Nguy cơ về cuộc khủng hoảng năng lượng
Nguy cơ khủng hoảng
Theo Daniel Yergin - Phó Chủ tịch IHS Markit, cuộc chiến Nga - Ukraine có thể gây ra sự gián đoạn thị trường năng lượng tương tự các cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn trong thập niên 70 của thế kỷ trước.
Hiện Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Hiện Nga đang xuất khẩu khoảng 7,5 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế mỗi ngày. Mặc dù năng lượng của Nga không phải mục tiêu, thế nhưng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây, đặc biệt là đối với hệ thống tài chính của Nga, sẽ ngăn chặn dầu của Nga tiếp cận thị trường.
![]() |
Giá dầu có thể tăng lên 150 USD/thùng vì cuộc chiến Nga – Ukraine |
Quả vậy hiện người mua đang cảnh giác với dầu của Nga vì sự phản đối từ các ngân hàng, cảng và các công ty vận tải biển, những người không muốn đối mặt với các lệnh trừng phạt. Trong khi đó nguồn cung trên thị trường dầu vẫn được thắt chặt. OPEC+, một liên minh giữa OPEC, Nga và các nước khác, hôm 2/3 đã quyết định tiếp tục các kế hoạch sản xuất hiện tại của mình. Theo đó liên minh sẽ tăng sản lượng thêm khoảng 400.000 thùng/ngày cho đến khi đạt được mục tiêu vào tháng 6.
“Đây là một cuộc khủng hoảng nguồn cung, là một cuộc khủng hoảng logistics, một cuộc khủng hoảng thanh toán”, Daniel Yergin nói và cho rằng, đây có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập và cuộc cách mạng Iran vào những năm 1970.
Cả hai sự kiện đều là những cú sốc dầu lớn trong thập kỷ trước. Còn nhớ năm 1973, các nhà sản xuất dầu Trung Đông cắt nguồn cung từ Mỹ và các nước phương Tây khác để trả đũa vì đã hỗ trợ Israel trong cuộc chiến tranh Ả Rập - Israel năm đó. Nguồn cung dầu ngay lập tức bị thiếu hụt đẩy giá xăng dầu tăng vọt. Cú sốc khác là kết quả của cuộc cách mạng Iran 1978-1979.
Các công ty dầu khí như BP và Exxon Mobil cho biết họ đang rút khỏi các liên doanh với các công ty Nga. Giá dầu thô Ural của Nga đã giảm mạnh so với giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế.
“Điều mà chúng tôi chưa thấy trước đây là các công ty không muốn làm ăn với Nga. Các công ty dầu mỏ đang từ bỏ các khoản đầu tư lớn, nơi họ có thể đã mất nhiều năm để phát triển hoạt động”, Yergin nói.
Đe dọa tăng trưởng
Theo John Kilduff của Again Capital, các lệnh trừng phạt có thể khiến thị trường thiếu hụt khoảng 2-3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong khi Bank of America ước tính, cứ mỗi triệu thùng dầu bị mất khỏi thị trường, giá dầu Brent có thể tăng thêm 20 USD/thùng. Còn JPMorgan ước tính rằng 66% lượng dầu của Nga đang gặp khó khăn trong việc tìm người mua và giá dầu thô có thể đạt 185 USD vào cuối năm nay nếu dầu của Nga vẫn bị gián đoạn.
Trên thực tế giá dầu đã bật tăng mạnh ngay khi cuộc chiến Nga - Ukraine bùng nổ vào thứ Năm tuần trước. Dầu Brent có thời điểm được giao dịch trên 116 USD/thùng trước giảm trở lại trước thông tin Iran có thể tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân, từ đó mở đường cho 1 triệu thùng dầu của nước này trở lại thị trường.
Nỗi đau càng nhân lên đối với các khách hàng của Nga là giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng vọt. Hiện châu Âu đang là khách hàng lớn nhất của Nga về cả dầu và khí đốt.
Điều mà giới chuyên gia lo ngại là giá năng lượng tăng cao có thể phá hủy nhu cầu và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. “Tôi lo ngại rằng chúng ta không có đủ dầu ở đây và chúng ta cần phải đi đến 120 đến 150 USD (mỗi thùng) và sau đó chúng ta sẽ bị phá hủy kinh tế”, Paul Sankey của Sankey Research cho biết.
Công ty dự kiến giá dầu thô sẽ được giao dịch từ 100 đến 150 USD/thùng cho đến khi tình hình ở Ukraine được giải quyết. Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu Brent kỳ hạn đã tăng 3,24% lên 116,59 USD/thùng; giá dầu WTI kỳ hạn cũng tăng 3,26% lên 114,21 USD/thùng.
Hiện nhiều quốc gia phương Tây như Mỹ đang giải phóng các kho dự trữ dầu. Tuy nhiên điều này là không lâu dài và khi các kho dự trữ cạn kiệt tình hình sẽ càng tồi tệ hơn. Cũng có ý kiến kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng, nhưng công suất khai thác cũng chỉ có hạn và khó có thể bù đắp lượng dầu mất đi. “Quy mô của tình trạng khẩn cấp ở đây nghiêm trọng đến mức bạn có thể không muốn làm những gì chính phủ phương Tây đang làm, đó là… giải phóng hàng dự trữ khẩn cấp, để lại cho mình những kho dự trữ thậm chí còn thấp hơn. Tương tự, nếu Saudi và UAE cạn kiệt công suất dự phòng của họ, thì bạn không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”, ông nói.
“Mọi người đều lo lắng rằng giá cả tăng cao sẽ gây suy thoái mạnh, phá hủy nhu cầu dầu mỏ và làm chậm lại nhiều nền kinh tế”, Paul Sankey nói.
Các tin khác

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt

Công ty công nghệ tìm cách thích ứng chính sách thuế mới

Giá hàng hóa toàn cầu lao dốc vì căng thẳng thương mại và nguy cơ suy thoái

Chủ tịch G7 Canada hợp tác với Nhật và EU để duy trì ổn định trên thị trường tài chính
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cơn bão thuế quan và biến động kinh tế

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
