Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc:

Quy mô của thị trường TPDN còn khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra

Trần Hương
Trần Hương  - 
Tham dự và phát biểu tại Lễ khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ được tổ chức sáng nay (19/7), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, thì quy mô của thị trường TPDN của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra.
aa
Quy mô của thị trường TPDN còn khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cần ưu tiên phát triển các thị trường tập trung có sự quản lý hiệu quả của cơ quan nhà nước

Theo Bộ trưởng, năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 tiếp tục có nhiều khó khăn với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Mặc dù vậy, chúng ta đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, an toàn, an dân, tăng cường đối ngoại và hội nhập. Trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I và các tháng đầu năm 2023 vẫn duy trì đà tăng trưởng.

Những kết quả đạt được là rất đáng trân trọng trong bối cảnh trong và ngoài nước khó khăn, thách thức chưa từng có. Việc điều hành thị trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, thông suốt đã góp phần quan trọng tạo điểm tựa, bệ đỡ cho chúng ta thực hiện các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao.

Biểu dương và ghi nhận các thành tích đã đạt được của tập thế cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt nam, các Sở Giao dịch Chứng khoán, các thành viên tham gia thị trường trên chặng đường phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán nói riêng.

Song, Bộ trưởng cho rằng, thị trường TPDN của Việt Nam mặc dù đã hình thành khá lâu, nhưng mới thực sự được thị trường quan tâm và phát triển trong vòng 5 năm trở lại đây đặc biệt trong năm 2021 và quý I năm 2022, chúng ta chứng kiến thị trường TPDN rất sôi động. Tại 31/12/2021, dư nợ trái phiếu đã vượt 1 triệu tỷ đồng, trong đó dự nợ TPDN chiếm khoảng 70%, dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ chiếm khoảng 67%. Cho thấy đây là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của thị trường, chúng ta cơ bản đã xây dựng được một khung khổ pháp lý khuyến khích thị trường TPDN phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, giúp nhiều nhà đầu tư có thêm kênh đầu tư hiệu quả.

Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, thì quy mô của thị trường TPDN của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra. Hiện nay, dư nợ toàn thị trường TPDN bao gồm cả TPDN riêng lẻ chỉ khoảng 13% GDP. Trong khi đó, theo Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường TPDN tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP. Chất lượng của thị trường cũng cần được cải thiện.

Đặc biệt là cơ cấu thị trường chưa bền vững, số đông các doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn thuộc về những ngành có nhiều rủi ro. Cá biệt có một số doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật: vi phạm về việc công bố thông tin, sử dụng vốn sai mục đích...

Hơn nữa, các TPDN hiện nay chủ yếu huy động trong thời gian trung hạn nên khối lượng trái phiếu đáo hạn trong thời gian tới là rất lớn. Với việc nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều, sẽ là áp lực lớn đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong việc thanh toán trái phiếu cũ và huy động trái phiếu mới.

Thực tế đã cho thấy thị trường TPDN đã sụt giảm mạnh về dư nợ và khối lượng phát hành mới (giảm từ gần 750 nghìn tỷ đồng cuối năm 2021 xuống chỉ còn trên 250 nghìn tỷ đầu năm 2023). Vì vậy, cần nhìn nhận chính xác, đúng mức để có giải pháp phù hợp, giúp thị trường phát triển an toàn, bền vững.

Để nâng cao chất lượng của thị trường TPDN, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cần ưu tiên phát triển các thị trường tập trung có sự quản lý hiệu quả của cơ quan nhà nước để giúp thị trường TPDN phát triển minh bạch, an toàn và bền vững. Do đó, việc ra đời của Hệ thống giao dịch TPDNRLlà rất cần thiết. Hệ thống này đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường đồng thời giúp cơ quan quản lý, thành viên thị trường, nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường từ sơ cấp đến thức cấp, từ đó đưa ra các chính sách về quản lý, phát triển thị trường cũng như quyết định đầu tư phù hợp hơn.

“Việc phát triển thị trường TPDN riêng lẻ lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững là rất cần thiết, góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng. Đây là mục tiêu đã được Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra và các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức liên quan quyết tâm triển khai thực hiện. Với quan điểm cơ quan quản lý tôn trọng thỏa thuận của các bên tham gia thị trường TPDN. Nhà nước chỉ tham gia với vai trò tạo điều kiện về cơ chế chính sách, tổ chức thị trường để hỗ trợ các bên thực hiện đúng các cam kết của mình”, Bộ trưởng cho hay.

Với quan điểm tinh thần nêu trên, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ đặc biệt là UBCKNN và các đơn vị có liên quan cần tập trung phát triển thị trường TPDN từng bước trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp; Xây dựng và phát triển thị trường phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; mở rộng và kết nối với thị trường khu vực và quốc tế.

Nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường, thúc đẩy tăng cường quản trị và công khai thông tin doanh nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trên thị trường tổ chức hoạt động và cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.

Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu UBCKNN cùng các Sở giao dịch và cơ quan liên quan tiếp tục công tác hoàn thiện thể chế chính sách; tổ chức thị trường hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt; tiến hành cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thông tin về tình hình thị trường, đào tạo kiến thức tài chính cho nhà đầu tư và tăng cường kiểm soát, xử lý việc đưa tin không chính thống, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thị trường. Thúc đẩy hoạt động của các định chế trung gian và dịch vụ thị trường.

Đồng thời với đó, tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu, bảo đảm tính công khai, minh bạch cho thị trường.

“Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ, Bộ Tài chính là tập trung phát triển TTCK quy mô hiện đại theo thông lệ quốc tế nằm tạo thêm kênh huy động tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hy vọng rằng việc ra đời hệ thống giao dịch TPDN lẻ sẽ tiếp tục góp phần cho sự phát triển dòng vốn cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội, thị trường TPDN sẽ đạt mục tiêu theo chiến lược phát triển TTCK đã đề ra theo hướng lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 12/6

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 12/6

Tỷ giá trung tâm giảm 8 đồng, chỉ số VN-Index thêm 7,79 điểm hay giá xăng dầu tiếp tục tăng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 12/6.
S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

Chốt phiên hôm qua (giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng điểm, được hỗ trợ bởi triển vọng tích cực từ Oracle, làm dấy lên làn sóng lạc quan mới xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó bù đắp phần nào lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông và đà giảm của cổ phiếu Boeing.
Hà Nội: Nguồn cung căn hộ bùng nổ, cơ hội vàng cho người mua

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ bùng nổ, cơ hội vàng cho người mua

Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý II/2025 đang chứng kiến sự sôi động trở lại với hàng loạt dự án căn hộ mới được mở bán và chuẩn bị ra mắt. Điều này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người mua trong thời gian tới.
Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Với tiềm năng điện gió trên bờ đạt 221 GW và ngoài khơi lên đến 600 GW, Việt Nam đang có lợi thế vượt trội để trở thành "thỏi nam châm" thu hút đầu tư năng lượng tái tạo.
Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Báo cáo “Nền kinh tế AI Việt Nam 2025” vừa công bố sáng 12/6 cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành động lực tăng trưởng cốt lõi, đóng góp tới 120-130 tỷ USD cho GDP Việt Nam vào năm 2040, tương đương 10-12% quy mô nền kinh tế.
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.