Tận dụng cơ hội từ chu kỳ kinh tế để nắm giữ cổ phiếu tốt
Việt Nam sẽ vượt qua chu kỳ suy thoái
Việt Nam hiện mới đang bước vào giai đoạn phục hồi, trong khi các nước lại đang lo vấn đề suy thoái. Liệu Việt Nam sẽ phải trải qua giai đoạn tương tự như các nước trong thời gian tới hay không?
Theo ông Trần Thăng Long, Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BSC), định tính chu kỳ của nền kinh tế là một điều hiển nhiên. Chúng ta không thể lẩn tránh chu kỳ ấy, nhưng vấn đề là chúng ta có nhận thức rõ đang ở trong một chu kỳ như thế nào, để từ đó có những quyết sách phù hợp.
“Tôi nghĩ rằng với những điều kiện hiện tại thì Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ vượt qua chu kỳ suy giảm này tốt nhất. Bởi lẽ, ngoài vấn đề độ trễ về chính sách, tăng trưởng GDP hai quý đầu năm so với cùng kỳ năm trước đã là 6,4%. Thêm vào đó, thành phần của GDP Việt Nam thì tỷ lệ GDP đến từ dịch vụ và đến từ sản xuất công nghiệp và xây dựng khoảng 70%, cho thấy một mức độ bền vững cao hơn so với các giai đoạn trước đây", ông Long trao đổi trong Talk show Phố Tài chính trên VTV8.
Lưu ý thêm, ông Long dẫn chứng: Các yếu tố khác liên quan đến đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đến khối đầu tư FDI cũng đều khá khả quan so với khu vực chung cũng như so với thế giới. Lạm phát ở Việt Nam cũng ở mức độ rất vừa phải so với các quốc gia khác.
Một điểm cũng rất quan trọng là Việt Nam có cơ cấu dân số khá trẻ và năng động, đảm bảo cho quá trình tăng trưởng của tiêu dùng trong nước. Ngoại trừ thời gian dịch bệnh nổ ra thì tiêu dùng luôn luôn tăng trưởng ở mức trên 12-13%/năm. Đây là một động lực rất quan trọng để giúp cho Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt, kể cả trong trường hợp các quốc gia khác bắt đầu đi vào vùng suy thoái.
"Chúng tôi đánh giá rằng, năm 2022 có thể là một năm GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng rất mạnh và từ 2023 trở đi, kể cả khi suy thoái, tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn sẽ duy trì ở mức cao trên 5%, cao hơn rất là nhiều so với các quốc gia khác”, ông Long nhận định.
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, theo ước tính của BSC, kết quả kinh doanh năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết cũng tăng trưởng khá tốt với mức trung bình tăng trưởng lợi nhuận trên 20%, mức khá so với trung bình của nhiều năm cũng như so với các quốc gia khác trong khu vực.
“Chúng tôi thấy rằng, mặc dù từ “khủng hoảng” hay “suy thoái” đang được rất nhiều người đang nhắc tới, nhưng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra đều đặn và sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gần như vẫn không thay đổi. Các nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng, Việt Nam cũng là một điểm đến quan trọng của dòng vốn đầu tư của họ. Kể cả khi suy thoái nổ ra ở các quốc gia khác, Việt Nam chưa chắc đã rơi vào suy thoái và tin tưởng rằng kể cả khi nền kinh tế có trải qua một giai đoạn khó khăn thì Việt Nam sẽ rất nhanh chóng vượt qua”, ông Long chia sẻ thêm.
Nhà đầu tư nên làm gì vào lúc này
Đồng quan điểm, ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Cao cấp, Đại học Bristol (Anh) cho rằng Việt Nam cũng có các vấn đề tương tự như các nước, như chu kỳ kinh tế. Nhưng khó có thể nói rằng Việt Nam sẽ phải suy thoái như các nước. Đó là một câu chuyện khác bởi chúng ta có tăng trưởng kinh tế cao, có khó khăn hơn về xuất khẩu nhưng chúng ta vẫn có tăng trưởng xuất khẩu.
“Đừng quên là Trung Quốc trước đây có chính sách Zero Covid - một giai đoạn mà người dân siết chặt chi tiêu, nhưng khi mở lại thì người dân sẽ gia tăng chi tiêu lên và đó cũng là một tấm nệm về tiêu dùng. Vì những yếu tố này nên tôi nghĩ Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng dương và hiện nay chi tiêu rất thấp nên vẫn còn dư địa để giải quyết về mặt chính sách. Làm thế nào để chi tiêu công được tốt hơn, thúc đẩy về đầu tư hạ tầng... Những yếu tố đó vẫn có thể đẩy chúng ta qua khỏi giai đoạn khó khăn, không đi vào suy thoái”, ông Tuấn nhìn nhận. “Trong bối cảnh đó, chúng ta không thể đoán được một cách chắc chắn diễn biến của thị trường chứng khoán sẽ như thế nào... Câu chuyện hiện nay là lượng tiền mặt trên thị trường ở mức cao nhất trong lịch sử hơn 15 năm trở lại đây ở các quỹ đầu tư. Có nghĩa là có một lượng tiền rất lớn đang sẵn sàng đầu tư vào thị trường”.
Khuyến nghị hành động tiếp theo, ông Trần Thăng Long cho rằng nhà đầu tư nên hạn chế việc dự báo thị trường trong ngắn hạn, thay vào đó cần xác định rằng đây là một giai đoạn thị trường ở vùng sát đáy nhưng nó không dễ dàng xác định và có thể kéo dài thêm một thời gian.
“Thay vì cố gắng dự báo mức đáy thì chúng ta sẽ chia tiền ra thành nhiều phần khác nhau, giải ngân trước một phần để tránh tình trạng nếu thị trường có phục hồi trở lại sớm hơn bình thường lại không có sẵn sàng những cổ phiếu ở trong tài khoản, còn những phần giải ngân sau thì sẵn sàng giải ngân khi thị trường bắt đầu phục hồi trở lại. Giai đoạn này, những ngành thiên về phòng thủ, liên quan đến năng lượng, điện, hóa chất… là những ngành đang chiếm ưu thế và đang thu hút dòng tiền. Ngoài ra, bất cứ một đợt suy giảm nào bao giờ cũng sẽ có những đợt phục hồi đi kèm với nó, quy mô phục hồi tùy vào sức mạnh của thị trường. Nhưng nếu nhà đầu tư nào quan tâm đến yếu tố ngắn hạn thì có thể quan tâm vào những ngành nào suy giảm nhiều nhất trong giai đoạn trước đó”, ông Long khuyến nghị.
Ông Hồ Quốc Tuấn chia sẻ thêm, quá trình phân bổ vốn của các quỹ đầu tư hiện nay là đi vào phòng thủ trước, tức là vốn đang đổ vào các cổ phiếu giá trị (Value Stock), nó không có kỳ vọng tăng trưởng quá lớn nhưng có thể chi cổ tức tốt hoặc có mức định giá hợp lý.
"Trong giai đoạn phòng thủ ở Việt Nam, nhà đầu tư nên xem xét những cổ phiếu có xu thế tốt về mặt lợi nhuận. Ví dụ như xu thế chuyển đổi số, về cung cấp phần mềm, xuất khẩu phần mềm… Tiếp đến là những cổ phiếu về hàng tiêu dùng thiết yếu vì lợi nhuận của họ vẫn ổn định và chia cổ tức, trả cổ tức tốt", ông Tuấn gợi ý.
Các tin khác

Giải pháp nào để phát huy hiệu quả khi tham gia TTCK phái sinh?

Cổ phiếu vốn hóa lớn giảm mạnh, VN-Index mất 8,67 điểm

Tiếp đà hồi phục, VN-Index tăng thêm 7,37 điểm

Lực cầu yếu, VN-Index mất gần 8 điểm

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

Vì sao giới phân tích phố Wall xếp VFS vào danh sách mã cổ phiếu “nên mua”?

VN-Index tăng 7,12 điểm, chiến lược đầu tư tuần tới ra sao?

Thêm kênh thông tin hỗ trợ nhà đầu tư

Kênh đầu tư năm 2024: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất hơn 25 điểm

Triển vọng nào cho dòng vốn toàn cầu vào các quỹ cổ phiếu?

Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh

Cổ phiếu Bất động sản bật tăng cuối phiên giúp VN-Index có thêm 3,03 điểm

Cổ phiếu lớn tăng mạnh giúp VN-Index có thêm 12,77 điểm

Nền kinh tế phục hồi cuối năm giúp cải thiện thanh khoản

Ngành Ngân hàng hiến kế giải bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn

Năm 2024, quyết tâm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Diên hồng” tháo gỡ khó khăn về vốn
Công bố quyết định kiện toàn chức danh Bí thư Chi bộ NHNN chi nhánh Phú Yên
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Đến VietinBank gửi tiền cuối năm rinh lãi đủ đầy, đón Tết sum vầy

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh
