Lợi nhuận ngân hàng phân hóa rõ nét
![]() | Thứ hạng các ngân hàng bám đuổi quyết liệt |
Xu hướng giảm tốc đã xuất hiện
Báo cáo tài chính năm của các ngân hàng công bố đến thời điểm này ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với quy mô lợi nhuận tốt. Theo đó, Vietcombank – HoSE: VCB là nhà băng ghi nhận lợi nhuận tăng 36% trong năm 2022, Techcombank – HoSE: TCB với lợi nhuận tăng 10% so với năm trước, BIDV – HoSE: BID với lợi nhuận trước thuế cao nhất từ trước tới nay của ngân hàng này, MB - HoSE: MBB cũng gây ấn tượng với lãi trước thuế năm 2022 tăng 28% so với cùng kỳ. Ở top 5 lợi nhuận ngân hàng gọi tên VPBank với mức tăng 48%.
Ở nhóm có quy mô lợi nhuận nhỏ hơn, như VietinBank, ACB, VIB, HDBank, Sacombank, Viet Capital Bank… đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng dao động từ 20-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về mức độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2022, thống kê cho thấy hầu hết các nhà băng đều ghi nhận tăng trưởng dương.
Kết quả lợi nhuận của các ngân hàng đạt được trong thời gian qua theo giới quan sát, chủ yếu đến từ mảng dịch vụ, đặc biệt dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, kinh doanh ngoại hối, mua bán tài sản…
![]() |
Các ngân hàng chủ động điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh theo cùng nhịp với diễn biến chung của nền kinh tế |
Tuy nhiên, thị trường đã có dấu hiệu giảm tốc rõ rệt kể từ quý IV năm ngoái. Kết quả kinh doanh giảm trong quý cuối cùng năm 2022 có một số ngân hàng giảm rõ rệt như: Techcombank (-23%), MBB (-2%), VPBank (-47%), SHB (-48%), OCB (-1%), NamABank (-5%)… Kết quả kinh doanh giảm tốc trong quý cuối năm 2022 đã khiến tăng trưởng lợi nhuận cả năm qua của một số nhà băng chững lại. Đặc biệt một số nhà băng ghi nhận tăng trưởng lãi ròng âm trong năm qua.
Những ngân hàng có kết quả kinh doanh không mấy thuận lợi do nợ xấu có dấu hiệu tăng trong khi NIM ngày càng mỏng do lãi suất huy động tăng nhanh hơn lãi suất cho vay. Giới chuyên gia lý giải, hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ đến nền kinh tế. Vì vậy khi doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn, chất lượng tài sản các nhà băng bị ảnh hưởng. Tuy nợ xấu tăng về con số tuyệt đối, song nếu đặt trong quy mô và chất lượng tổng tài sản của các ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát (nợ xấu nội bảng khoảng 2% và nợ xấu gộp khoảng 4%). Bên cạnh đó, điểm chung là những ngân hàng có con số nợ xấu gia tăng đều có tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức rất cao. Đó là nhờ kết quả kinh doanh thuận lợi trong mấy năm trở lại đây đã tạo điều kiện để các ngân hàng này tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng bộ đệm để chống đỡ trước các cú sốc của nền kinh tế.
Chậm lại theo nhịp chung của nền kinh tế
Đánh giá về nhóm ngân hàng trong năm 2023, các chuyên gia từ FiinRatings nhìn nhận, yếu tố tác động lớn nhất tới triển vọng lợi nhuận của các nhà băng trong năm 2023, là biên lãi thuần các ngân hàng có khả năng bị thu hẹp khi lãi suất huy động tăng mạnh hơn lãi suất cho vay.
Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, năm 2023 NHNN vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14-15%. Tuy nhiên điểm khác với những năm trước có thể là tăng trưởng tín dụng của từng NHTM sẽ được NHNN giám sát chặt chẽ hơn ngay từ đầu năm và khó nới rộng thêm vào giai đoạn cuối năm do tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở ngưỡng cảnh báo. Trong khi từ cuối năm 2022, NHNN đã chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này có thể khiến các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn do khó duy trì lợi thế cạnh tranh về lãi suất đối với các ngân hàng lớn.
Tổng giám đốc một NHTMCP chia sẻ, ngay từ đầu năm 2023 mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được đặt ra ở mức thấp hơn năm ngoái, khoảng 6,4% so với mức tăng 8,04% của năm 2022. Với kịch bản này, các ngân hàng đã lường trước diễn biến là nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng chậm lại. Một số nhà băng cũng đã chủ động điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh theo cùng nhịp với diễn biến chung của nền kinh tế.
Vì lý do này mà FiinRatings, CTCP Chứng khoán VnDirect cho rằng, trong nửa đầu năm 2023, sẽ có sự phân hoá mạnh trong hoạt động của các nhà băng. Cùng với đó, rủi ro trái phiếu doanh nghiệp vẫn hiện hữu, với khoảng 46.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong nửa đầu năm 2023 sẽ là thử thách lớn cho hệ thống tài chính. Tuy vậy, sang nửa cuối năm, tình hình sẽ trở nên khả quan hơn khi rủi ro lãi suất và căng thẳng tỷ giá được dịu bớt; và vấn đề căng thẳng thanh khoản cũng được giải quyết phần nào nhờ Chính phủ đẩy mạnh các gói đầu tư công.
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo nhóm Ngân hàng với mức tăng trưởng lợi nhuận là 16% trong năm 2023. Tuy nhiên, Yuanta Việt Nam cũng nhấn mạnh môi trường lãi suất cao vẫn là thách thức lớn cho tăng trưởng của nhóm ngân hàng, cùng với đó là rủi ro nợ xấu và tình hình thanh khoản của các doanh nghiệp.
Với CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), đơn vị này cũng nhìn nhận ngành Ngân hàng trong năm 2023 sẽ tiếp tục hành trình vượt bão trong chu kỳ thị trường bất động sản đi xuống, cùng với triển vọng kém tích cực của xuất nhập khẩu. Nhưng khả năng chống chịu của từng ngân hàng sẽ tùy thuộc vào chất lượng tài sản và mức độ thận trọng của ngân hàng trong những năm qua. Tuy nhiên, quy mô nợ xấu và chi phí tín dụng sẽ khác nhau giữa các ngân hàng, dựa trên mức độ thận trọng của ngân hàng trong việc trích lập dự phòng và khả năng hồi phục tài chính của khách hàng.
Ngoài ra, VDSC cho rằng chi phí vốn tăng nhưng tỷ suất tài sản sinh lãi có thể tăng chậm hơn, cùng với việc cho vay có độ trễ tái định giá 3-6 tháng dẫn đến NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) có thể thu hẹp nhẹ trong một, hai quý tới. Đặc biệt, nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ chứng kiến mức độ suy giảm NIM nhiều hơn so với nhóm NHTMCP bởi nhiệm vụ hỗ trợ nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn.
Các tin khác

Sức ép lên ngân hàng vẫn chưa vơi

Tỷ giá sáng 6/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

TP.HCM: Cơ cấu tín dụng ngoại tệ vẫn ổn định

ABIC Hà Nội chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng

Dư nợ tín dụng chính sách tại Phú Yên vượt mốc 4.000 tỷ đồng
![[INFOGRAPHIC] - Ngân hàng tung các gói lãi suất ưu đãi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/05/14/ha-ng-loa-t-go-i-vay-u-u-da-i20230605140538.jpg?rt=20230605140626?230605031429)
[INFOGRAPHIC] - Ngân hàng tung các gói lãi suất ưu đãi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tỷ giá sáng 5/6: Tỷ giá trung tâm giảm 29 đồng

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Bảo vệ quyền lợi người mua bảo hiểm: Chế tài đã có, quan trọng là thực thi

SHBFinance chính thức trở thành thành viên Tập đoàn Krungsri của Thái Lan

Việt Nam - Canada: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng

Tỷ giá sáng 2/6: Tỷ giá trung tâm giảm 7 đồng

Tỷ giá sáng 1/6: Tỷ giá trung tâm tăng 15 đồng

Tỷ giá sáng 31/5: Tỷ giá trung tâm "bất động"

Tháo gỡ khó khăn cho tài chính tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp
