Nhật Bản: Lạm phát hạ nhiệt nhưng áp lực giá cả vẫn còn
![]() | Thống đốc BoJ nêu lý do tiếp tục duy trì lãi suất cực thấp |
![]() | Thượng viện "chốt" ông Ueda sẽ là thống đốc tiếp theo của BoJ |
Các chuyên gia phân tích cho biết, với lạm phát vẫn vượt quá mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), dữ liệu vừa được công bố sẽ duy trì kỳ vọng của thị trường về một sự điều chỉnh ngắn hạn đối với chính sách kiểm soát lợi suất trái phiếu của BoJ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm các sản phẩm dầu đã tăng 3,1% so với cùng kỳ trong tháng Hai, con số này phù hợp với dự báo của thị trường trước đó và đã giảm mạnh từ mức cao nhất trong 41 năm là 4,2% trong tháng Một.
Chỉ số giá tiêu dùng hạ nhiệt chủ yếu là nhờ các khoản trợ cấp của chính phủ để hạn chế tăng giá một số sản phẩm. Tuy nhiên, giá của các mặt hàng phi năng lượng như thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày tiếp tục tăng, một dấu hiệu cho thấy việc chi phí cơ bản tăng vẫn chưa kết thúc.
Làm nổi bật hơn áp lực giá cả là chỉ số CPI không bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống và nhiên liệu đã tăng 3,5% so với cùng kỳ trong tháng Hai, từ mức tăng 3,2% trong tháng Một. Chỉ số CPI lõi này, được BoJ theo dõi chặt chẽ như một chỉ báo về biến động giá phản ánh nguyên nhân tiền tệ, đã tăng cao nhất kể từ tháng 1/1982.
Các số liệu mới công bố nêu bật thách thức mà Thống đốc BoJ sắp tới là ông Kazuo Ueda phải đối mặt trong việc đánh giá liệu lạm phát chi phí đẩy sẽ chuyển sang tăng giá do cầu kéo và chấp nhận duy trì tình trạng hiện nay lâu dài, hay ban hành các giải pháp làm giảm tiêu dùng và gây áp lực lên sự phục hồi kinh tế được cho là mong manh hiện hay.
Xu hướng biến động của thị trường gần đây là do sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ và tiếp đó là Credit Suisse của Thụy Sĩ cũng đang thách thức đường lối chính sách của BoJ bằng cách làm tăng thêm rủi ro cho nền kinh tế Nhật Bản.
“Các dữ liệu đều đang biến động do cú sốc về nguồn cung và tác động của nó, cũng như tác động của các biện pháp của chính phủ nhằm chống lại chi phí sinh hoạt gia tăng”, chuyên gia kinh tế trưởng thị trường tại Mizuho Securities, Yasunari Ueno nói và thêm rằng: "Ban lãnh đạo mới của BoJ sẽ xem xét kỹ xu hướng giá cả của Nhật Bản, cũng như những diễn biến tại Mỹ và châu Âu, để đưa ra quyết định chính sách của mình".
BoJ đã nhiều lần cho biết lạm phát sẽ chậm lại và xuống dưới mục tiêu 2% vào cuối năm nay, do tác động của việc tăng giá nhiên liệu và nguyên liệu thô trong quá khứ đã qua đi. Tuy nhiên, một số nhà hoạch định chính sách của BoJ đã cảnh báo rằng khả năng lạm phát có thể vượt quá kỳ vọng ban đầu, khi giá cả tăng và tăng lương có dấu hiệu mở rộng.
Thị trường đang đồn đoán rằng BoJ dưới thời Thống đốc mới sẽ loại bỏ hoặc chấm dứt chính sách kiểm soát lợi suất trái phiếu.
BoJ đã cam kết duy trì chính sách nới lỏng cho đến khi tiền lương tăng mạnh hơn, chấp nhận lạm phát cũng tăng.
Trong các cuộc đàm phán về lao động thường niên với các tổ chức công đoàn hồi đầu tháng này, các công ty hàng đầu của Nhật Bản đã đồng ý với mức tăng lương lớn nhất trong một phần tư thế kỷ qua, một dấu hiệu cho thấy nước này cuối cùng cũng có thể loại bỏ được suy nghĩ nền kinh tế liên tục trong tình trạng giảm phát của người dân.
Các tin khác

Đàm phán trần nợ công của Mỹ tiến triển, giá dầu thô, kim loại tăng

Triển vọng giá dầu và kim loại quý

Nông sản tăng vọt, thị trường kim loại vẫn “đỏ lửa”

NHTW Nhật thay đổi YCC: Khi nào và thế nào?

Bước tiến mới về trần nợ của Mỹ

Nhật Bản nâng dự báo triển vọng kinh tế

Lực bán được thúc đẩy, giá dầu thô và cà phê quay đầu giảm

Fed: Những bất đồng về việc tiếp tục tăng lãi suất

Lạm phát của Nhật Bản chậm lại trong tháng Năm, nhưng vẫn ở mức cao

GDP của Singapore tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ trong quý I

Fitch đặt Hoa Kỳ vào tình trạng triển vọng “tiêu cực”

Dầu thô nối dài đà khởi sắc, kim loại vẫn “đỏ lửa”

Lạm phát của Anh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm

New Zealand tiếp tục tăng lãi suất, phát tín hiệu sẽ không thắt chặt thêm

Giá đồng giảm tạo đà bứt tốc cho năng lượng tái tạo Việt Nam

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác
