RCEP: Thúc đẩy thương mại, thu hút FDI và tạo ra "cú hích" năng suất

17:41 | 08/09/2022 Quốc tế
aa
Từ những tắc nghẽn kéo dài trong chuỗi cung ứng cho đến việc nền kinh tế toàn cầu đi xuống, thương mại đang gặp khó trên khắp châu Á. Tuy nhiên, điểm tích cực dài hạn chính là thương mại khu vực đang khởi sắc, trong đó phần lớn là nhờ hiệp định RCEP.

Không chỉ thúc đẩy thương mại, RCEP cũng giúp tạo ra một cú hích năng suất và thúc đẩy nhiều dòng vốn FDI hơn, qua đó có thể giúp tăng thu nhập thực tế thêm 5% dự kiến vào năm 2035 ở các nền kinh tế như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia, theo báo cáo “Thực thi RCEP: Nhìn lại quá trình thực thi trong bối cảnh thách thức thương mại” mà HSBC vừa công bố.

Tám tháng hiệu lực và những kết quả bước đầu

“Đã hơn tám tháng kể từ khi bắt đầu thực thi thỏa thuận thương mại RCEP, chúng tôi nhận thấy các thị trường châu Á đang xây dựng quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc hơn”, báo cáo này nhận định.

Kể từ khi có hiệu lực vào đầu năm nay, một số quốc gia đã tận dụng hiệp định này để tăng cường quan hệ thương mại trong khu vực. Ví dụ, Malaysia đang làm việc với tỉnh Trùng Khánh của Trung Quốc để xem xét khởi động các dự án đầu tư liên quan đến xe điện (EV).

Một số doanh nghiệp ở các nền kinh tế thành viên đã nhanh chóng tận dụng lợi thế của hiệp định này. Ví dụ, theo Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCPIT), có 43.600 giấy chứng nhận xuất xứ RCEP được cấp từ tháng 1 đến tháng 5/2022, trị giá đến 2,08 tỷ USD. Việc áp dụng các ưu đãi thương mại RCEP sẽ gia tăng nếu thỏa thuận tiếp tục được thực thi và tự do hóa thương mại được thực hiện nhiều hơn nữa.

Ngoài việc tận dụng các ưu đãi thuế quan, còn có những lợi ích khác. Như đối với Nhật Bản, việc tham gia RCEP mang ý nghĩa đây là lần đầu tiên nước này tham gia một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Nhờ RCEP, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Guangxi Auto đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận với công ty khởi nghiệp xe điện ASF của Nhật Bản, sản xuất một dòng xe điện thương mại nhỏ ở Trung Quốc để bán tại Nhật Bản.

Một tuyến đường biển cao tốc giữa Thanh Đảo của Trung Quốc và Osaka của Nhật Bản cũng được khánh thành vào tháng 6/2022, sau khi Thanh Đảo và Dongchen Line Co ký kết một thỏa thuận hợp tác chiến lược khi RCEP có hiệu lực. Trên tuyến đường này, tàu thuyền có thể lên hàng trực tiếp với thiết bị chất hàng (ví dụ: xe tải) và hàng hóa, với hải trình cắt giảm từ hai đến ba ngày xuống chỉ còn 36 giờ (theo Global Times, 26/6/2022).

Diễn biến tiếp theo: Tiếp tục thực thi và mở rộng

Dù phạm vi của RCEP không rộng lớn như hiệp định CPTPP nhưng RCEP có độ bao phủ phù hợp với các quy tắc và thủ tục giao thương, loại bỏ thuế quan đối với hơn 90% hàng hóa. Đặc biệt, với số lượng lớn các quốc gia tham gia, các quy tắc xuất xứ hàng hóa mở rộng của RCEP cho phép các doanh nghiệp địa phương có thể hưởng lợi từ việc xuất khẩu miễn thuế trong khối, miễn là một số nguyên vật liệu đầu vào của họ (thường khoảng 40%) có nguồn gốc từ các thành viên RCEP khác.

Điều quan trọng là tại thời điểm lạm phát tăng nhanh như hiện nay, các ưu đãi thuế quan sẽ giúp các nhà sản xuất tại các thị trường RCEP có được nguồn cung đầu vào với chi phí thấp hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ. Do đó, hiệp định cũng sẽ là chìa khóa để thúc đẩy dòng vốn FDI vào khu vực, cho dù từ các nền kinh tế thành viên hay từ bên ngoài.

RCEP hiện có sự tham gia của 15 nền kinh tế thành viên và sắp tới sẽ có thêm nhiều thành viên mới. Các nền kinh tế khác sẽ có thể tham gia từ ngày 1/7/2023. Ví dụ, Hồng Kông đã nộp đơn gia nhập, vì khoảng 70% thương mại của Hồng Kông đang diễn ra với các thành viên RCEP. Thành công tham gia vào hiệp định này là lẽ đương nhiên với nền kinh tế này, do độ mở đối với thương mại quốc tế và trên thực tế là Hồng Kông đã có các thỏa thuận thương mại với 13 thành viên RCEP (10 nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc đại lục, Australia và New Zealand).

Việc tham gia hiệp định có thể giúp tăng cường vai trò của Hồng Kông như một trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp vì các thành viên sẽ mở cửa hoàn toàn với ít nhất 65% lĩnh vực dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó có thể mang lại cơ hội mới cho lĩnh vực logistic của Hồng Kông (ví dụ như cơ hội từ việc tham gia vào nhiều dòng chảy thương mại nội khối hơn), và cho phép các doanh nghiệp nằm trong Khu vực Vịnh Lớn (Greater Bay Area - GBA) sử dụng Hồng Kông làm bệ phóng để vươn ra toàn cầu và thâm nhập vào các thị trường mới.

Những thành viên tiềm năng khác có thể tham gia RCEP trong tương lai như Sri Lanka, Bangladesh… Như Ủy ban Thương mại và Thuế quan Bangladesh hiện đã tiến hành phân tích sơ bộ về những lợi ích có thể đạt được từ việc tham gia vào hiệp định và phí tổn nếu đứng ngoài hiệp định này.

Lợi ích trực tiếp lớn nhất mà các nền kinh tế tham gia vào RCEP có được chính là các ưu đãi thuế quan. Theo hiệp định, thuế quan áp đặt trên hơn 90% các loại hàng hóa sẽ được loại bỏ, dù điều này sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn trong vòng 20 năm (các lĩnh vực nhạy cảm và chiến lược sẽ được miễn trừ). Loại bỏ thuế quan trên diện rộng sẽ khuyến khích đầu tư, các điều khoản về sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử trong khối.

Một số thị trường sẽ có xuất khẩu nhảy vọt

Các dự đoán cho thấy, một số thị trường như Nhật Bản hay Hàn Quốc sẽ đạt được bước nhảy vọt lớn nhất về mặt xuất khẩu vào năm 2030. Điều này chủ yếu là vì đây là lần đầu tiên Nhật tham gia vào một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Xuất khẩu được miễn thuế của Nhật tới Trung Quốc và từ Trung Quốc sang Nhật, từ mức 25% và 57% lần lượt sẽ có khả năng tăng lên 86% và 88% vào ngày đầu tiên RCEP có hiệu lực (theo Global Times, 24/2/2022).

Hơn nữa, RCEP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên có cả Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc tham gia. Đây là ba trong số những nền kinh tế kỹ thuật tiên tiến ở Đông Á. Điều thú vị là ADB dự báo rằng, thị phần xuất khẩu toàn cầu tại Đông Á sẽ giảm trong thập niên tiếp theo, khi các công ty chuyển hướng các cơ sở sản xuất của mình sang những thị trường đang phát triển. Tuy nhiên, bằng cách kết nối các nhà sản xuất chặt chẽ hơn với chuỗi cung ứng khu vực, điều này cuối cùng sẽ củng cố cơ sở sản xuất còn lại của họ, cho phép tận dụng nguồn cung ứng các vật liệu có giá cả cạnh tranh hơn.

Tác động đối với xuất khẩu của các thành viên ASEAN trước và sau khi ký kết hiệp định có thể không nổi bật như các thị trường phát triển. Các hiệp định thương mại tự do của ASEAN đã có từ trước với những thành viên RCEP cũng đã xóa bỏ thuế quan áp đặt trên 86% đến 90% hàng hóa. Ngoài ra, theo ADB, nói chung, các nước RCEP sẽ đóng góp đến 30% sản lượng xuất khẩu toàn cầu vào năm 2030.

RCEP sẽ khiến thu nhập thực tế thay đổi ra sao?

Theo các chuyên gia của HSBC, điều quan trọng là RCEP không chỉ giúp thúc đẩy xuất khẩu, mà còn có những ảnh hưởng tích cực gián tiếp khác đến thu nhập của một quốc gia, nhờ vào chiều sâu của hiệp định.

Bởi, RCEP mở ra nhiều cơ hội đầu tư trong khối và cũng có thể thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ các công ty có trụ sở bên ngoài khu vực muốn tận dụng hiệp định này. Như với ASEAN, RCEP vượt xa các hiệp định thương mại tự do ASEAN hiện nay về mặt cơ hội đầu tư. Trước khi có hiệp định này, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật đã là những nhà đầu tư hàng đầu tại một số nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, mở rộng các thị trường ASEAN hơn nữa sẽ thu hút thêm đầu tư vào công nghệ sản xuất mới, giúp thúc đẩy năng suất lao động hơn. Hơn nữa, các thành viên đã cam kết xem xét việc áp dụng điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư – nhà nước trong thời gian 5 năm. Theo Petri và Plummer (2018), xét về mọi mặt, tự do hóa FDI có thể giúp thu nhập thực tế của tất cả các nước thành viên RCEP tăng đến 0,53%.

Gia tăng thương mại và dòng vốn FDI do vậy cũng sẽ nâng cao năng suất hơn. Chi phí nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào sẽ giảm, nhờ thế sẽ đẩy mạnh sản xuất địa phương. Do đó, kỳ vọng sẽ có sự thay đổi trong tính cạnh tranh giữa các lĩnh vực khác nhau. Một cách tự nhiên, nguồn lực và vốn sẽ được dùng cho ngành có tính cạnh tranh cao nhất.

rcep thuc day thuong mai thu hut fdi va tao ra cu hich nang suat
Ảnh hưởng của cú hích năng suất đối với thương mại của từng nền kinh tế, % thay đổi vào năm 2035 so với kịch bản bình thường

Thêm nữa, việc dỡ bỏ các rào cản với đầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy sự phân bổ nguồn lực và công nghệ tốt hơn. Kết quả là điều này sẽ tạo nên một “cú hích” năng suất ở nhiều lĩnh vực, trong khi đẩy mạnh sự chuyển dịch nguồn lực khỏi những ngành không còn tính cạnh tranh nữa.

Tất nhiên, lợi ích không được phân chia đồng đều giữa các thành viên và lĩnh vực. Vài thị trường, như Việt Nam và Malaysia, sẽ có khả năng đạt được mức tăng thu nhập thực tế lên đến gần 5% vào năm 2035 nhờ cú hích năng suất. Những quốc gia phát triển như Nhật Bản sẽ có mức tăng năng suất thấp hơn, nhưng vẫn được hưởng lợi nhờ tăng cường tích hợp chuỗi cung ứng và hỗ trợ khả năng cạnh tranh của các công ty địa phương.

“RCEP sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong khu vực. Thị phần thương mại của các thành viên RCEP đã tăng trong nhiều năm qua. Chúng tôi kỳ vọng sự gia nhập của Hồng Kông sẽ thúc đẩy hơn nữa thu nhập thực tế tại các nền kinh tế châu Á. Tổng hợp GDP thực tế của các nền kinh tế đã tham gia hiệp định, dự kiến vào năm 2030, không tính đến cú hích năng suất tiềm năng do RCEP tạo nên, chúng tôi kỳ vọng tỷ trọng GDP toàn cầu của các thị trường thành viên RCEP sẽ đạt 32,9%, tăng từ mức 31,7% của năm 2021”, báo cáo dự báo.

Lê Đỗ
Nguồn:

Các tin khác

Kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, nhưng sẽ gập ghềnh

Kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, nhưng sẽ gập ghềnh

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 2,3% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, tăng tốc từ mức 2,1% của tháng 9, theo dữ liệu của Bộ Thương mại công bố hôm thứ Tư. Tính theo tháng, giá cả tăng 0,2%, tương đương mức tăng của tháng 9.
Thị trường hàng hóa: Năng lượng trải qua tuần "đỏ lửa", cà phê lập kỷ lục mới

Thị trường hàng hóa: Năng lượng trải qua tuần "đỏ lửa", cà phê lập kỷ lục mới

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối trái chiều trong tuần giao dịch vừa qua (25/11 - 1/12).
Việc BOJ từ bỏ chính sách lãi suất thấp có thể gia tăng áp lực lên nợ công của Nhật Bản

Việc BOJ từ bỏ chính sách lãi suất thấp có thể gia tăng áp lực lên nợ công của Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang rút lui khỏi chính sách kích thích kinh tế kéo dài cả thập kỷ, điều này buộc chính phủ phải cân nhắc lại cách tài trợ cho các gói chi tiêu lớn bằng nguồn nợ bổ sung. Thách thức càng lớn hơn khi phải đối mặt với áp lực chính trị về việc duy trì các ưu đãi thuế lâu dài.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu trầm lắng trong ngày nghỉ Lễ Tạ ơn

Thị trường hàng hóa nguyên liệu trầm lắng trong ngày nghỉ Lễ Tạ ơn

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khá trầm lắng do phần lớn các mặt hàng tạm ngừng giao dịch trong ngày Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn.
Hàn Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất khi rủi ro thương mại gia tăng

Hàn Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất khi rủi ro thương mại gia tăng

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã khiến các nhà đầu tư bất ngờ khi cắt giảm lãi suất cơ bản vào thứ Năm, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng, một động thái tiếp theo sau khi chuyển hướng chính sách vào tháng trước.
Thị trường hàng hóa: Dầu thô trầm lắng, cà phê Robusta xác lập đỉnh giá chưa từng có

Thị trường hàng hóa: Dầu thô trầm lắng, cà phê Robusta xác lập đỉnh giá chưa từng có

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua (27/11).
Ảnh hưởng từ việc lựa chọn Bộ trưởng Tài chính Mỹ đối với thị trường

Ảnh hưởng từ việc lựa chọn Bộ trưởng Tài chính Mỹ đối với thị trường

Thị trường tài chính hôm thứ Hai đã đón nhận tích cực trước thông tin Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Scott Bessent, một nhà quản lý quỹ đầu tư, làm Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Các đồng tiền chính trên toàn cầu tăng giá với kỳ vọng ông Bessent có thể làm giảm tác động từ những quan điểm kinh tế cực đoan của ông Trump.
New Zealand cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản

New Zealand cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản

Ngân hàng trung ương New Zealand (RBNZ) đã cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong bốn tháng và báo hiệu sẽ nới lỏng chính sách đáng kể hơn nữa...
Thị trường hàng hóa: Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm, ngô nối dài chuỗi suy yếu

Thị trường hàng hóa: Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm, ngô nối dài chuỗi suy yếu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày 26/11. Tuy nhiên, lực mua vẫn chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,23% lên 2.188 điểm.
Báo cáo của Citi: Việt Nam và Ấn Độ hưởng lợi nhiều nhất từ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Báo cáo của Citi: Việt Nam và Ấn Độ hưởng lợi nhiều nhất từ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Các chuỗi cung ứng sản xuất đang được tái định hình trên quy mô toàn cầu. Động lực chính là nhu cầu gia tăng khả năng chống chịu trước các cú sốc bằng việc giảm thiểu rủi ro tập trung sản xuất tại một quốc gia duy nhất.
Lạm phát giá dịch vụ tại Nhật Bản ổn định, BoJ có thể cân nhắc tăng lãi suất

Lạm phát giá dịch vụ tại Nhật Bản ổn định, BoJ có thể cân nhắc tăng lãi suất

Một chỉ số hàng đầu về lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ tại Nhật Bản duy trì ổn định gần mức 3% trong tháng 10, củng cố quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) rằng việc tăng lương đang thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chuyển chi phí lao động cao hơn vào giá bán.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày 25/11.
Đàm phán để thúc đẩy quan hệ kinh tế

Đàm phán để thúc đẩy quan hệ kinh tế

Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen vào thứ Sáu tuần trước cho biết, Trung Quốc sẵn sàng tiến hành đối thoại tích cực với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế - thương mại song phương.
Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại 2.0

Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại 2.0

Giới phân tích cho rằng, với hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức điều hành của Tổng thống Mỹ đắc cử, Trung Quốc hiện được “trang bị” tốt hơn để đối phó với khả năng ông Donald Trump thực hiện lời hứa áp thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Thị trường hàng hóa: Năng lượng và nguyên liệu công nghiệp thu hút dòng tiền

Thị trường hàng hóa: Năng lượng và nguyên liệu công nghiệp thu hút dòng tiền

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần qua (18 - 24/11).
Xem thêm
Đề xuất TCTD được cho vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua bán giấy tờ có giá thông qua phương tiện điện tử

Đề xuất TCTD được cho vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua bán giấy tờ có giá thông qua phương tiện điện tử

NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định về hoạt động cho vay, vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Với đa số đại biểu tán thành, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) được thông qua, kỳ vọng sẽ trở thành công cụ pháp lý quan trọng, thúc đẩy công tác phòng cháy, chữa cháy hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tiếp tục ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Tiếp tục ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay

Ngày 27/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
thong doc nhnn nguyen thi hong lam viec voi cuc cong nghe thong tin

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng làm việc với Cục Công nghệ thông tin

Ngày 2/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng với Cục Công nghệ thông tin - NHNN. Tham dự buổi làm việc còn có Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN và toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục Công nghệ thông tin.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 2511 1122024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 25/11-1/12/2024

Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024; NHNN ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay; Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia Chea Serey đã đồng chủ trì Hội đàm song phương giữa hai ngân hàng trung ương; Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)…
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
Ngành Ngân hàng Khánh Hòa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Ngành Ngân hàng Khánh Hòa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Thời gian qua, ngành Ngân hàng Khánh Hòa đã có những đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hội nghị Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Hội nghị Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân.
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đã cho 172.612 lượt khách hàng vay với số tiền là 630.385 tỷ đồng, tăng 7,55% so với số tiền đăng ký gói tín dụng từ đầu năm và bằng 99% so với số tiền thực hiện năm 2023 (tính đến ngày 11/11).
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S là lựa chọn lý tưởng cho khách hàng yêu thích sự hiện đại và tiện lợi khi sở hữu loạt công nghệ đẳng cấp cùng chính sách hậu mãi, ưu đãi hấp dẫn.
Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP. Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
SHB tăng tốc số hóa, liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng doanh nghiệp

SHB tăng tốc số hóa, liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng doanh nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên tục cập nhật những tính năng mới đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao khả năng quản trị của khách hàng doanh nghiệp, nền tảng ngân hàng số SHB Corporate Mobile và SHB Coporate Online đang là lựa chọn của hàng chục nghìn doanh nghiệp trong quản trị tài chính, dòng tiền, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh.
Public Bank Vietnam triển khai giải pháp Ngân hàng lõi Oracle FLEXCUBE trên nền tảng ExaC@C

Public Bank Vietnam triển khai giải pháp Ngân hàng lõi Oracle FLEXCUBE trên nền tảng ExaC@C

Ngày 2/12, tại Hà Nội, Public Bank Vietnam và Tập đoàn Oracle đã ký kết chính thức khởi động dự án triển khai giải pháp Ngân hàng lõi (Core Banking) FLEXCUBE của Oracle.
Gia tăng hàng rào bảo vệ khách hàng

Gia tăng hàng rào bảo vệ khách hàng

Với tốc độ chuyển đổi số đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hiện nay hơn 87% người trưởng thành ở Việt Nam đã có tài khoản tại ngân hàng và nhiều nhà băng có tỷ lệ giao dịch trên kênh số trên 95%.
MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

MB và KiotViet đã hợp tác cung cấp gói giải pháp toàn diện giúp các chủ hộ kinh doanh giải quyết nỗi lo về vốn và vận hành trong giai đoạn cuối năm 2024, đầu năm 2025.
Triển khai CMS toàn diện trên công nghệ đám mây bằng giải pháp của Visa

Triển khai CMS toàn diện trên công nghệ đám mây bằng giải pháp của Visa

Visa (NYSE: V) là công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới hiện đang thực hiện xử lý giao dịch thanh toán giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cơ quan chính phủ tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sứ mệnh của Visa là kết nối thế giới thông qua mạng lưới thanh toán sáng tạo, an toàn và đáng tin cậy, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Visa tin rằng mọi nền kinh tế đều cần có sự tham gia của tất cả mọi người từ mọi nơi trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân dù đến từ bất cứ nơi đâu, cũng như công nhận rằng khả năng tiếp cận tài chính là nền tảng vững chắc cho tương lai của sự lưu chuyển tiền tệ.
Góp phần hiện thức hóa giấc mơ an cư

Góp phần hiện thức hóa giấc mơ an cư

Với sản phẩm dịch vụ sáng tạo và giải pháp vượt trội dành cho khách hàng cá nhân, BIDV đã được tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam”. BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam 5 lần được The Asian Banker vinh danh ở hạng mục giải thưởng này.
“Rinh” ngay quà “đỉnh” tới 500.000 đồng khi mở tài khoản IVB Mobile Banking

“Rinh” ngay quà “đỉnh” tới 500.000 đồng khi mở tài khoản IVB Mobile Banking

Loạt voucher giảm giá taxi, tàu – xe, vé xem phim, vé máy bay, mua sắm trực tuyến tới 500.000 đồng là những ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng trong dịp sinh nhật IVB từ nay đến 29/12.
MoMo hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học đảm bảo giao dịch thông suốt và an toàn

MoMo hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học đảm bảo giao dịch thông suốt và an toàn

Các giải pháp của MoMo đơn giản hóa quá trình xác thực, tuân thủ Thông tư 40 của Ngân hàng Nhà nước.
Phiên bản di động