New Zealand tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản
![]() |
Lối vào RBNZ tại Wellington, New Zealand. |
RBNZ cho rằng còn quá sớm để đánh giá tác động lên triển vọng chính sách tiền tệ từ cơn bão tàn phá gần đây và lũ lụt ở Đảo Bắc của đất nước, hy vọng sẽ vượt qua áp lực giá cả ngắn hạn bắt nguồn từ các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.
RBNZ tiếp tục giữ dự báo lãi suất sẽ đạt đỉnh 5,5% trong năm nay, theo tuyên bố chính sách tiền tệ (MPS) đi kèm với quyết định lãi suất lần này, đánh dấu chu kỳ thắt chặt chính sách tích cực nhất kể từ năm 1999.
"Mặc dù có những dấu hiệu ban đầu về việc giảm bớt áp lực giá cả, nhưng lạm phát giá tiêu dùng lõi vẫn quá cao, việc làm vẫn vượt quá mức toàn dụng và triển vọng lạm phát trong ngắn hạn vẫn cao", Ngân hàng trung ương này cho biết trong một tuyên bố.
Quyết định nói trên cơ bản trùng với kết quả một cuộc thăm dò của Reuters trước đó, với 20 trong số 25 nhà kinh tế được khảo sát ý kiến đưa dự báo lãi suất của RBNZ sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản.
Đô la New Zealand đã tăng lên 0,6246 USD sau quyết định nói trên, sau khi được giao dịch ở mức thấp 0,6206 USD trước đó.
“Có một số suy đoán rằng RBNZ sẽ giữ OCR (Official cash rate - lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương New Zealand) như hiện tại”, nhà kinh tế trưởng của ASB Nick Tuffley cho biết trong một ghi chú gửi khách hàng của mình. "Nhưng tác động của thiên tai sẽ khiến nhiệm vụ kiềm chế lạm phát của RBNZ trở nên khó khăn hơn".
ASB dự đoán RBNZ sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng Tư và Tuffley lưu ý rằng có khả năng RBNZ sẽ “làm nhiều hơn nữa” sau đó.
Lạm phát so với cùng kỳ của New Zealand hiện đang ở gần mức cao nhất trong ba thập kỷ là 7,2%, cao hơn nhiều so với mục tiêu trung hạn của ngân hàng trung ương là 1-3%.
Lũ quét đã tấn công Auckland - thành phố lớn nhất của New Zealand, vào cuối tháng Một và hai tuần sau đó Bão Gabrielle đã tàn phá phần lớn Quần đảo Bắc. Hai sự kiện đã khiến 15 người thiệt mạng và gây thiệt hại hàng tỷ đô la.
Trong khi việc kiến thiết lại hậu thiên tai sẽ thúc đẩy nền kinh tế nhưng đồng thời cũng gây sức ép lạm phát - vốn đã là một vấn đề đặt ra đối với ngân hàng trung ương. Tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại trong ngắn hạn do thiệt hại về mùa màng và cơ sở hạ tầng làm ảnh hưởng đến xuất khẩu lương thực.
“Ủy ban thừa nhận những tác động đáng kể trong khu vực mà các sự kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ gây ra trên khắp New Zealand và các thành viên có đồng quan điểm rằng phản ứng chính sách tài khóa của chính phủ sẽ hiệu quả hơn trong việc giải quyết những vấn đề này, thay vì bất kỳ chính sách tiền tệ nào”, ngân hàng trung ương cho biết.
RBNZ tiếp tục dự đoán New Zealand sẽ rơi vào suy thoái trong quý hai năm nay, nhưng nhận thấy tốc độ tăng trưởng sẽ phục hồi trong quý đầu tiên của năm 2024, sớm hơn so với dự báo trước đó.
“Với tác động lạm phát trung hạn có thể tăng cao hơn, chúng tôi cho rằng có khả năng lãi suất chính sách sẽ đạt đỉnh 5,25%”, chuyên gia kinh tế của ngân hàng ANZ cho biết. "Tuy nhiên, giống như RBNZ, chúng tôi đang chờ đợi bức tranh trở nên rõ ràng hơn".
Các tin khác

Kinh tế số của ASEAN-6 có thể đạt một nghìn tỷ USD vào năm 2030

Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: Lắng nhưng chưa kết thúc

Các khu thương mại trung tâm phải đổi mới để đứng vững sau đại dịch

Nhật Bản: PMI lĩnh vực sản xuất tăng sau 7 tháng

Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ mới

Giá hàng hóa nguyên liệu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021

Các NHTW có thể còn tăng thêm lãi suất

Giá hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh

Rủi ro Fed tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến

Chuyên gia: BOJ sẽ xây dựng kịch bản cho bước thay đổi lớn vào nửa cuối năm 2024

Đàm phán trần nợ công của Mỹ tiến triển, giá dầu thô, kim loại tăng

Triển vọng giá dầu và kim loại quý

Nông sản tăng vọt, thị trường kim loại vẫn “đỏ lửa”

NHTW Nhật thay đổi YCC: Khi nào và thế nào?

Bước tiến mới về trần nợ của Mỹ

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
