Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn |
Căng thẳng thương mại làm dấy lên lo ngại lạm phát và suy thoái
Theo Khảo sát Người tiêu dùng của Đại học Michigan công bố hôm thứ Sáu, sự suy giảm tâm lý người tiêu dùng xuống mức thấp nhất trong gần ba năm được mô tả là "phổ biến và đồng thuận" trên mọi nhóm tuổi, thu nhập, học vấn, khu vực địa lý và đảng phái chính trị.
Sự sụt giảm tâm lý rõ rệt hơn ở nhóm đảng Dân chủ và người độc lập, trong khi tinh lý của đảng Cộng hòa cũng suy giảm.
"Người tiêu dùng đã chuyển từ trạng thái lo lắng sang hoảng loạn," Samuel Tombs, chuyên gia kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics nói.
Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng đã giảm xuống 50,8 điểm trong tháng này, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2022, và so với 57,0 điểm trong tháng 3. Các chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát dự báo chỉ số sẽ giảm xuống 54,5 điểm.
Khảo sát kết thúc vào ngày 8/4, trước khi ông Trump tuyên bố hoãn thuế quan đối ứng với nhiều quốc gia trong 90 ngay.
Tuy nhiên, ông Trump vẫn giữ mức thuế chung 10% đối với gần như toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, cùng với thuế 25% đối với ô tô, thép và nhôm, khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng chuẩn bị đối mặt với lạm phát tăng mạnh.
Thậm chí ông đã làm gia tăng căng thẳng thương mại khi nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 125%, khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng chuẩn bị đối mặt với lạm phát tăng mạnh.
Kỳ vọng lạm phát 12 tháng của người tiêu dùng tăng lên 6,7%, mức cao nhất kể từ năm 1981, từ mức 5,0% trong tháng 3. Mức tăng này, đánh dấu 4 tháng liên tiếp tăng từ 0,5 điểm phần trăm trở lên, diễn ra trên mọi đảng phái.
Trong 5 năm tới, người tiêu dùng dự đoán lạm phát ở mức 4,4%, cao nhất kể từ tháng 6/1991, tăng từ 4,1% trong tháng 3. Sự gia tăng liên tục trong kỳ vọng lạm phát có thể gây "rắc rối" cho các quan chức Fed.
Sự tăng mạnh trong kỳ vọng lạm phát gây khó khăn cho các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vốn khẳng định rằng kỳ vọng này vẫn ổn định.
Một số chuyên gia kinh tế dự đoán Fed sẽ hoãn cắt giảm lãi suất đến cuối năm nay sau khi tạm dừng chu kỳ nới lỏng vào tháng 1. Thị trường tài chính kỳ vọng cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 6.
"Sự tăng vọt trong kỳ vọng lạm phát dài hạn cần được Fed lưu ý", chuyên gia kinh tế trưởng tại Oxford Economics, Ryan Sweet nhận định và thêm rằng: "Việc giữ kỳ vọng lạm phát ổn định là yếu tố quan trọng với Fed và là lý do chúng tôi cho rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất trước tháng 12".
Ngoài việc gây lo lắng về lạm phát, chiến dịch thuế quan của Nhà Trắng đã làm bốc hơi hàng tỷ USD từ các tài khoản hưu trí và gia tăng bất ổn cho doanh nghiệp, có thể tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
Khảo sát chỉ ra tỷ lệ người tiêu dùng dự đoán thất nghiệp sẽ tăng trong năm tới đã tăng liên tục trong 5 tháng, đạt mức cao nhất kể từ năm 2009, thời điểm kinh tế Mỹ đang trong cuộc Đại Suy thoái.
"Sự thiếu niềm tin vào thị trường lao động này hoàn toàn trái ngược với vài năm trước, khi chi tiêu mạnh mẽ được hỗ trợ bởi thị trường lao động và thu nhập vững chắc", Joanne Hsu, Giám đốc Khảo sát Người tiêu dùng cho biết.
Dữ liệu khác từ Cục Thống kê Lao động Mỹ hôm thứ Sáu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) cho nhu cầu cuối cùng giảm 0,4% trong tháng 3, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2023, sau khi tăng 0,1% (được điều chỉnh) trong tháng 2. Tuy nhiên, dữ liệu này bị lu mờ bởi các cuộc chiến thương mại.
Các chuyên gia kinh tế dự báo PPI tăng 0,2% sau khi được báo cáo không đổi trong tháng 2. Trong 12 tháng tính đến tháng 3, PPI tăng 2,7% sau khi tăng 3,2% trong tháng 2.
Trong đó, giá hàng hóa giảm 0,9%, chiếm hơn 70% mức giảm PPI hàng tháng. Mức giảm giá hàng hóa trong tháng trước là lớn nhất kể từ tháng 10/2023, sau khi tăng 0,3% trong tháng 2. Giá hàng hóa bị kéo xuống bởi mức giảm 11,1% trong giá xăng, giữa lo ngại rằng cuộc chiến thuế quan qua lại sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá thực phẩm bán buôn giảm 2,1% do giá trứng, thịt bò, thịt bê, rau tươi và khô giảm. Tuy nhiên, giá sản phẩm thép tăng 7,1%, có thể do tác động của thuế quan. Không tính thực phẩm và năng lượng biến động, giá hàng hóa tăng 0,3% trong tháng thứ hai liên tiếp.
Dù vậy, lạm phát dự kiến tăng có thể được kiềm chế phần nào bởi nhu cầu nội địa suy yếu, như báo cáo giá tiêu dùng tháng 3 cho thấy giá vé máy bay, phòng khách sạn và nhà nghỉ giảm.
Báo cáo PPI cũng phản ánh điều này. Giá vé máy bay bán buôn giảm 4,0% sau khi không đổi trong tháng 2, trong khi giá phòng khách sạn và nhà nghỉ giảm 1,2%.
Các mức giảm này bù đắp cho những khoản tăng nhẹ trong phí quản lý danh mục đầu tư và chi phí y tế, khiến giá dịch vụ giảm 0,2% sau khi không đổi trong tháng 2.
Phí quản lý danh mục đầu tư, y tế, lưu trú khách sạn và vé máy bay là các thành phần trong tính toán chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi, một thước đo lạm phát mà Fed theo dõi chặt chẽ cho mục tiêu 2%.
Các chuyên gia kinh tế ước tính chỉ số PCE lõi tăng 0,1% trong tháng 3 sau khi tăng 0,4% trong tháng 2, làm chậm mức tăng lạm phát lõi hàng năm xuống 2,6% từ 2,8% trong tháng 2.
![]() |
"Dù dữ liệu PCE lõi mang lại chút "an ủi", chúng tôi không cho rằng có thể suy ra nhiều vấn đề từ đây", Pooja Sriram, chuyên gia kinh tế tại Barclays, nhận định.
"Mức thuế quan trong tháng 3 khá nhẹ so với tình hình hiện tại, điều này cho thấy áp lực giá có thể mới bắt đầu tăng", vị này nói thêm.
Các tin khác

USD có tuần tăng giá đầu tiên từ giữa tháng 3, nhưng triển vọng vẫn bất định

IMF: Nhiều NHTW châu Á có dư địa nới lỏng tiền tệ

Điều gì đặc biệt trong phân tích chuyên sâu về thị trường tài chính quốc tế trên thoibaonganhang.vn

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cảnh báo về rủi ro nợ công tại các thị trường mới nổi

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 25/4

Trung Quốc cân nhắc miễn thuế một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ

Đông Á và Thái Bình Dương: Hướng đi tới thịnh vượng qua công nghệ, cải cách và hợp tác

ADB dành gần 40 tỷ USD cho phát triển tại Châu Á và Thái Bình Dương trong năm 2024

Đồng USD tăng giá trở lại khi căng thẳng thương mại dịu bớt

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index vượt 2.200 điểm

Thống đốc BoJ: Sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát đi đúng hướng

Nhật Bản: Lạm phát cơ bản tăng mạnh trong tháng 4

Giải mã việc giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây

Lối đi nào cho Fed khi phải cân bằng giữa chính sách tiền tệ và áp lực chính trị?

Beige Book củng cố thêm quan điểm thận trọng của Fed do rủi ro thuế quan
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
