Nặng lòng với tiếng Việt cho người xa xứ
Bền bỉ và có phần lặng lẽ, nhà thơ - TS. Nguyễn Thụy Anh cho người ta cảm giác chị cứ âm thầm gieo cấy trên một “cánh đồng”, nhiều khi có chút gì đó cô đơn, nhưng khi những hạt mầm trồi lên, cánh đồng dần trở nên xanh tươi hơn và “người nông dân chăm chỉ Thụy Anh” cũng bắt đầu bớt lẻ loi…
Tôi đã có lúc nghĩ như vậy, khi quan sát hành trình gieo những hạt mầm bé nhỏ của TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh. Từ việc chị lập Câu lạc bộ Đọc sách cùng con cho tới những trại hè Eco Camp do chị Thụy Anh làm “thuyền trưởng”. Và mới đây, nhân Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (8/9), TS. Nguyễn Thụy Anh giới thiệu bộ sách "Chào Tiếng Việt". Đây là bộ sách biên soạn theo Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ GD&ĐT năm 2018, hướng đến đối tượng trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Sáu cuốn chia theo các cấp độ khác nhau, trong đó, sử dụng phương pháp tiếp cận trẻ em thông qua trò chơi, hoạt động cụ thể để khơi dậy trong các em sự thích thú sử dụng tiếng Việt khi giao lưu, tương tác với người thân và cộng đồng người Việt. Ngoài ra, bộ sách còn cung cấp các kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lý Việt Nam. TS. Thụy Anh nói rằng, chị hoàn thành bộ sách này trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội vì Covid-19. Bộ sách cũng hướng tới đối tượng sử dụng là các thầy cô giáo, các phụ huynh hướng dẫn trẻ em học tiếng Việt ở các nhóm lớp hoặc trong các gia đình người Việt ở nước ngoài. Bộ tài liệu này cũng hữu ích cho quá trình dạy và học tiếng Việt trong các trường quốc tế ở Việt Nam.
![]() |
TS. Nguyễn Thụy Anh với bộ sách “Chào tiếng Việt” vừa ra mắt |
Thực sự, tôi không bất ngờ lắm khi thấy TS. Nguyễn Thụy Anh ra bộ sách này. Không bất ngờ, bởi lẽ, những ai đã theo dõi hành trình bền bỉ của TS. Nguyễn Thụy Anh đều nhận ra, chị là một người nặng lòng với tiếng Việt, nhất là tiếng Việt xa xứ.
17 tuổi, Thụy Anh bắt đầu theo gia đình sang Nga. Những năm sống ở Nga, chị đã viết nhiều truyện ngắn gửi về đăng trên báo chí trong nước. Gắn bó với nước Nga thời gian qua, có lúc Thụy Anh đã nghĩ chị sẽ ở lại định cư ở đó. Vì thế, không lạ khi thấy chị có nhiều hoạt động ở xứ sở Bạch Dương này. Đặc biệt là khi chị lập gia đình riêng và nuôi con nhỏ. Chị từng tâm sự rằng, khi đã làm mẹ, giống như nhiều người Việt xa quê, thì rất tự nhiên, chị cảm thấy mình có một nỗi sợ. Ấy là sợ con mình lớn lên sẽ không biết tiếng Việt, hoặc không thể tâm tình với cha mẹ bằng thứ tiếng Việt phong phú, thuần khiết.
Nguyễn Thụy Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Matxcơva năm 1997, sau đó chị đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành Giáo dục học. Là người được đào tạo bài bản, TS. Nguyễn Thụy Anh hiểu rằng, tiếng Việt của người Việt xa xứ là căn cốt, là sợi dây để kết nối với quê nhà. Trong khi đó, ở những nơi chốn xa xôi bên ngoài Tổ quốc, tiếng Việt đang bị chi phối, đang có những khó khăn nhất định. Ở góc độ cá nhân, chị cố gắng để con mình phải nói tốt tiếng Việt trước khi đến trường ở nơi xa xứ.
Vậy là Thụy Anh bền bỉ nuôi dưỡng con trong một tinh thần “thượng tôn tiếng Việt”. Người mẹ trẻ nghĩ ra đủ thứ, nào những lời ru, nào những bài thơ, đọc sách cho con, kể chuyện cho con… Tất cả, tất nhiên, đều bằng tiếng Việt.
Cảm thấy những bài thơ, bài văn tiếng Việt cho con chưa đủ, Thụy Anh bắt đầu làm những bài thơ cho con. Quá trình đồng hành cùng con, cùng những đứa trẻ Việt nơi xứ người giúp chị nhận ra một điều quan trọng: Trẻ em Việt Nam ở nước ngoài rất thích những bài thơ ngắn ngọn vì chúng có âm điệu thú vị, dễ đọc theo nhịp chân nhún, tay vỗ, vì thế mà vui vui, dễ nhớ.
Với việc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài, TS. Nguyễn Thụy Anh cho rằng, cách tiếp cận gần như tiếp cận một ngoại ngữ. Về mặt phương pháp là cần tuân thủ hai nguyên tắc: tạo động lực và tổ chức học thông qua hoạt động của trẻ.
Nặng lòng với tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài, nên ngay cả khi rời nước Nga xa xôi trở về Việt Nam sinh sống (năm 2008), TS. Nguyễn Thụy Anh vẫn luôn đau đáu với việc phải làm gì đó để lan tỏa tiếng Việt ở nước ngoài. Năm 2012, chị hợp tác với ông Lê Xuân Lâm - Hiệu trưởng trường tiếng Việt mang tên Lạc Long Quân ở Warszawa (Ba Lan) để tổ chức một trại hè học tiếng Việt cho trẻ em người Việt Nam ở Ba Lan. Kể từ đó, nhiều trại hè đã được tổ chức, giúp trẻ em xa xứ thấy được sự gắn kết với quê hương và thêm hiểu, thêm yêu tiếng Việt. Năm 2017, TS. Nguyễn Thụy Anh tiếp tục mở trại mùa thu trong cộng đồng người Việt ở Stuttgart (Đức). Với tên gọi "Trường phù thủy Stuttgart", qua những hoạt động diễn ra vào dịp nghỉ thu và lễ Halloween, tiếng Việt đã vang lên cùng các trò phiêu lưu của các phù thủy nhỏ Stuttgart. Từ đó, tình yêu, động lực học tiếng Việt được thắp lửa trong trái tim mỗi người Việt xa quê, nhất là những em nhỏ - thế hệ được sinh ra và lớn lên hoàn toàn ở nước ngoài.
Từ sự nặng lòng của TS. Nguyễn Thụy Anh với tiếng Việt ở nơi xa Tổ quốc, vì thế, như ở trên đã nói, không quá lạ khi thấy chị ra mắt bộ sách “Chào tiếng Việt”. Trong lời nói đầu của hai tập sách đầu tiên vừa được ra mắt, TS. Nguyễn Thụy Anh chia sẻ chị coi bộ sách như một món quà trân trọng gửi tặng các bậc phụ huynh quan tâm đến việc dạy tiếng Việt cho con em mình, là sự chia sẻ và đồng hành cùng các thầy cô giáo tâm huyết với nhiệm vụ giữ gìn tiếng nước mình ở nơi xa xứ. Thông qua bộ sách, chị cũng kỳ vọng có thể chia sẻ được những điểm thú vị trong văn hóa Việt, con người và phong cảnh đất nước trong mối tương quan với văn hóa nước bản địa và văn hóa thế giới.
TS. Nguyễn Thụy Anh cho rằng, trẻ em Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận tiếng Việt như ngoại ngữ nhưng lại không hoàn toàn như trẻ em bản xứ vì các em đều có gốc từ Việt Nam. Xung quanh các em có cha mẹ, ông bà là người Việt Nam, vì thế khi tổ chức hoạt động trong các trại mùa hè, mùa thu hoặc viết sách, bà luôn "tận dụng" điểm thuận lợi đó để kéo phụ huynh vào học cùng con, đưa trẻ vào một cộng đồng nói tiếng Việt.
Cũng theo TS. Thụy Anh, điều quan trọng nhất khi dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài là cần khơi gợi sự hứng thú, tò mò và nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt của các em thông qua các hoạt động tương tác như trò chơi, lễ hội… Từ đó, các em sẽ tự muốn tìm hiểu, học và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
Các tin khác

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Bắc Bling: Khi âm nhạc trẻ trở thành cầu nối quảng bá du lịch

Ngày hội Văn hóa T&T – SHB 2025: 3 thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - Tôn vinh ngành cà phê Việt Nam

Ngày hội văn hóa SHB & T&T Group: Bản hòa ca khát vọng đón kỷ nguyên mới của đất nước

Hợp tác để du lịch Việt - Nhật ngày càng phát triển

Ngành Ngân hàng Khánh Hòa: Khối các Ngân hàng 1 ký kết giao ước thi đua năm 2025
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh giác chiêu trò sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
