Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Phát triển hệ sinh thái số gia tăng sức hút khách hàng

Nguyễn Minh
Nguyễn Minh  - 
Một trong những điểm nhấn trong hoạt động chuyển đổi số là các ngân hàng xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số bằng việc kết hợp với các công ty công nghệ tài chính, doanh nghiệp công nghệ, tăng hiệu suất hoạt động của ngân hàng.
aa
Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đạt nhiều kết quả ấn tượng

Thời gian qua, các NHTM tại Việt Nam không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Là một trong số những ngân hàng tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động của ngân hàng, ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng giám đốc VietinBank cho biết, ngân hàng đã cung cấp dịch vụ cho vay tín chấp trên nền tảng số cho khách hàng cá nhân thông qua điểm tín dụng. Khách hàng có thể được cấp tín dụng dưới 100 triệu đồng với thời gian phê duyệt chỉ trong vòng vài phút. Bên cạnh đó, VietinBank cũng tích hợp dữ liệu căn cước công dân trên Cổng dữ liệu thông tin quốc gia để xác thực khách hàng. Sau thời gian ngắn triển khai, ngân hàng nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

Phát triển hệ sinh thái số gia tăng sức hút khách hàng
Ảnh minh họa

Một trong những điểm nhấn trong hoạt động chuyển đổi số là các ngân hàng xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số bằng việc kết hợp với các công ty công nghệ tài chính, doanh nghiệp công nghệ, tăng hiệu suất hoạt động của ngân hàng.

Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Anh Tuấn cho biết, ngân hàng số không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng được số hóa mà còn tích hợp cả hệ sinh thái số bao gồm hàng trăm sản phẩm, dịch vụ liên kết với đối tác thứ ba, đem lại lợi ích tối đa cho người dùng. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái số đa dạng, đa tiện ích và an toàn đang là lựa chọn của nhiều ngân hàng trong thời kỳ chuyển đổi số.

Đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng đã áp dụng các công nghệ mới, gia tăng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning), ứng dụng Blockchain, làm chủ dữ liệu và tận dụng sức mạnh của Big Data... giúp tăng năng suất, hiệu quả làm việc trong nội bộ ngân hàng và trải nghiệm khách hàng. Nhiều TCTD tại Việt Nam có trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. Đến nay, có khoảng 77,41% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, hơn 35 triệu tài khoản thanh toán và khoảng 14,9 triệu thẻ được mở bằng phương thức điện tử eKYC đang hoạt động.

Ông Nguyễn Vĩnh Tuyên - Phó Tổng giám đốc Nam A Bank chia sẻ, trong những năm gần đây, Nam A Bank được đánh giá cao khi triển khai một loạt công nghệ mới, tiên phong trong ngành tài chính - ngân hàng. Số hóa luôn là chiến lược mũi nhọn để Nam A Bank mang đến trải nghiệm khác biệt, liền mạch và an toàn cho khách hàng. Đặc biệt điểm giao dịch số tự động ONEBANK của Nam A Bank ra mắt vào cuối năm 2021, đến nay đã “phủ sóng” mạng lưới khắp cả nước với 100 điểm giao dịch, nâng tổng số điểm kinh doanh của Nam A Bank lên gần 250 điểm. Bên cạnh ONEBANK, hệ sinh thái ngân hàng số Nam A Bank còn có Open Banking và Robot OPBA với các tính năng vượt trội, tiên tiến, mang hàm lượng công nghệ cao, được khách hàng đón nhận tích cực, các chuyên gia trong ngành đánh giá cao.

“Trong tương lai gần, Nam A Bank sẽ liên tục áp dụng những tư duy AI mới nhất, đồng thời dựa trên các nền tảng Open API, Open Banking để xây dựng, phát triển hệ sinh thái. Nam A Bank sẽ không chỉ cung cấp mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng thuần túy mà còn phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu khác của khách hàng, thúc đẩy phát triển số toàn diện”, ông Nguyễn Vĩnh Tuyên khẳng định.

Đại diện Teckcombank cũng cho biết, ngân hàng liên tục ứng dụng những công nghệ mới nhằm xây dựng hệ sinh thái số bền vững. Những tiện ích từ hệ sinh thái số đã giúp Techcombank thu hút lượng khách hàng mới cao kỷ lục, lên đến 2,6 triệu khách hàng; nâng tổng số khách hàng Techcombank phục vụ đến cuối năm 2023 đạt 13,4 triệu. Đặc biệt nhằm tăng cường bảo vệ khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch điện tử, Techcombank ra mắt tính năng cập nhật dữ liệu sinh trắc học từ thẻ CCCD gắn chip và triển khai các biện pháp xác thực bằng sinh trắc học đối với giao dịch số hóa, theo yêu cầu của Quyết định 2345/QĐ-NHNN của NHNN.

Để tăng cường đảm bảo an toàn cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng, bà Nguyễn Thuỳ Linh - Phó Giám đốc Khối Ngân hàng số MB cho biết, trong đầu tháng 4/2024, MB đã áp dụng công nghệ xác thực chuyển khoản bằng khuôn mặt. Đây có thể là công nghệ giúp khách hàng an tâm nhất khi thanh toán cùng MB. Tính đến thời điểm hiện tại, MB là ngân hàng đầu tiên áp dụng công nghệ này để bảo vệ tối đa cho khách hàng.

Có thể thấy, việc xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số ở Việt Nam đang phát triển mạnh. Sự kết hợp giữa các công ty Fintech với các ngân hàng mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng nhờ các sản phẩm, dịch vụ được kết nối tạo sự đa dạng và phong phú, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn sử dụng các dịch vụ khác nhau chỉ trên một ứng dụng. Tuy nhiên vấn đề bảo mật an toàn trong các giao dịch đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Theo đó để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải triển khai áp dụng các giải pháp xác thực khách hàng. NHNN cũng đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024.

Ông Đoàn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) cho biết, giải pháp này cho phép cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ xác định được chính xác chủ tài khoản, người thực hiện giao dịch, người thụ hưởng. Từ đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.

Với quy định mới tại Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, theo lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, trước tiên, các ngân hàng cần phải phối hợp với Bộ Công an làm sạch cơ sở dữ liệu sinh trắc của khách hàng bằng việc đối chiếu cơ sở dữ liệu sinh trắc của khách hàng đã được ngân hàng lưu trữ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý. Thời gian qua, các TCTD rất chủ động triển khai Quyết định số 2345/QĐ-NHNN. Đến tháng 3/2024, đã có 41 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chip qua ứng dụng điện thoại, trong đó có 15 TCTD đã triển khai cung cấp dịch vụ; 51 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chip qua thiết bị tại quầy, trong đó có 22 TCTD đã triển khai cung cấp dịch vụ.

Nguyễn Minh

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hệ thống tài chính – ngân hàng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trở thành một yếu tố quan trọng để giữ vững niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) – tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức trở thành một trong ba ngân hàng thương mại đầu tiên được Trung tâm RAR lựa chọn triển khai thí điểm cung cấp giải pháp cấp Chứng thư số và Ký số trực tuyến thông qua Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID do Bộ Công an quản lý.
Dịp hè, ngân hàng tung nhiều ưu đãi cho giao dịch không tiền mặt

Dịp hè, ngân hàng tung nhiều ưu đãi cho giao dịch không tiền mặt

Mùa hè, mùa của những chuyến “dịch chuyển”, cũng là mùa của mua sắm, tiêu dùng tăng cao. Nhằm giúp khách hàng chi tiêu tiết kiệm và gia tăng trải nghiệm mới, Nam A Bank vừa tung hàng loạt ưu đãi dành cho giao dịch không tiền mặt.
“Số hóa” hoạt động tín dụng chính sách

“Số hóa” hoạt động tín dụng chính sách

Từ miền cát trắng ven biển lên đến vùng cao nguyên lộng gió ở miền Trung - Tây Nguyên, thông qua chiếc điện thoại thông minh, những đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang đến gần hơn với người dân. Hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ ấy, không chỉ thay đổi cách ngân hàng phục vụ khách hàng, mà còn mở ra cánh cửa mới để người nghèo và các đối tượng chính sách khác “bắt tay” với công nghệ, tự tin hoạch định tương lai cho chính bản thân mình…
Ngân hàng tăng cường “thành trì” bảo vệ khách hàng

Ngân hàng tăng cường “thành trì” bảo vệ khách hàng

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN, hiện cơ quan này đang phối hợp với C06, Bộ Công an xây dựng kho dữ liệu về tài khoản nghi ngờ gian lận. Điều này giúp các ngân hàng có thể theo dõi và giám sát các hành vi gian lận trong hệ thống.
Chuyển đổi số: “Hệ điều hành mới” trong thời kỳ mới

Chuyển đổi số: “Hệ điều hành mới” trong thời kỳ mới

Khu vực doanh nghiệp tư nhân - một động lực then chốt của tăng trưởng đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi số để không bị tụt hậu. Nếu được hoạch định đúng đắn, chuyển đổi số sẽ đóng vai trò như một “hệ điều hành mới” cho tăng trưởng, sáng tạo và hội nhập.
Thanh toán số, lan tỏa kinh tế số

Thanh toán số, lan tỏa kinh tế số

Với vai trò trung tâm trong phát triển hạ tầng tài chính - công nghệ, ngành Ngân hàng cùng các tổ chức trung gian thanh toán đang tạo dựng nền móng vững chắc cho thanh toán số, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch toàn diện sang nền kinh tế số tại Việt Nam.
Ngừng giao dịch thẻ từ từ ngày 1/7: Hướng dẫn chuyển đổi an toàn

Ngừng giao dịch thẻ từ từ ngày 1/7: Hướng dẫn chuyển đổi an toàn

Từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ là loại có dải băng đen phía sau - sẽ chính thức bị ngừng giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đây là bước chuyển đổi quan trọng được Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư 18/2024/TT-NHNN và Công văn 1099/NHNN-TT, nhằm nâng cao bảo mật trong thanh toán và thúc đẩy xu hướng không dùng tiền mặt.
[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

[Infographic] Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số

Sau sáu năm triển khai chương trình, hoạt động thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng hết sức ấn tượng.
HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…