Những lợi ích với ASEAN 2023 từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại

17:44 | 17/01/2023

ASEAN có vị thế tốt để nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi phục hồi ấn tượng vào năm 2022. Lợi ích trực tiếp đến từ lĩnh vực du lịch vốn chịu nhiều ảnh hưởng, mặc dù hy vọng cũng tới với FDI và thương mại.

Những ích lợi nổi bật

HSBC vừa xuất bản báo cáo “ASEAN Perspectives – Triển vọng 2023” nhằm đánh giá những cơ hội mà các thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có thể đạt được trong năm mới 2023, sau khi Trung Quốc, một đối tác kinh tế quan trọng của khu vực, tái mở cửa. Báo cáo kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tác động đến ASEAN theo ba hướng chính trong năm 2023.

du lich fdi va thuong mai nhung loi ich voi asean 2023 tu viec trung quoc mo cua tro lai
Tổng quan về du lịch ASEAN

Với du lịch, sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, ASEAN khởi đầu năm 2023 với nhiều tin vui hơn khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại vào ngày 8/1. Kênh truyền tải ảnh hưởng trực tiếp nhất là du lịch, một lĩnh vực đang “ốm yếu” ở ASEAN. Thái Lan và Việt Nam sẽ là hai quốc gia hưởng lợi rõ ràng khi khách du lịch Trung Quốc chiếm khoảng 30% lượng du khách trước đại dịch.

Doanh thu du lịch phục hồi đáng kể sẽ nâng cao vị thế tài khoản vãng lai của hai nước này, vốn đã trải qua tình trạng thâm hụt liên tục. Ngay cả ở những thị trường không phụ thuộc nhiều vào du lịch, sự quay trở lại của du khách Trung Quốc sẽ thúc đẩy phục hồi về việc làm.

Với xuất khẩu, kể từ năm 2020, ASEAN đã vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, vì vậy xuất khẩu cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc. Nhưng mức độ mỗi nơi một khác. Indonesia và Malaysia nhiều khả năng sẽ tiếp tục có kết quả vượt trội trong xuất khẩu do giá hàng hóa vẫn ở mức cao.

Trong khi đó, xuất khẩu nông sản từ Thái Lan, Philippines và Việt Nam có thể sẽ được hỗ trợ đáng kể từ nhu cầu đang bùng nổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù có một số khả năng phục hồi, ASEAN rất dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ công nghiệp của Trung Quốc, do đó dễ bị tác động bởi khó khăn về thương mại toàn cầu.

du lich fdi va thuong mai nhung loi ich voi asean 2023 tu viec trung quoc mo cua tro lai

Về FDI, những tín hiệu phục hồi trong triển vọng thương mại đến từ FDI, một lĩnh vực đã chứng kiến dấu ấn ngày càng rõ nét của Trung Quốc ở ASEAN. Trong những năm qua, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực sản xuất đang bùng nổ của ASEAN, từ chuỗi cung ứng xe điện ở Indonesia và Thái Lan, đến hàng điện tử tiêu dùng ở Việt Nam, cũng như ngành hàng dược phẩm đầy triển vọng của Singapore.

Các ví dụ điển hình bao gồm kế hoạch của Apple chuyển chuỗi cung ứng MacBook sang Việt Nam và kế hoạch của BYD, nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc, xây dựng một trung tâm sản xuất ở Thái Lan, trung tâm sản xuất đầu tiên của họ ở ASEAN. HSBC hy vọng sẽ thấy FDI từ Trung Quốc đặt nền móng cho thương mại trong tương lai.

du lich fdi va thuong mai nhung loi ich voi asean 2023 tu viec trung quoc mo cua tro lai

Đâu là những thách thức?

Đầu tiên và quan trọng nhất, rủi ro chính là lạm phát cơ bản còn dai dẳng, trong bối cảnh thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ. Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp ở một số thị trường cao hơn so với năm 2019 trong bối cảnh mức độ phục hồi của ngành du lịch trong khu vực còn nhỏ. Tức là khả năng phục hồi còn lớn, gây áp lực về giá do nhu cầu.

du lich fdi va thuong mai nhung loi ich voi asean 2023 tu viec trung quoc mo cua tro lai

Mặc dù lạm phát nhập khẩu giảm, nhưng chúng ta không thể loại trừ những cú sốc bên ngoài. Ví dụ, triển vọng lạm phát của Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào giá năng lượng toàn cầu; hay giá điện ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực tăng do giá than nhập khẩu vẫn tăng. Cũng cần lưu ý đến sự phục hồi của Trung Quốc và những tác động ngầm đối với nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Ngoài ra, bất kỳ thay đổi nào về chính sách tài khóa trong nước đều cần được quan sát kỹ. Philippines sẽ khởi đầu năm 2023 với việc giảm thuế thu nhập cá nhân, do đó sẽ tạo ra áp lực giá do nhu cầu. Việc cắt giảm thuế có thể trung hòa tác động của một số đợt tăng lãi suất mà Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) đã triển khai, khiến lạm phát cơ bản cao hơn dự kiến. Trong khi đó tại Việt Nam sẽ chứng kiến việc cắt giảm thuế môi trường kéo dài đến năm 2023, còn Malaysia sẽ sớm có thông tin rõ ràng hơn sau khi ngân sách 2023 được công bố vào ngày 24/2.

Tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn và dự báo tác động tới lãi suất

Mặc dù lạm phát cao, trọng tâm chính của các ngân hàng trung ương ASEAN, dù đã thể hiện hay chưa, cũng sẽ chuyển sang hướng tăng trưởng thấp hơn. Thật vậy, số liệu GDP quý IV/2022 ở Singapore và Việt Nam cho thấy những khó khăn trong thương mại đang gia tăng.

“Chúng tôi kỳ vọng ASEAN sẽ chứng kiến mức tăng trưởng giảm nhẹ vào năm 2023 (dự kiến), ngoại trừ Thái Lan, quốc gia sẽ được hưởng lợi chính từ cú hích trong du lịch. Điều này sẽ có tác động lớn tới thời điểm các ngân hàng trung ương sẽ ngừng chu kỳ thắt chặt hiện tại”, báo cáo của HSBC nhận định.

du lich fdi va thuong mai nhung loi ich voi asean 2023 tu viec trung quoc mo cua tro lai
Các chỉ số kinh tế vĩ mô ASEAN-6 (theo quý)

Là ngân hàng trung ương đầu tiên bắt đầu chu kỳ thắt chặt trong ASEAN, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) cũng là cơ quan đầu tiên đưa ra cảnh báo về những rủi ro suy giảm tăng trưởng. Phân tích của HSBC xoay quanh một đợt điều chỉnh khả năng vào tháng 4/2023 nhằm ứng phó với áp lực lạm phát ngắn hạn. HSBC không kỳ vọng sẽ có bất kỳ thay đổi nào đối với khung tỷ giá điều hành SGDNEER (tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng), một công cụ truyền thống để giải quyết lạm phát trong trung hạn, trong bối cảnh MAS ngày càng quan ngại về tăng trưởng.

Indonesia và Malaysia có quỹ đạo lạm phát tương tự nhau, cho đến khi Indonesia cắt giảm các khoản trợ cấp tài khóa hào phóng, dẫn đến giá nhiên liệu tăng khoảng 30% so với tháng 9 năm ngoái. Kể từ đó, Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã thực hiện ba lần tăng lãi suất 50 điểm cơ bản liên tiếp, trước khi điều chỉnh tốc độ vào tháng 12 với mức tăng 25 điểm cơ bản. HSBC kỳ vọng BI sẽ tăng lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản trong quý I/2023 (dự kiến), đưa lãi suất của BI lên 5,75%.

Trong khi đó, nhờ duy trì các gói trợ cấp, lạm phát của Malaysia tương đối thấp, cho phép Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) tăng từng bước lãi suất điều hành (tức là 25 điểm cơ bản) trong năm 2022. Trong khi HSBC kỳ vọng BNM sẽ tiếp tục tăng lãi suất với mức độ tương tự trong ba kỳ họp tới, đưa lãi suất điều hành lên 3,50% vào quý II/2023 (dự kiến), chúng ta cũng cần lưu ý đến những rủi ro của việc tạm dừng nếu các chỉ số tần suất cao cho thấy tốc độ tăng trưởng giảm mạnh hơn dự kiến.

Một ngân hàng trung ương nữa đi theo định hướng “điều chỉnh từng bước và có tính toán” là Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT). HSBC tin rằng BoT sẽ tiếp tục tăng lãi suất đều đặn (tức là 25 điểm cơ bản) trong bối cảnh rủi ro lạm phát cơ bản tăng sau khi các đoàn khách du lịch lớn trở lại. HSBC kỳ vọng BoT sẽ tạm dừng ở mức 2,50% trong quý III/2023.

Trong khi đó, áp lực giảm bớt của đồng USD sẽ giúp BSP và NHNN Việt Nam trong cuộc chiến chống lạm phát. Số liệu lạm phát cao của Philippines trong tháng 12 củng cố quan điểm của HSBC rằng BSP sẽ tiếp tục chu kỳ điều chỉnh lãi suất, trong đó HSBC kỳ vọng BSP sẽ tăng lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ sở mỗi kỳ trong ba kỳ họp tới, trước khi tạm dừng ở mức 6,25% trong quý II/2023 (dự kiến).

Là ngân hàng trung ương cuối cùng trong khu vực đưa ra động thái, NHNN Việt Nam đã có động thái quyết liệt kể từ tháng 9 năm ngoái, triển khai các đợt tăng lãi suất liên tiếp 100 điểm cơ bản mỗi lần. Tương tự như Philippines, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với áp lực lạm phát mạnh mẽ hơn, báo hiệu việc NHNN tiếp tục tăng lãi suất. HSBC kỳ vọng NHNN Việt Nam sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ sở trong cả quý I/2023 và quý II/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7,0% vào giữa năm 2023 (dự kiến).

Lê Đỗ

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.310 23.680 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.350 23.650 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.305 23.665 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.300 23.660 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.315 23.700 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.325 23.675 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.360 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.550
67.270
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.550
67.250
Vàng SJC 5c
66.550
67.270
Vàng nhẫn 9999
54.900
55.900
Vàng nữ trang 9999
54.750
55.500