Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng
Hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên
Năm 2024, Quảng Nam xác định là năm khó khăn đối với thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong 3 tháng đầu năm 2024 đã có những tín hiệu lạc quan như, sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng trưởng tích cực; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khả quan; lượng khách du lịch cũng tăng…
Song trên thực tế, nền kinh tế địa phương vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Từ đầu năm 2024 đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, chi phí sản xuất tăng cao. Nhiều doanh nghiệp bất động sản chịu áp lực từ tiến độ giải phóng mặt bằng, nợ thuế, nợ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngay cả số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường đạt con số hơn 300 doanh nghiệp, dù tăng 2,3% về số lượng, nhưng giảm đến 24,7% về số vốn đăng ký…
![]() |
Từ đầu năm 2024 đến nay, nền kinh tế Quảng Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. |
Trước những khó khăn gây áp lực lên nền kinh tế địa phương, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, nhằm nỗ lực kích cầu tín dụng, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã triển khai, thực hiện những cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng theo đúng chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN...
Ông Phạm Trọng, Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Nam chia sẻ, ngay từ đầu năm, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã cấp bách triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và định hướng điều hành của NHNN, các TCTD trên địa bàn tiếp tục chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, dành vốn tín dụng cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đồng thời triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng.
![]() |
Doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Nam gặp khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, chi phí sản xuất tăng cao... |
Quý I/2024, dư nợ của các TCTD trên địa bàn Quảng Nam đạt 108.073 tỷ đồng, tăng 1,15% so với đầu năm và tăng 3,11% so với cùng kỳ. Trong đó, tín dụng ngắn hạn tăng 1,51% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 61,18%; tín dụng trung - dài hạn tăng 0,59% so với đầu năm và chiếm 38,82% trong tổng dư nợ... Trong đó, đối với các lĩnh vực ưu tiên, cho vay nông nghiệp, nông thôn, Quảng Nam có dư nợ 28.500 tỷ đồng (tăng 1,79% so với đầu năm); cho vay xuất khẩu đạt 1.500 tỷ đồng (tăng 3,73% so với đầu năm), cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 14.436 tỷ đồng (tăng 1,10% so với đầu năm), cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 4.700 tỷ đồng (tăng 1,38% so với đầu năm).
Cần thêm những cơ chế hỗ trợ
![]() |
Ngành Ngân hàng Quảng Nam đã và đang triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế. |
Trong khi đó, thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng ở Quảng Nam, đến nay theo báo cáo từ Sở Xây dựng tỉnh, địa phương có 3 dự án có quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang triển khai thực hiện (Dự án khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty Cổ phần STO tại Điện Nam - Điện Ngọc; Dự án khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty TNHH Bất động sản Châu Âu tại xã Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn; Dự án nhà ở công nhân xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành của Công ty cổ phần Danatol). Tuy nhiên, các NHTM trên địa bàn vẫn chưa có cơ sở để tiếp cận, thẩm định dự án, thực hiện công tác cho vay do các chủ đầu tư của các dự án trên vẫn chưa đề xuất nhu cầu vay đối với các cơ quan liên quan.
Đặc biệt, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp với nhiều giải pháp hỗ trợ trực tiếp như: tăng cường cho vay mới, cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, xây dựng các chương trình tín dụng cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, quy trình, thủ tục thuận tiện, minh bạch... Qua đó, góp phần vào sự phục hồi và phát triển kinh tế địa phương…
![]() |
Quý I/2024, cho vay nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Nam có dư nợ đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 1,79% so với đầu năm). |
Bên cạnh những nỗ lực giảm lãi suất, các TCTD trên địa bàn còn kích cầu tín dụng bằng cách tăng các tiện ích dịch vụ đi kèm. Theo đại diện Vietcombank Quảng Nam, ngoài việc giảm lãi suất để hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng, chi nhánh còn cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ online, thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng…
Trong thời gian tới, NHNN chi nhánh Quảng Nam tiếp tục tổ chức hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn. Cũng theo ông Phạm Trọng, để tăng khả năng hấp thụ vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, NHNN chi nhánh Quảng Nam yêu cầu các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, tiếp tục hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng ở địa phương.
![]() |
NHNN chi nhánh Quảng Nam sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn. |
Các TCTD tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, chấp hành nghiêm túc các quy định của NHNN về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tỷ giá, lãi suất, tín dụng, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tăng cường giám sát mọi hoạt động kinh doanh để phòng ngừa và kịp thời xử lý các sai phạm; tiếp tục cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng.
Tuy nhiên theo nhiều người, bên cạnh những nỗ lực của ngành Ngân hàng để kích cầu tín dụng thành công, chính quyền địa phương cũng cần có thêm những cơ chế, chính sách tạo lực đẩy cho doanh nghiệp phát triển kinh tế, tạo thuận lợi, cơ hội để nguồn vốn ngân hàng hấp thụ vào nền kinh tế một cách hiệu quả. Trong khi đó, về phía cộng đồng doanh nghiệp, để có thể tiếp cận tốt nguồn tín dụng của ngân hàng, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các điều kiện cho vay như có dự án tốt, kế hoạch kinh doanh cụ thể, phương án thu hồi vốn rõ ràng, minh bạch…
Các tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

TP. Hồ Chí Minh: Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh địa phương

Tiếp sức cho các QTDND phát triển bền vững

Kiến tạo sức mạnh nội sinh, tiếp sức Lào Cai phát triển

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Hội nghị cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
