Kỷ cương - Hiệu quả - Chuyển đổi hoạt động
BIDV và Edmond de Rothschild hợp tác nâng tầm Private Banking | |
Triển vọng thị trường tài chính Việt Nam |
Tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ đồng
Một trong những con số ấn tượng trong năm 2022 là tổng tài sản BIDV đến 31/12/2022 đạt trên 2,08 triệu tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2021. BIDV trở thành NHTM đầu tiên vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
Đến 31/12/2022, tổng nguồn vốn huy động BIDV đạt 1,95 triệu tỷ đồng; chiếm 13,7% thị phần tiền gửi toàn ngành ngân hàng; Dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2021; trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 12,65% so với năm 2021, tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (tối đa 12,7%), chiếm 12,6% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu về thị phần cho vay trong khối NHTMCP.
Chất lượng tín dụng được kiểm soát trong giới hạn: Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN đến 31/12/2022 kiểm soát ở mức 0,96%, hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ giao, đảm bảo mục tiêu định hướng của NHNN (<1,6%); Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 226%.
Hiệu quả kinh doanh của BIDV tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước, đạt và vượt kế hoạch năm 2022 đề ra: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng, tăng 69,8% so với năm 2021, hoàn thành 112% kế hoạch ĐHĐCĐ giao. BIDV thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và người lao động.
Cụ thể, vốn chủ sở hữu của BIDV đến 31/12/2022 đạt trên 96 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm 2021; Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước đối với năm 2022 là 6.044 tỷ đồng... Giá trị vốn hóa thị trường thời điểm 31/12/2022 đạt 195,3 nghìn tỷ đồng (~8,34 tỷ USD), tăng hơn 4% so với thời điểm 31/12/2021, đứng thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các chỉ tiêu sinh lời, chỉ tiêu an toàn hoạt động của hệ thống được đảm bảo: ROA và ROE lần lượt đạt 0,95% và 20,32%, cải thiện tích cực so với năm 2021 (0,63% và 12,98%). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) riêng ngân hàng đạt 8,92%; Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) khối NHTM đạt 83,05%, đáp ứng quy định của NHNN (≤85%); Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả và các chỉ tiêu an toàn khác đáp ứng theo quy định và thông lệ quốc tế.
|
Trả cổ tức bằng cổ phiếu tương đương tỷ lệ 23%
Cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của BIDV đạt 104.189 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 50.585 tỷ. Ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ trong năm 2023.
Cụ thể, BIDV sẽ phát hành gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2022. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận còn lại năm 2021 sau trích lập các quỹ. Ngoài ra, BIDV cũng tiếp tục phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng hơn 455 triệu cổ phiếu theo theo Phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua (dự kiến 9% vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022). Vốn điều lệ theo phương án này sẽ tăng thêm 4.552 tỷ đồng.
Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của BIDV là 18.064 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ là 12.571 tỷ. Ngân hàng dự kiến dùng 11.634 tỷ đồng lợi nhuận để lại năm 2022 để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 23% so với vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022.
BIDV ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Edmond de Rothschild - Tập đoàn quản lý khối tài sản hơn 179 tỷ USD và 30 cơ sở trên toàn thế giới. |
Năm 2023, BIDV trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 10-15% , phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của BIDV và phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không quá 1,4%. Dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước giao. Huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng; bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Xác định phương châm hành động “Kỷ cương - Hiệu quả - Chuyển đổi hoạt động”, với các nhóm giải pháp đồng bộ, toàn diện trên các mặt hoạt động: phát triển sản phẩm dịch vụ, nền khách hàng thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro, nâng cao năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực gắn với bồi đắp Văn hóa doanh nghiệp, nâng cao chỉ số sức mạnh và giá trị thương hiệu, BIDV đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023 với các chỉ tiêu chính như: Dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do NHNN giao; Huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng; đảm bảo an toàn, hiệu quả; Lợi nhuận trước thuế tăng 10%-15% so với năm 2022, phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của BIDV và phê duyệt của NHNN; Tỷ lệ nợ xấu (theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN) ≤ 1,4%.
Quý I/2023, kết quả kinh doanh của BIDV rất khả quan: Tổng tài sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng; Dư nợ tín dụng đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 5%; Huy động vốn đạt trên 1,65 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,3%; Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 kiểm soát dưới 1,4% theo định hướng; Lợi nhuận trước thuế đạt trên 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ. |