Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Quyết liệt đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

PL
PL  - 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024 chỉ đạo tiếp tục quyết liệt triển khai, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
aa
Quyết liệt đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải- Ảnh 1.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Long An, Đồng Nai, Đắk Lắk, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang; Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương; Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Công điện nêu: Công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng, quyết định đến phần lớn đường găng tiến độ của các dự án, công trình; tuy nhiên, đây là khâu khó khăn, phức tạp do liên quan đến sản xuất, kinh doanh, quyền lợi và sinh kế của người dân. Mặt bằng được bàn giao sớm sẽ là cơ sở cho việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã có nhiều chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải và nhiều địa phương được giao làm cơ quan chủ quản đã nỗ lực, cố gắng tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, triển khai thi công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật theo yêu cầu tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, đặc biệt đối với các dự án có tiến độ yêu cầu hoàn thành năm 2025 như: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Tuyên Quang - Hà Giang, Biên Hòa - Vũng Tàu, Hòa Liên - Túy Loan, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 3 thuộc cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công

Để hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, các đoàn thể chính trị xã hội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,... phải vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng; tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân,…; phối hợp với các chủ đầu tư để ưu tiên giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công như khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, hầm lớn, khu vực đường tiếp cận thi công; trong đó lưu ý tập trung vào một số công việc cụ thể sau:

a) Với các dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc GPMB và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trước ngày 30 tháng 8 năm 2024, cụ thể:

- Các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để thu hồi diện tích đất còn lại và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Liên - Túy Loan, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các tỉnh có khối lượng còn lại lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Tuyên Quang.

- Các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế tại các dự án, đặc biệt tại các tỉnh có khối lượng cần di dời lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa - Vũng Tàu).

- Tỉnh Bình Định thực hiện song song, đồng thời các thủ tục chuyển mục đích sử dụng Rừng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 để bàn giao mặt bằng cho dự án ngay sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng Rừng.

- Tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành khai thác, thu hồi cây rừng để bàn giao mặt bằng tại dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

b) Với các dự án còn lại, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc GPMB và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trong năm 2024, cụ thể:

- Tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành các thủ tục liên quan đến giá đền bù, phê duyệt phương án, chi trả bồi thường, xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án Hữu Nghị - Chi Lăng trong năm 2024.

- Các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Cao Bằng và thành phố Cần Thơ đã làm tốt công tác GPMB các Dự án: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Đồng Đăng - Trà Lĩnh cần tiếp tục phát huy để bàn giao toàn bộ phần mặt bằng còn lại trong tháng 8 năm 2024.

- Các tỉnh Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang, Thành phố Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa, tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB để bàn giao cho các dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh - An Hữu trong tháng 9 năm 2024.

- Các tỉnh An Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tiền Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đẩy nhanh xây dựng các khu tái định cư tại các dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, sớm ổn định cuộc sống của người dân.

- Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi dự án đi qua phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, EVN đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế các dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh - An Hữu (Dự án thành phần 1), Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

- Tỉnh Bắc Ninh rà soát chi phí GPMB, phối hợp các cơ quan chủ quản dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội để cân đối tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 1.3, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu cần) làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế

2. Bộ Công Thương và EVN hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, ưu tiên hoàn thành di dời trong tháng 8 năm 2024 tại các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025, nhất là tại các địa phương có khối lượng lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa -Vũng Tàu); cơ bản hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2024 với các dự án cao tốc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Dự án thành phần 1 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, Đồng Đăng - Trà Lĩnh và hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với các dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.

3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác GPMB, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ yêu cầu.

4. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo và Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan trong hệ thống chính trị, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này./.

PL

Tin liên quan

Tin khác

Cổ phiếu MSN có thể tăng gần 40% trong 18 tháng tới

Cổ phiếu MSN có thể tăng gần 40% trong 18 tháng tới

Chính sách tiếp tục giảm 2 điểm phần trăm thuế giá trị gia tăng (VAT) vừa được Quốc hội thông qua, áp dụng từ 01/7/2025 đến hết 31/12/2026, được kỳ vọng bơm thêm hàng trăm nghìn tỷ đồng sức mua vào nền kinh tế, qua đó tạo cú hích mạnh cho nhóm doanh nghiệp bán lẻ nội địa có độ phủ sâu rộng. Tập đoàn Masan (mã: MSN) với hệ sinh thái tiêu dùng từ WinCommerce (bán lẻ hiện đại) đến Masan Consumer và Masan MEATLife - nổi lên như “người được hưởng lợi lớn nhất” khi thuế thấp hơn chuyển trực tiếp thành giá hàng hóa cạnh tranh hơn và biên lợi nhuận cao hơn.
Vốn mỏng không còn là rào cản: Vinhomes Golden City mở lối đầu tư thông minh tại Hải Phòng

Vốn mỏng không còn là rào cản: Vinhomes Golden City mở lối đầu tư thông minh tại Hải Phòng

Giữa làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng và quy hoạch tại Hải Phòng, Dương Kinh nổi bật như một điểm đến mới của dòng tiền bất động sản. Đặc biệt, sự hiện diện của đại đô thị Vinhomes Golden City với chính sách giãn xây độc đáo và loạt ưu đãi “bỏng tay” đã mở toang cánh cửa đầu tư cho cả những người trẻ vốn mỏng nhưng tầm nhìn dài hạn.
Chỉ từ 1,2 tỷ đồng sở hữu shophouse 5 tầng “sáng đèn” mỗi đêm tại thành phố cửa khẩu

Chỉ từ 1,2 tỷ đồng sở hữu shophouse 5 tầng “sáng đèn” mỗi đêm tại thành phố cửa khẩu

Giữa vùng biên sôi động bậc nhất miền Bắc, một “phố hội biên giới” mới đang hình thành tại Asia Vibe (Vinhomes Golden Avenue, TP Móng Cái). Với hệ tiện ích đẳng cấp đã vận hành, dòng khách xuyên biên giới sầm uất, pháp lý sở hữu lâu dài và chi phí sở hữu chỉ từ 1,2 tỷ đồng, phân khu này đang thu hút nhà đầu tư nhạy bén đón đầu chu kỳ tăng giá tại đô thị cửa khẩu chiến lược.
Chứng khoán Mỹ: S&P 500 và Nasdaq giảm điểm khi nhà đầu tư lo ngại căng thẳng Trung Đông

Chứng khoán Mỹ: S&P 500 và Nasdaq giảm điểm khi nhà đầu tư lo ngại căng thẳng Trung Đông

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq chốt phiên giảm vào thứ Sáu (giờ Mỹ), khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước căng thẳng giữa Iran và Israel, đồng thời Mỹ đang cân nhắc khả năng can thiệp vào cuộc chiến này.
BAC A BANK thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (Kỳ 3)

BAC A BANK thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (Kỳ 3)

Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số 148/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 12/06/2025.
Chứng khoán tuần 16-20/6: VN-Index vươn mình tăng tốc

Chứng khoán tuần 16-20/6: VN-Index vươn mình tăng tốc

Tuần giao dịch 16-20/6 ghi nhận sắc xanh trở lại trên bảng điện khi chỉ số VN-Index bứt phá 33,86 điểm, tương đương 2,57 %, khép tuần tại 1.349,35 điểm. Diễn biến này không chỉ đảo ngược nhịp điều chỉnh trước đó, mà còn củng cố tâm lý nhà đầu tư về khả năng thị trường duy trì xu hướng đi lên trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và thanh khoản sụt giảm vẫn hiện hữu.
“Cú hích” lớn cho thị trường bất động sản

“Cú hích” lớn cho thị trường bất động sản

TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương sẽ sáp nhập thành một “siêu đô thị” trực thuộc Trung ương, mang đến những kỳ vọng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là thị trường bất động sản khu vực phía Nam.
Cơ hội tốt chưa từng có trên thị trường bất động sản: Chỉ từ 4,79 tỷ đồng sở hữu nhà phố Vinhomes

Cơ hội tốt chưa từng có trên thị trường bất động sản: Chỉ từ 4,79 tỷ đồng sở hữu nhà phố Vinhomes

Thị trường bất động sản phía Nam đang sôi sục với cú hích chưa từng có khi Vinhomes Green City vừa tung combo chính sách ưu đãi, đưa giá thấp tầng Vinhomes chỉ còn từ 4,79 tỷ đồng - mức tốt nhất lịch sử.
VN-Index giảm nhẹ sau nhịp tăng nóng

VN-Index giảm nhẹ sau nhịp tăng nóng

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong phiên giao dịch ngày 20/6, phản ánh rõ tâm lý giằng co và thận trọng của giới đầu tư. Chốt phiên, VN-Index giảm nhẹ 2,69 điểm xuống còn 1.349,35 điểm, trong bối cảnh áp lực bán tăng mạnh tại nhóm vốn hóa lớn và hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF.
Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội dành nhiều câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch thành lập trung tâm tài chính quốc tế và chiến lược tái cơ cấu kinh tế. Phó Thủ tướng đã trình bày lộ trình cụ thể để đưa Việt Nam cạnh tranh toàn cầu, khẳng định các ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cử tri.