Nhiều tổ chức từng là mục tiêu tấn công bằng mã độc tống tiền
Fortinet - công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp an ninh mạng được tích hợp và tự động hóa trên phạm vi rộng - mới đây đã công bố Báo cáo thực trạng mã độc tống tiền toàn cầu năm 2021 (2021 Global State of Ransomware Report).
Nghiên cứu của Fortinet cho thấy hầu hết các tổ chức hiện nay đang cảm thấy mã độc tống tiền đáng lo ngại hơn các mối đe dọa khác.
Ông John Maddison, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách về sản phẩm kiêm Giám đốc Marketing của Fortinet cho biết, mã độc tống tiền đã được phát triển trung bình tới 1.070% từ năm này qua năm khác.
Không ngạc nhiên khi các tổ chức cho rằng bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng hiện nay chính là một trong các thách thức hàng đầu trong việc ngăn chặn tấn công tống tiền bằng mã độc.
“Khảo sát cũng đã chứng minh rằng áp dụng các giải pháp công nghệ như phân đoạn, SD-WAN, ZTNA, cũng như SEG và EDR có khả năng giúp doanh nghiệp tự bảo vệ khỏi mối đe dọa của ransomware hay các phương thức xâm nhập phổ biến khác được phản ánh bởi những người tham gia khảo sát”, ông John Maddison chia sẻ.
Mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức đối với một vụ tấn công bằng mã độc tống tiền đó là nguy cơ mất dữ liệu, ngay sau đó là lo ngại về suy giảm năng suất và gián đoạn vận hành. Hơn nữa, 84% các tổ chức cho biết họ đã trang bị kế hoạch ứng phó với sự cố, trong đó bảo hiểm an ninh mạng chiếm 57%.
Về việc trả tiền chuộc nếu bị tấn công, 49% quy trình phản ứng sẽ là trả tiền chuộc hoàn toàn ngay lập tức và 25% quy trình khác phụ thuộc vào mức tiền chuộc cao bao nhiêu. Trong số 1/4 số tổ chức là những người đã từng trả tiền chuộc thì hầu hết, nhưng không phải tất cả, đã lấy lại được dữ liệu của họ.
Theo nghiên cứu của Fortinet, mặc dù mã độc tống tiền là vấn đề quan ngại chung hết sức hợp lý xét trên phạm vi toàn cầu, thế nhưng thực tế ở các khu vực vẫn có những điểm khác biệt.
Trong khuôn khổ khảo sát, 95% số tổ chức thuộc khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA), 98% thuộc Mỹ Latinh và 98% thuộc Châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản bày tỏ sự lo ngại nhiều hơn một chút về các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền so với 92% các tổ chức ở khu vực Bắc Mỹ.
Tất cả các khu vực đều coi nguy cơ thất thoát dữ liệu là rủi ro hàng đầu trong các cuộc tấn công ransomware, cùng với mối lo ngại rằng họ sẽ không thể theo kịp với thực trạng các mối đe dọa an ninh mạng đang ngày càng tinh vi hơn. Khu vực APJ đặc biệt chỉ ra vấn đề thiếu hụt trong nhận thức và đào tạo của người dùng là quan ngại hàng đầu của họ.
78% số đơn vị được khảo sát ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) và Châu Mỹ Latinh từng là nạn nhân của một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền trong quá khứ cao hơn so với tỷ lệ 59% ở Bắc Mỹ và 58% ở khu vực EMEA.
Các dạng tấn công giả mạo (phishing) là một phương thức tấn công phổ biến ở khắp mọi nơi, trong khi đó hoạt động xâm phạm bằng giao thức điều khiển máy tính từ xa (RDP) và mở các cổng chứa lỗ hổng an ninh là những phương thức tấn công hàng đầu tại khu vực APJ và Mỹ Latin.
Mặc dù hầu hết những người được khảo sát đều cảm thấy họ đã trang bị vừa phải và có kế hoạch đầu tư vào đào tạo nâng cao nhận thức về không gian mạng cho nhân viên, nhưng rõ ràng kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ chức cần nhận ra giá trị của việc đầu tư vào công nghệ như cơ chế bảo mật email nâng cao, phân đoạn mạng và Sandboxing, bên cạnh các công nghệ quan trọng như tường lửa thế hệ mới NGFW, SWG và EDR giúp phát hiện, ngăn chặn và hạn chế mã độc tống tiền.
Điều quan trọng là các tổ chức nên cân nhắc, đánh giá để ứng dụng các giải pháp này giúp giảm thiểu rủi ro từ các chiến lược và kỹ thuật tấn công bằng mã độc tống tiền hiện nay. Các tổ chức tiên tiến nhất sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận bảo mật cho chiến lược bảo vệ chống lại mã độc tống tiền của họ dựa trên nền tảng và cung cấp các năng lực cốt lõi được tích hợp hoàn toàn trí tuệ về mối đe dọa mạng phi pháp.