Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chinh phục lại vùng 2.300 điểm
Thị trường hàng hóa: Giá diễn biến giằng co Thị trường hàng hóa: Năng lượng ngập sắc xanh, giá cà phê hạ nhiệt |
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô thế giới đồng loạt tăng mạnh sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ mạnh tay hơn với hai trong số những nguồn cung dầu lớn trên thế giới là Nga và Iran. Ở chiều ngược lại, triển vọng tiêu thụ suy yếu gây sức ép lên hầu hết giá các mặt hàng kim loại. Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng gần 0,4% lên mức 2.307 điểm
![]() |
Chỉ số MXV-Index chinh phục lại vùng 2.300 điểm |
Giá dầu tăng vọt sau tuyên bố của ông Trump
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, sắc xanh bao phủ toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng. Trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt tăng mạnh sau những tuyên bố mới đây của Tổng thống Donald Trump nhắm vào Nga và Iran.
Đóng cửa, cả hai mặt hàng dầu đều ở mốc cao nhất kể từ đầu tháng 3. Trong đó, giá dầu Brent tăng 1,51% lên 74,74 USD/thùng; giá dầu WTI tăng 3,06% lên 71,48 USD/thùng. Đây là mức tăng mạnh nhất của giá dầu WTI kể từ đầu năm nay.
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra hai tuyên bố quan trọng nhắm vào Nga và Iran, hai trong số các nguồn cung dầu lớn nhất thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn với NBC News, ông Trump bày tỏ không hài lòng với những chỉ trích của ông Putin nhắm vào Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và cảnh báo có thể áp thuế suất thứ cấp từ 25% đến 50% lên các quốc gia nhập khẩu dầu từ quốc gia này. Động thái này nhằm gây sức ép nếu Moscow bị cho là cản trở nỗ lực của Washington trong việc chấm dứt xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định mối quan hệ "tốt đẹp" giữa hai nhà lãnh đạo và lạc quan về tiến trình hòa bình tại Ukraine, điều phía Điện Kremlin cũng đồng tình.
Về phía Iran, ông Trump tiếp tục nhấn mạnh lập trường cứng rắn, cảnh báo các biện pháp mạnh tay hơn nếu hai nước không đi đến được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran. Thậm chí, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ sử dụng vũ lực - điều có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông vốn đang bất ổn với các điểm nóng như dải Gaza và Yemen.
Trước đó, Nhà Trắng cũng đã công bố về loạt biện pháp trừng phạt mới nhất nhắm vào Iran, trong đó bao gồm một vài thực thể từ Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của mặt hàng dầu thô từ Iran. Điều này khiến thị trường lo ngại về khả năng thu hẹp chênh lệch cung - cầu đáng kể do các nhà nhập khẩu dầu từ Trung Quốc sẽ phải tìm kiếm nguồn cung khác.
Trung Quốc cũng là khách hàng lớn nhất của dầu thô từ Venezuela và họ cùng nhiều khách hàng khác tiếp tục phải tìm kiếm nguồn cung thay thế sau các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào mặt hàng này.
Vào ngày 29/3, chính phủ Mỹ đã gửi thông báo cho các đối tác nước ngoài liên doanh với công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA về việc hủy cấp phép xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm liên quan từ Venezuela. Trong số các công ty nhận được thông báo này bao gồm Repsol từ Tây Ban Nha, Eni từ Italia, Maurel & Prom từ Pháp, Reliance Industries từ Ấn Độ và Global Oil Terminals từ Mỹ.
Bên cạnh đó, hai yếu tố khác cũng đẩy giá dầu lên mức cao kỷ lục trong thời gian gần đây là sự gia tăng nhu cầu tại Trung Quốc và sự sụt giảm sản lượng dầu thô tại Mỹ. Theo báo cáo ngày 30/3 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô tại nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, chỉ số PMI ngành sản xuất của Trung Quốc vượt kỳ vọng, cho thấy nhu cầu năng lượng tại quốc gia này đang phục hồi mạnh mẽ.
Giá đồng lao dốc trước lo ngại dư cung
Theo MXV, lực bán chiếm ưu thế trên thị trường kim loại trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Ngoại trừ giá bạch kim bật tăng, hầu hết các mặt hàng kim loại cơ bản còn lại suy yếu do triển vọng nhu cầu tiêu thụ kém khả quan.
Chốt phiên giao dịch ngày 31/3, giá bạc quay đầu giảm nhẹ 0,58% xuống còn 34,61 USD/oz, tuy nhiên vẫn cao hơn 17% so với hồi đầu năm. Trong khi đó, giá bạch kim lại bật tăng 3,27% lên mức 1.009 USD/oz, tăng 11% so với đầu tháng 1.
Bạch kim là một trong những kim loại thiết yếu trong ngành công nghiệp ô tô. Cho nên, thị trường đang nhiều hoang mang trước thời điểm Mỹ dự kiến công bố chính sách thuế đối ứng vào ngày 2/4 và chính thức áp thuế 25% đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu từ ngày 3/4. Việc áp thuế quan này nhiều khả năng sẽ gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đồng thời đẩy giá xe và các linh kiện tăng đáng kể trong bối cảnh lạm phát vốn đã khiến ô tô đắt đỏ hơn.
Ngoài thuế quan ô tô sắp tới, trước đó ông Trump đã áp thuế quan bổ sung 25% với nhôm và thép nhập khẩu và dọa sẽ áp thêm với đồng. Đây là ba vật liệu quan trọng để sản xuất ô tô, do đó việc tăng thuế quan với các kim loại này cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất ô tô tại Mỹ.
Trên thị trường kim loại cơ bản, đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá đồng đánh mất 1,87% xuống còn 11.098 USD/tấn. Trong khi đó, quặng sắt cũng đảo chiều giảm 1,21%, lùi về mức 100,99 USD/tấn.
Giá đồng chịu áp lực lớn sau khi BNP Paribas cảnh báo giá có thể giảm xuống mức 8.500 USD/tấn vào cuối quý II do nhu cầu sụt giảm khi làn sóng đầu cơ tại Mỹ chấm dứt. Ngân hàng này cũng hạ dự báo tăng trưởng tiêu thụ đồng toàn cầu năm 2025 từ 3,1% xuống còn 2,3%, đồng thời nâng dự báo thặng dư nguồn cung lên 460.000 tấn.
Quặng sắt cũng chịu sức ép khi nhu cầu thép tại Trung Quốc giảm sút. Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết đầu tư vào ngành giao thông vận tải hai tháng đầu năm nay đã giảm 5,66% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đầu tư vào đường bộ giảm tới 7,2%. Tuy nhiên, đà giảm của nhóm kim loại cơ bản được hạn chế nhờ chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 3 đạt 50,5 điểm - mức cao nhất trong một năm qua, nhờ nhu cầu nội địa cải thiện và hoạt động xuất khẩu gia tăng trước lo ngại về thuế bổ sung từ Mỹ.
Các tin khác

Nhiều tổ chức tài chính nâng dự báo suy thoái kinh tế vì thuế quan

Ông Trump có đạt được mục tiêu phục hồi sản xuất bằng thuế quan?

Các nhà kinh tế băn khoăn về cách tính thuế quan của Mỹ

Fed sẽ cắt giảm lãi suất bao nhiêu trong năm nay?

Giá iPhone có thể tăng 40%

Đồng USD phục hồi trở lại sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Chủ tịch Fed: Còn quá sớm để biết phản ứng chính sách đúng đắn

Thuế quan không làm chệch hướng tăng lãi suất của NHTW Nhật

Thuế quan của ông Trump có làm thay đổi chính sách của ECB?

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất kể đầu tháng 3

Fed không nên vội điều chỉnh lãi suất do những rủi ro từ thuế quan

Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Thuế quan mới sẽ thúc đẩy các nước xem xét lại chính sách thương mại

Nhật Bản sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững

Sáng 3/4: Giá vàng thế giới tăng sau thông báo thuế quan mới của Mỹ

Thị trường hàng hóa: Có thể biến động mạnh trong phiên hôm nay
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo
3 tháng đầu năm lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
