hôn nhân. Phần 2, nhật ký những năm 1940 - 1943 với các nội dung: Đổi xuống Hải Phòng, Hướng đạo, Tri tân, Đêm hội Long Trì và mẹ mất. Phần 3 là những trang nhật ký từ 1943 đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ với các nội dung chính: Vũ Như Tô, An Tư, Văn hóa Cứu quốc, Tiên Phong. Giữa phần 1 và phần 2 là “Một thiên ký sự” những trang nhật ký về một tháng tân hôn cũng rất đặc sắc của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Bố cục cuốn sách đã cho ta thấy “con đường văn sĩ” của Nguyễn Huy Tưởng với mộng văn chương ở phần 1 khi chàng trai Nguyễn Huy Tưởng luôn bị “văn chương ám ảnh”, cho đến phần 2 là khi ông có tác phẩm đầu tay “Đêm hội Long Trì” được in thành sách và phần 3 khi ông cho ra đời tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình: “Vũ Như Tô”. Bên cạnh “con đường văn sĩ”, với bố cục 3 phần này, độc giả cũng có thể biết được hành trình tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động yêu nước trước cách mạng của ông với phong trào Truyền bá quốc ngữ đến Hướng đạo rồi Văn hóa cứu quốc.
Ông Nguyễn Huy Thắng cho biết, Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu viết nhật ký từ năm 1930, khi 18 tuổi, nhưng phải đến năm 1938, nhật ký của ông mới thực sự trở thành những trang viết thường xuyên, liên tục, được duy trì gần như thói quen hằng ngày. “Cha tôi mất khi tôi mới lên 5 tuổi. Những trang nhật ký cha tôi để lại chính là cánh cửa đưa tôi đến với thế giới của cha. Đọc nhật ký của cha, tôi nhận ra chân dung của cha, tình cảm của cha. Ở đó có thế giới mà cha đã sống, đã trải qua; có những người đương thời thế hệ với cha và có cả những sự kiện lớn nhỏ mà cha tham gia trong đó... ”, ông Thắng chia sẻ, đồng thời thêm rằng, “đối với cha tôi, dường như không có gì quan trọng hơn viết văn”.
Dành thời gian nghiên cứu nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, TS. Đỗ Thanh Nga nhận định, khác với những trang nhật ký thông thường, nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt hơn bởi người đọc có thể tìm thấy trong đó khát vọng con người, quan niệm sáng tạo văn chương nghệ thuật, và cả lẽ sống của ông; tìm thấy trong đó lịch sử, câu chuyện văn chương, bức tranh văn hóa xã hội của đất nước… Qua những trang viết chân thực, xúc động có thể thấy được phẩm chất của người tri thức cùng những day dứt, trăn trở trước cuộc sống của ông.
Trong khi đó, TS. Đỗ Anh Vũ đánh giá, cuốn nhật ký hấp dẫn bởi cách viết ngắn gọn nhưng sống động, chi tiết chân thực giàu cảm xúc. Những trang nhật ký riêng tư của Nguyễn Huy Tưởng là những tư liệu quý giá, về đời sống xã hội, đời sống công chức và phần nào phác họa bức tranh văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
Các tin khác

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Giải Pickleball Ngân hàng Nhà nước mở rộng năm 2025: Sân chơi mới đầy thú vị và hấp dẫn

Khởi công Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng với vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng

Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho Đề án cấp cứu ngoại viện quốc gia

Xử phạt Công ty Cường Thuận IDICO vì chiếm dụng đất công
![[Infographic] Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Những thay đổi cần biết](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/21/16/vang20250321164321.png?rt=20250321164323?250323052939)
[Infographic] Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Những thay đổi cần biết

Chính thức có quy chế tuyển sinh 2025: Điểm gì đáng chú ý?

Đi Phú Yên đi - lời mời gọi từ vùng đất "hoa vàng, cỏ xanh"

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị phạt 140 triệu đồng vì quảng cáo sai sự thật

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025
![[Infographic] Giá xăng RON 95 vượt 20,000 đồng/lít, tăng 440 đồng](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/20/15/aerial-view-gas-oil-refinery-oil-industry20250320152045.jpg?rt=20250320152049?250320033155)
[Infographic] Giá xăng RON 95 vượt 20,000 đồng/lít, tăng 440 đồng

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng “hạt nhân” đồng bằng sông Hồng

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Một số điểm nhấn của Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
