Nhật Bản: Tăng cường đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực
Hiện tại trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc trong việc dành được sự ảnh hưởng về thương mại, kinh tế, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng Bắc Kinh có thể giành chiến thắng trong trận chiến nhưng có thể sẽ thua trong cuộc chiến. Theo họ thì đây cũng là lý do giải thích cho việc Nhật Bản vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu có tầm ảnh hưởng và uy tín trong khu vực mặc dù Tokyo có thể không đạt được quy mô đầu tư lớn như Bắc Kinh.
Nhật Bản đầu tư cơ sở hạ tầng tại châu Á |
Các khoản đầu tư của Nhật vào các nền kinh tế mới nổi tại khu vực châu Á bắt đầu rộ lên từ cuối những năm 70 thông qua các công ty đa quốc gia trước khi Chính phủ đi đầu trong kế hoạch kết nối cơ sở hạ tầng vào những năm 90 – được xem như là con đẻ của chiến dịch cơ sở hạ tầng chất lượng cao theo đánh giá của nhóm các nền kinh tế G7 và OECD.
Những dự án này thường là những dự án có các tiêu chuẩn an toàn, độ tin cậy và chất lượng môi trường cao hướng tới hoàn thiện tổng thể nền tảng hậu cần trong một khu vực đang phát triển. Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại cho rằng Bắc Kinh có thể rất tuyệt vời trong việc đưa ra các lời hứa nhưng Tokyo lại đi xa hơn trong việc chuyển giao và thực hiện – điều đó sẽ thúc đẩy sự ảnh hưởng của Nhật Bản.
Ví dụ như việc Ngân hàng Hợp tác quốc tế của Nhật Bản cho rằng các khoản vay của họ đối với Việt Nam để nâng cấp và xây dựng đường cao tốc và các cầu cảng đã thúc đẩy việc cải thiện thu nhập của các hộ gia đình khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo và tăng cường hiệu quả.
Trong khi đó, nhiều dự án trong sáng kiến BRI – cũng được xem là một chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng, đã thường xuyên bị lu mờ bởi những quan ngại trên diện rộng về vấn đề hợp tác, cụ thể là vấn đề tài trợ vốn – là một trong những phương thức để lan tỏa quyền lực của Trung Quốc ra toàn cầu.
Theo Jonathan Hillman, thành viên cao cấp, Giám đốc của Dự án kết nối châu Á của trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng mức đầu tư hứa hẹn của BRI mà chúng ta biết thực tế là không nhiều, phản ánh thông qua những ảnh hưởng thực tế của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng mới. Vậy các khoản chi tiêu đó có giúp ích cho những người cần nó nhiều nhất hay không? Các dòng đầu tư sẽ thực sự chảy vào các dự án có hiệu quả? Và các dự án đó sẽ giúp ích hay làm tổn hại đến bầu khí quyển? Nó sẽ tạo ra các giá trị hay phá hủy?
Theo đánh giá của các chuyên gia, các dự án đường sắt, mạng lưới thông tin liên lạc và những dự án phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp được Chính phủ, các công ty và các tổ chức liên kết của Nhật Bản thực hiện rất chú trọng đến việc đào tạo kỹ thuật và giáo dục mà họ cung cấp cho các đơn vị thụ hưởng tại địa phương. Đây chính là phương thức đã tồn tại lâu dài trong việc xây dựng sự thiện chí giữa Tokyo và các nước sở tại.
Bên cạnh đó, gần đây bộ máy của Chính phủ Nhật Bản vừa mới công bố rằng Nhật sẽ giúp đỡ cho các nước khu vực Đông Nam Á thông qua việc hỗ trợ 80.000 chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số và lĩnh vực sản xuất trong hơn 5 năm như là một phần trong nỗ lực thúc đẩy xây dựng các thành phố thông minh khắp khu vực.
Trong khi đó, những nước thành viên tham gia trong sáng kiến BRI thường xuyên phàn nàn về việc thiếu các cam kết mang tính địa phương khi nhiều công ty chủ thầu của Trung Quốc bị cáo buộc rằng chủ yếu sử dụng lao động Trung Quốc và nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc thay cho việc hợp tác với các công ty phân phối địa phương.
Ngoài ra, cũng có những nỗi lo sợ về tình trạng tham nhũng trong sáng kiến RBI. Theo báo cáo gần đây của Wall Street Journal công bố xảy ra hiện tượng là có nhiều quan chức của Trung Quốc đã đồng ý nâng giá các dự án xây dựng tại Malaysia – một sự thật mà chính quyền của ông Tập đã từ chối. Để giải quyết vấn đề này Trung Quốc cần phải học hỏi từ nước Nhật.
Cụ thể là khi nguyên tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines rời khỏi nhiệm sở vào năm 1986, ông đã có những bài báo vạch trần hệ thống tham nhũng liên quan đến rất nhiều các công ty của Nhật. Sự thật đó đã thúc đẩy những cải cách mạnh mẽ và thực tế tại Nhật để đảm bảo một sự minh bạch, cạnh tranh hơn và đã hình thành được một điều lệ viện trợ chính thức đầu tiên tại Nhật Bản.
Cuối cùng, phải khẳng định rằng, tài trợ tài chính tại Nhật Bản được đánh giá là đáng tin cậy hơn. Theo một bài viết trong năm 2018 của Học viện Các nền kinh tế phát triển – một cơ quan của chính phủ trong tổ cức thương mại quốc tế của Nhật Bản đã nhận định rằng so với các dự án được đảm bảo của Chính phủ Trung Quốc thì các dự án của Nhật sẽ mạnh hơn vì họ có một số lượng lớn các nhà tài trợ.
Trong đó, rất nhiều dự án được tài trợ bởi các tập đoàn, công ty tư nhân lớn như Mitsubishi, Toyota, Nintendo and Sumitomo Mitsui Financial Group – đó là những công ty đang thúc đẩy sự hội nhập trong khu vực Đông Nam Á.
Mặt khác, những công ty cung cấp vốn lớn nhất của Trung Quốc chỉ công bố các dự án sau khi nhà thầu được chỉ định, rất hiếm khi công bố các điều khoản vay và chậm trễ trong việc giải ngân – là những thực tế làm giảm niềm tin vào sáng kiến BRI. Đây cũng chính là những quan ngại về các điều khoản tài trợ tài chính của Trung Quốc đã dẫn đến các thương vụ đàm phán lại hoặc hủy bỏ giữa Trung Quốc và một số nước liên quan đến sáng kiến BRI trong những tháng gần đây.