Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đồng chủ trì hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN lần thứ 28
Ủy ban SLC được thành lập năm 2011 trong khuôn khổ tiến trình hội nhập ngân hàng ASEAN nhằm đưa ra định hướng chỉ đạo và điều phối triển khai các sáng kiến hội nhập tài chính ngân hàng trong khu vực. Thành viên SLC bao gồm các Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) ASEAN, dưới sự đồng chủ trì luân phiên của một NHTW ASEAN-5 và một NHTW các nước BCLMV (gồm: Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) theo nhiệm kỳ 2 năm.
![]() |
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu khai mạc hội nghị SLC lần thứ 28 |
Hiện nay, NHNN và NHTW Indonesia đang giữ vai trò đồng chủ trì SLC nhiệm kỳ 2024-2026, với nhiệm vụ chính là định hướng chỉ đạo quá trình hội nhập tài chính ngân hàng ASEAN; kết nối các NHTW ASEAN với các cơ quan quản lý tài chính – ngân hàng khu vực, các đối tác quốc tế để thúc đẩy đối thoại chính sách vì sự ổn định khu vực tài chính, ngân hàng và triển khai các sáng kiến đa phương liên khu vực, đa lĩnh vực.
Phát biểu khai mạc hội nghị SLC, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, năm 2024 là năm then chốt đối với ASEAN. Vì năm nay vừa là sự phản ánh về tiến trình của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, vừa là thời điểm hướng tới tương lai để phác họa tương lai của ASEAN bằng cách xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Hội nghị là cơ hội để các đại biểu thảo luận về cách thức thực hiện các sáng kiến theo phạm vi của SLC.
![]() |
NHNN và NHTW Indonesia đang giữ vai trò đồng chủ trì SLC nhiệm kỳ 2024-2026 |
Hội nghị SLC lần thứ 28 là hội nghị đầu tiên NHNN và NHTW Indonesia đảm nhận vai trò đồng chủ trì. Hội nghị có sự tham gia của toàn bộ các Phó Thống đốc NHTW ASEAN và Timor-Lester (tham gia với tư cách là quan sát viên), đồng chủ trì các Nhóm công tác ASEAN về hợp tác ngân hàng và đại diện các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – BIS, Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN – AMRO), Ban Thư ký ASEAN, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN.
Tại hội nghị, các Phó Thống đốc NHTW ASEAN và các diễn giả cấp cao đã trao đổi về diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới. Đồng thời, các Phó Thống đốc NHTW ASEAN đã đưa ra định hướng chỉ đạo triển khai hoạt động trong thời gian tới của các Nhóm công tác về hợp tác ngân hàng ASEAN, bao gồm Nhóm công tác ASEAN về Hội nhập ngân hàng, Tự do hóa khoản vốn, Tự do hóa dịch vụ tài chính, Tài chính toàn diện, Phát triển thị trường vốn, Phát triển hệ thống thanh toán; Nhóm đặc trách về Tài chính bền vững, Ủy ban Tăng cường năng lực ASEAN; Mạng lưới chia sẻ thông tin và tăng cường an ninh mạng cũng như các sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN bao gồm Thỏa thuận hoán đổi ASEAN và Khuôn khổ dữ liệu liên thông ASEAN.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị SLC lần thứ 28 |
Cụ thể về tiến độ của các Nhóm công tác ASEAN được các NHTW ASEAN báo cáo để các đại biểu tham gia hội nghị cùng thảo luận để thống nhất. Đối với Nhóm công tác về Khuôn khổ hội nhập ngân hàng (WC-ABIF) do NHTW Malaysia và Campuchia đồng chủ trì.
Đại diện NHTW Malaysia cho biết, Nhóm đang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, bao gồm: Sửa đổi Hướng dẫn ABIF; Rà soát khuôn khổ pháp lý khu vực; Tổ chức phiên tăng cường năng lực về “digitization”. Các hoạt động ưu tiên dự kiến của Nhóm trong năm 2025 bao gồm: Hoàn thiện việc sửa đổi Hướng dẫn ABIF và rà soát khuôn khổ pháp lý khu vực; Xây dựng các KPI mới để đo lường và giám sát tiến độ hội nhập ngân hàng khu vực; Triển khai chương trình nâng cao năng lực theo Lộ trình đào tạo của ABIF; Xây dựng Lộ trình đào tạo mới cho Nhóm ABIF trong giai đoạn 2026-2030.
Đối với Nhóm Công tác tự do hóa tài khoản vốn (WC-CAL) do NHTW Philippines và NHTW Lào đồng chủ trì. Đại diện Nhóm, NHTW Philippines cho hay, Nhóm đã cơ bản hoàn thành các ưu tiên năm 2024: Tăng cường trao đổi về các hạn chế và khả năng tự do hóa; Nâng cao hiệu quả đối thoại chính sách WC-CAL; Triển khai chương trình nâng cao năng lực. Năm 2025, dự kiến triển khai các hoạt động ưu tiên gồm: Thu hút sự tham gia chia sẻ của khu vực tư nhân; Cải tiến CAL Heatmap; Thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ; Cập nhật các văn kiện CAL và các Biện pháp an toàn thận trọng cho tự do hóa tài khoản vốn.
![]() |
Đại diện Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – BIS tham dự và phát biểu về diễn biến tài chính và kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới |
Tiếp theo đó, Nhóm công tác về Tài chính toàn diện (WC-FINC) do NHTW Brunei và NHTW Thái Lan đồng chủ trì, đại diện NHTW Thái Lan cho biết, đã hoàn thành các ưu tiên năm 2024 như: Tổ chức hội thảo bàn tròn, phiên chia sẻ kinh nghiệp về tăng cường tài chính toàn diện cho các MSME, đổi mới sáng tạo dịch vụ tài chính số, bảo vệ ngươi tiêu dùng tài chính và hiểu biết tài chính; Xây dựng tài liệu chính sách về tác động của tài chính toàn diện. Dự kiến các hoạt động ưu tiên của Nhóm năm 2025 gồm: Tổ chức phiên đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về các đổi mới kỹ thuật số nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, chiến lược bảo vệ người tiêu dùng tài chính và kiến thức tài chính; Xác định khoảng cách tài chính đối với các MSME tại ASEAN và xây dựng Khung năng lực hiểu biết tài chính số (DFL) dành riêng cho khu vực.
Còn đối với Nhóm công tác về Hệ thống thanh toán khu vực ASEAN (WC-PSS) do NHTW Brunei và Malaysia đồng chủ trì, đại diện NHTW Malaysia chia sẻ, đã và đang triển khai theo đúng tiến độ các ưu tiên năm 2024 như: Thúc đẩy việc ứng dụng thanh toán QR-Code xuyên biên giới; Tiếp tục các sáng kiến về kết nối thanh toán gồm hợp tác với Dự án Nexus và mở rộng thành viên tham gia Biên bản ghi nhớ về hợp tác kết nối thanh toán khu vực; Tổ chức các hoạt động tăng cường năng lực theo nhu cầu của các thành viên.
![]() |
Các Phó Thống đốc NHTW ASEAN và đại biểu chụp hình lưu niệm |
Về các hoạt động ưu tiên dự kiến trong năm 2025, dự kiến Nhóm tiếp tục triển khai các ưu tiên trong năm 2024 về thúc đẩy kết nối và sử dụng thanh toán xuyên biên giới, mở rộng thành viên MOU về kết nối thanh toán xuyên biên giới tới tất cả các nước ASEAN và triển khai hoạt động tăng cường năng lực. Bên cạnh đó, năm 2025, Nhóm WC-PSS dự kiến sẽ bổ sung hoạt động ưu tiên mới về xây dựng lộ trình phối hợp giám sát các kết nối thanh toán xuyên biên giới...
Cùng với đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận các vấn liên quan đến các sáng kiến trong khuôn khổ SLC như: Tài chính bền vững, ASEAN Green Map… Đây là sáng kiến do SLC đề xuất vào năm 2020 nhằm triển khai cam kết của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN về thúc đẩy chương trình nghị sự tài chính bền vững một cách toàn diện. SLC đã giao Nhóm đặc trách về Tài chính bền vững (SLC-TF) đầu mối triển khai sáng kiến này dưới sự chủ trì của NHTW Thái Lan và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Mục tiêu của ASEAN Green Map xây dựng lộ trình về các hành động và các bước cần triển khai để đạt được các mục tiêu tài chính bền vững trong khu vực.
Hay như ASEAN Taxonomy. Đây là sáng kiến do Ủy ban ATB (ASEAN Taxonomy Board) xây dựng với sự hợp tác chặt chẽ của các Nhóm công tác lĩnh vực tài chính – ngân hàng ASEAN và SLC. Hiện nay, NHTW Malaysia đang là đại diện của SLC tại ATB với tư cách thành viên. Mục tiêu của ASEAN Taxonomy là xây dựng một hệ thống phân loại toàn diện và đáng tin cậy cho các hoạt động tài chính bền vững…
Các tin khác

Việc luật hoá một số quy định tại Nghị quyết 42 là rất cần thiết

Cần thêm chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội

NHNN chủ động cung ứng vốn rẻ cho ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất

Ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh được điều động, bổ nhiệm làm Phó Thống đốc NHNN

Triển khai hiệu quả các giải pháp về chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng

Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2025, ngành Ngân hàng quyết tâm tăng tốc, bứt phá hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Toàn ngành Ngân hàng phấn đấu thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2025

Biến thách thức thành cơ hội, ngành Ngân hàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Trao quà Tết cho công nhân lao động, người có công, hộ nghèo tỉnh Bắc Giang

Ngành Ngân hàng triển khai Phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025"

CIC - KCB hợp tác mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính cho lao động xuất khẩu

TCTD phải niêm yết công khai mức phí bảo lãnh
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Một số điểm nhấn của Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam
