NIM vẫn sẽ bị “kìm chân” trong năm 2025
![]() |
Trong năm 2024, NIM của các ngân hàng có xu hướng giảm, ông có nhận định như thế nào về điều này?
NIM của các ngân hàng đã thể hiện rõ xu hướng giảm trong năm vừa qua. Trong quý cuối cùng của năm 2024, tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhưng NIM vẫn ghi nhận sự thu hẹp, điều này phản ánh diễn biến thực tế của thị trường. Hiện nay, ngành Ngân hàng đang chịu áp lực rất lớn khi phải tăng lãi suất huy động, tăng tính hấp dẫn kênh tiền gửi so với các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay vẫn kiên định giữ ở mặt bằng thấp để có thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán.
Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà băng trong việc thu hút khách hàng, công khai lãi suất cũng khiến ngân hàng khó mà cho vay lãi cao. Chưa kể, tình hình nợ xấu của nhiều ngân hàng có dấu hiệu gia tăng gần đây khiến họ bắt buộc phải tăng trích lập dự phòng, đây cũng là yếu tố gia tăng chi phí. Chính vì vậy, một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao trong quý IV nhưng NIM vẫn dự báo giảm. Có thể thấy, xu hướng NIM giảm đang diễn ra ở nhiều nhà băng.
Liệu NIM đã “chạm đáy” và trong năm 2025 có thể cải thiện tỷ lệ này không, thưa ông?
Tôi cho rằng, NIM đã chạm đáy. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2025 dự kiến là 16% cao hơn năm 2024 thì thu nhập được kỳ vọng sẽ cải thiện trong thời gian tới. Nhưng phải nhận định rằng, NIM của ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục gặp áp lực trong năm 2025, đặc biệt là nửa đầu năm. Bởi lẽ, theo chỉ đạo của Chính phủ và định hướng điều hành của NHNN, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, thậm chí là giảm thêm để hỗ trợ khách hàng vì nhu cầu tín dụng chưa phục hồi hoàn toàn. Hơn nữa, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng yêu cầu các NTHM phải công bố lãi suất cho vay mới, tăng tính minh bạch, cạnh tranh giữa các ngân hàng, góp phần làm giảm đáng kể lãi suất cho vay. Ngoài ra, việc các ngân hàng liên tục hạ lãi suất và tung ra các gói vay ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân thiệt hại bởi cơn bão Yagi trong thời gian vừa qua, kéo dài đến năm 2025 cũng sẽ là yếu tố tác động đến việc cải thiện NIM của các ngân hàng.
Theo ông, trong thời gian tới NIM sẽ có sự phân hoá như thế nào giữa các nhà băng?
Việc xác định NIM của NHTM không đơn thuần chỉ làm phép tính trừ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động mà phải tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành. Chẳng hạn, chi phí đầu vào gồm lãi suất huy động và các chi phí khác như chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, chi phí hoạt động dự phòng rủi ro… Vì vậy, tỷ lệ NIM cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào chi phí cấu thành giá đầu vào và đầu ra của các ngân hàng.
Theo tôi, trong thời gian tới, những nhà băng có lợi thế chi phí vốn thấp và danh mục tài sản tốt dự kiến sẽ dẫn đầu trong xu hướng phục hồi NIM. Đối với các NHTM tư nhân, mức phục hồi NIM có thể đạt mức cao hơn khi khả năng tăng trưởng tín dụng tốt hơn. Do nhóm ngân hàng này tập trung cho vay bán lẻ, với các phân khúc cho vay tiêu dùng nên lãi suất cho vay bình quân cũng cao hơn.
Ngoài ra, trong kỷ nguyên số hóa, ngân hàng nào đẩy mạnh đầu tư công nghệ, chuyển đổi ngân hàng số, tăng trải nghiệm cho khách hàng… sẽ giảm bớt chi phí hoạt động, tăng hiệu quả kinh doanh, góp phần cải thiện được NIM.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

50 năm thống nhất đất nước: Thế hệ trẻ ngành Ngân hàng tiếp nối truyền thống, kiến tạo tương lai

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của LPBank

Agribank trao giải Đặc biệt trị 1 tỷ đồng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”

AI - động lực tạo nên dịch vụ ngân hàng thông minh, tiện lợi hơn

Sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Đại hội đồng cổ đông Vietcombank bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

Ngành Ngân hàng Thanh Hóa: Bệ đỡ huyết mạch cho tăng trưởng bứt phá năm 2025

Đại hội đồng cổ đông VietABank: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng

Thi đua không phải khẩu hiệu, mà là cam kết hành động

Thấy gì từ đại hội đồng cổ đông Techcombank năm nay

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế

BIDV sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, trở thành ngân hàng lớn - mạnh - xanh

Sáng 26/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ tư liên tiếp

GPBank có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới

Thế chấp khoản vay bằng tài sản số: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
