Tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP: "Vẫn đảm bảo chỉ tiêu cho phép"

14:26 | 10/08/2020 Góc nhìn
aa
Trước tác động của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ vừa có chủ trương xem xét việc tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế. Chủ trương trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nước ngoài, an toàn tài chính quốc gia như thế nào? Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã có những chia sẻ với báo chí về vấn đề này.
tang ty le no cong them tu 2 3 gdp van dam bao chi tieu cho phep
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính)

Xin ông cho biết tình hình nợ công hiện nay ra sao, có những biến động thế nào trong thời gian qua?

Tận dụng điều kiện vĩ mô thuận lợi trong những năm vừa qua, Bộ Tài chính đã quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị, của Quốc hội và Chính phủ.

Cùng với thành quả củng cố tình hình tài khóa thông qua cắt giảm bội chi, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và siết chặt việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, nhờ vậy, nợ công so với GDP giảm mạnh từ 63,7% năm 2016 xuống khoảng 55% cuối năm 2019. So với mức trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, thì áp lực gánh nặng nợ công rõ ràng đã giảm đi rất nhiều. Đây chính là dư địa tài khóa giúp nền kinh tế chống chọi được những cú sốc như đại dịch Covid-19 mà không gây ra bất ổn vĩ mô, tài chính – ngân sách và bền vững nợ công.

Đối với năm 2020, trên cơ sở kịch bản tăng trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính đã đưa ra các kịch bản đánh giá tác động đến cân đối ngân sách nhà nước và nợ công. Với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành, có tính đến phương án tiếp tục triển khai chính sách nới lỏng tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế, tùy vào kết tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chúng tôi dự kiến nợ công có thể lên khoảng 57-58% GDP cuối năm 2020.

Như vậy, trong bối cảnh vĩ mô nhiều thách thức như hiện nay, với việc bồi đắp hiệu quả dư địa tài khóa đã tích lũy trong những năm đầu giai đoạn đã đảm bảo các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2020 trong giới hạn an toàn được Quốc hội cho phép, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016.

Ông đánh giá như thế nào về áp lực của các khoản nợ đến hạn của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn tới?

Tuy gánh nặng nợ so với GDP đã giảm so với những năm đầu giai đoạn, xu hướng giảm nợ công một phần phản ánh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, rất chậm. Việc này một mặt hạn chế đóng góp cho tăng trưởng từ nguồn vốn vay, mặt khác ngân sách vẫn phải chịu chi phí cam kết đối với các khoản vay đã ký kết và chưa giải ngân. Mặt khác, áp lực trả nợ đang ngày càng lớn lên.

Đến nay, Việt Nam đã thành nước thu nhập trung bình, thoát ra khỏi đói nghèo. Đó là thành tựu của 30 năm đổi mới. Nhưng thách thức là Việt Nam cũng không còn được vay ưu đãi với lãi suất thấp, ngược lại sẽ phải vay thương mại với lãi suất cao hơn, kỳ hạn rút ngắn lại đáng kể so với thời kỳ trước, tiệm cận với điều kiện thị trường. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2019 ước khoảng gần 18%, cao hơn khá nhiều so với mức 15,8% cuối năm 2016.

Trong năm 2020, khả năng thu NSNN không đạt mục tiêu đặt ra sẽ gây áp lực lên chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN vốn đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tiến rất sát ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.

Đối với giai đoạn 2021-2025, Quốc hội chưa xem xét, phê duyệt mức trần cho chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó bao gồm các tài khóa, dựa trên GDP đã đánh giá lại đồng nghĩa với nhu cầu huy động vốn để bù đắp bội chi NSNN có thể tăng lên rất cao khi xét về giá trị tuyệt đối. Theo phân tích của Bộ Tài chính, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ sẽ tập trung cao vào những năm đầu và cuối giai đoạn, có những năm có thể vượt ngưỡng 25%, chủ yếu do các khoản TPCP trong nước phát hành trong giai đoạn trước đáo hạn trong những năm này.

Điều này một mặt dẫn đến tình trạng dư địa ngân sách cho các khoản chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên sẽ giảm mạnh; mặt khác việc thu xếp nguồn tiền để trả nợ là điều không thể xem nhẹ, nhất là khi nhiều năm nay, chúng ta vẫn phải vay nợ mới để trả nợ cũ.

Trước tác động của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ vừa có chủ trương có thể xem xét tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế. Xin ông cho biết chủ trương trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nước ngoài, an toàn tài chính quốc gia như thế nào?

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017, Chính phủ được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên; vay để chi trả nợ gốc đến hạn và vay nước ngoài về cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp. Việc điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội và bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 thuộc về thẩm quyền của Quốc hội. Trường hợp Quốc hội phê duyệt phương án tăng tỷ lệ bội chi, Chính phủ sẽ có nhiệm vụ huy động vốn vay bổ sung để đảm bảo cân đối ngân sách.

Theo kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, kế hoạch vay của Chính phủ năm 2020 là 501 nghìn tỷ đồng, gồm: vay trong nước 394 nghìn tỷ đồng và vay nước ngoài 107 tỷ đồng. Trường hợp tăng vay vốn thêm 2-3% GDP để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, hỗ trợ nền kinh tế ứng phó trước tác động của đại dịch Covid-19, theo tính toán của chúng tôi, khả năng các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép.

Tuy vậy, phương án vay bổ sung 2-3% GDP trong năm 2020, tương ứng với 180-240 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở GDP đánh giá lại), so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cũng sẽ là thách thức không nhỏ.

Một mặt, tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ đầu năm đến nay còn rất chậm, việc thực hiện 100% kế hoạch vốn trong năm đã được Quốc hội, Chính phủ giao đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Hiện còn trên 10 tỷ USD các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký kết, cần ưu tiên giải ngân ngay trong năm này cũng như giai đoạn tới theo đúng cam kết với các nhà tài trợ. Việc huy động vốn vay nước ngoài cho chương trình dự án mới đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài, có thể lên tới 2-3 năm do đòi hỏi nhiều thủ tục, trình tự phải triển khai trước khi có thể hoàn thành đàm phán, ký kết và giải ngân. Nếu huy động vốn vay nước ngoài để hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách có thể triển khai nhanh hơn, nhưng thông thường các khoản vay này có quy mô nhỏ và kèm theo ràng buộc chính sách.

Mặt khác, khả năng hấp thụ vốn của thị trường TPCP trong nước còn hạn chế. Việc thực hiện phát hành thêm khối lượng vốn lớn sẽ dẫn đến nguy cơ gây áp lực gia tăng chi phí vay vốn của Chính phủ, hoặc dẫn đến rủi ro tái cấp vốn trong những năm sau trong trường hợp Chính phủ phải phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu vay tăng cao.

Ngoài ra, qua nghiên cứu tình hình các nước cho thấy, việc bội chi, nợ công gia tăng mạnh trở lại, cũng như việc tham gia vào các sáng kiến giảm nợ của một số tổ chức quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực lên hệ số tín nhiệm của một số nước. Việc này gắn với hệ lụy một mặt làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, mặt khác còn làm tăng chi phí vay vốn của toàn bộ nền kinh tế. Như chúng tôi theo dõi, E-ti-ô-pia, Pakistan, Ca-mơ-run, Sê-nê-gan, Bờ biển Ngà gần đây đều bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ bậc/đưa vào diện xem xét hạ bậc khi bày tỏ nguyện vọng tham gia vào Sáng kiến Giảm nợ của G20.

Như vậy, bài học rút ra cho thấy việc huy động các nguồn vay mới, bao gồm cả các khoản hỗ trợ Covid-19, cần được thẩm định, lựa chọn kỹ về tính hiệu quả, so sánh chi phí-lợi ích để đảm bảo khả năng trả nợ trong trung, dài hạn trước khi quyết định vay. Trường hợp Quốc hội phê duyệt điều chỉnh tăng tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2020, cần tính đến việc huy động từ các quỹ dự trữ tài chính trong nước, từ ngân quỹ nhà nước, cũng có thể phải tính đến phương án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế. Đồng thời, cũng cần đa dạng hóa các nguồn lực khác như tranh thủ nguồn viện trợ, đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm áp lực lên nợ công.

Thưa ông, việc xem xét nâng trần nợ công trong giai đoạn tới sẽ được thực hiện như thế nào?

Như tôi vừa trình bày, mức trần nợ công được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020 là 65% GDP. Thẩm quyền quyết định, điều chỉnh trần nợ công cho từng giai đoạn 5 năm thuộc về Quốc hội.

Tính đến hết năm 2019, nợ công ở mức khoảng 55,0% GDP. Đối với năm 2020, với việc tăng trưởng kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch, nợ công có thể tăng lên mức 57-58% GDP, tuy nhiên vẫn còn dư địa rất lớn trước khi phải tính đến phương án nâng trần nợ công.

Trong bối cảnh quốc tế cũng như trong nước còn nhiều thách thức, một điểm sáng từ đầu năm đến nay có thể kể đến việc hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được cả 3 tổ chức xếp hạng tiếp tục giữ nguyên. Trong khi đó, trong 7 tháng đầu năm 2020, có đến 40 quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã bị hạ bậc tín nhiệm, 104 đợt hạ triển vọng tín nhiệm quốc gia bởi 3 tổ chức đánh giá S&P, Moody’s và Fitch, chủ yếu do các gói hỗ trợ tài khóa phòng chống đại địch dẫn đến gánh nặng nợ công gia tăng mạnh tại các nước này.

Để đạt được kết quả giữ nguyên hệ số tín nhiệm của Việt Nam, trước hết phải kể đến thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế hiệu quả đại dịch Covid-19 trong nước, qua đó khẳng định tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hậu đại dịch. Bên cạnh đó, phải kể đến đóng góp hết sức quan trọng của thành quả củng cố tình hình tài chính – ngân sách kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cắt giảm mạnh bội chi và tỷ lệ nợ công, tạo dư địa dự phòng chính sách để ứng phó với rủi ro vĩ mô như chúng ta đang đối mặt trong năm 2020.

Đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội sẽ xem xét, phê duyệt vào năm 2021. Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 07-NQ/TW là cần cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công phải đảm bảo hiệu quả, bền vững, “chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ”; giảm dần tỷ lệ nợ công đến năm 2030 không quá 60% GDP (trên cơ sở chưa điều chỉnh), tiến tới giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ công so với GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước.

Như vậy, việc tính toán, đề xuất trần nợ công để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt trong giai đoạn sẽ được cân nhắc kỹ để đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bền vững nợ. Một mặt phù hợp với khả năng vay vốn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, mặt khác phù hợp với khả năng trả nợ của ngân sách, không làm ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng như hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguồn: mof.gov.vn

Các tin khác

Cần thêm cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

Cần thêm cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

Các tổ chức tín dụng đối mặt nhiều khó khăn để đẩy mạnh tín dụng xanh
NIM ngân hàng sẽ cải thiện, nhưng có phân hóa

NIM ngân hàng sẽ cải thiện, nhưng có phân hóa

Hiện, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ hiện đại sẽ giúp tăng tỷ trọng thu nhập từ ngoài lãi, cải thiện NIM
Số hóa chi trả an sinh xã hội: Tiền đến người thụ hưởng minh bạch, an toàn

Số hóa chi trả an sinh xã hội: Tiền đến người thụ hưởng minh bạch, an toàn

Chiều 26/3, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm "Số hóa hoạt động chi trả an sinh xã hội cho người dân".
Tạo động lực tăng trưởng tín dụng lĩnh vực ưu tiên

Tạo động lực tăng trưởng tín dụng lĩnh vực ưu tiên

Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, TS. Châu Đình Linh (Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, quy định mới sẽ khuyến khích các ngân hàng tập trung tài trợ tín dụng cho lĩnh vực ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Vietcombank 2023: Phát triển vững bền, Chuyển đổi mạnh mẽ

Vietcombank 2023: Phát triển vững bền, Chuyển đổi mạnh mẽ

Nhân dịp năm mới 2024, ông Phạm Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ Khối DNTW, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã trả lời phỏng vấn về những kết quả nổi bật mà Vietcombank đã đạt được trong năm 2023 và những định hướng lớn cho năm 2024. Xin trân trọng gửi tới quý độc giả! (Bài phỏng vấn được thực hiện cuối tháng 12/2023 - Lê Hồng Quang thực hiện)
Gói hỗ trợ lãi suất tạo niềm tin thị trường

Gói hỗ trợ lãi suất tạo niềm tin thị trường

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% của Chính phủ góp phần tạo niềm tin cho doanh nghiệp vượt lên khó khăn
Khách rủ nhau “bùng nợ”, công ty tài chính chùn tay

Khách rủ nhau “bùng nợ”, công ty tài chính chùn tay

Tín dụng tiêu dùng chưa tương xứng tiềm năng do cả chủ quan và khách quan
Chưa phải thời điểm thích hợp bỏ room tín dụng

Chưa phải thời điểm thích hợp bỏ room tín dụng

Theo TS. Châu Đình Linh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, hiện gánh nặng vốn cho nền kinh tế vẫn đang dồn lên vai ngành Ngân hàng, trong khi sức khỏe của các TCTD chưa đồng đều, việc sử dụng công cụ hạn mức (room) tín dụng là cần thiết.
Lãi suất huy động có thể giảm tới đâu?

Lãi suất huy động có thể giảm tới đâu?

Tuần qua, các NHTM tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động. Đặc biệt các NHTM nhà nước đã có bước giảm sâu ở tất cả các kỳ hạn (có kỳ hạn giảm đến 0,4%). Sau đợt điều chỉnh lãi suất này, thì lãi suất tiết kiệm Vietcombank đang thấp nhất thị trường: Lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng còn 2,2%/năm; 3-5 tháng là 2,5%/năm; 6-11 tháng là 3,5%/năm, 12-18 tháng là 4,8%/năm.
Tăng trưởng tín dụng phải tương quan với tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng tín dụng phải tương quan với tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế năm nay có khả năng không đạt mục tiêu đã đặt ra, tăng trưởng tín dụng không đạt như kỳ vọng đang phản ánh đúng thực tế của nền kinh tế hiện nay, chuyên gia kinh tế, TS. Châu Đình Linh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh nêu quan điểm khi trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng.
Bức tranh kinh tế 11 tháng: Các chính sách đã cho thấy tác dụng

Bức tranh kinh tế 11 tháng: Các chính sách đã cho thấy tác dụng

Các dữ liệu kinh tế tháng 11 và 11 tháng đã cho thấy các chính sách và những nỗ lực, các giải pháp điều hành trong những tháng qua bắt đầu ngấm và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế thực. Chuyên gia kinh tế TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam nhận định trong trao đổi với Thời báo Ngân hàng.
TPBank: Chi phí lãi tiền gửi cao “ghìm” lợi nhuận

TPBank: Chi phí lãi tiền gửi cao “ghìm” lợi nhuận

Trả lãi tiền gửi cao, trích lập dự phòng tăng mạnh... đã kéo giảm lợi nhuận 9 tháng năm 2023 của NHTMCP Tiên Phong (TPBank) so với cùng kỳ năm 2022.
Thanh toán không dùng tiền mặt: Ngành Ngân hàng cần sự chung tay, phối hợp

Thanh toán không dùng tiền mặt: Ngành Ngân hàng cần sự chung tay, phối hợp

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) nói chung, TTKDTM trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công nói riêng, là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Chính phủ. Để hiểu rõ hơn về thực tiễn triển khai tại địa phương, các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi tại phiên thảo luận bàn tròn Hội thảo “Thúc đẩy dịch vụ công và TTKDTM tại TP. Hồ Chí Minh”, diễn ra ngày 17/10, do Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức.
Kiến trúc Ngân hàng Kết hợp: Đổi mới từ quy trình đến sản phẩm dịch vụ

Kiến trúc Ngân hàng Kết hợp: Đổi mới từ quy trình đến sản phẩm dịch vụ

Nền kinh tế số mở ra các mô hình kinh doanh mới cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Phát triển ứng dụng công nghệ số sẽ là chìa khóa giúp các ngân hàng thay đổi từ quy trình, sản phẩm tới mô hình kinh doanh và phương thức quản trị để tồn tại với nhiều cạnh tranh.
Truyền thông chính sách tạo sự khác biệt cho báo chí

Truyền thông chính sách tạo sự khác biệt cho báo chí

Thời báo Ngân hàng, về phương diện tờ báo của ngành Ngân hàng đã và đang thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng, tạo sự khác biệt trong hoạt động truyền thông chính sách.
Xem thêm
Thủ tướng Chính phủ tham quan triển lãm sản phẩm, công nghệ chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Thủ tướng Chính phủ tham quan triển lãm sản phẩm, công nghệ chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo một số các bộ, ngành tham dự và tham quan, chứng kiến các sản phẩm, công nghệ chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
Thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Ngày 3/5/2024 tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nghề ngân hàng trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo”. Tham dự có ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số Ng
Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Việc sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng theo nhận định chung là cần thiết, nhưng phải được tiến hành một cách thận trọng. Mọi thay đổi chính sách đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và kinh tế, tránh gây ra những hậu quả không lường trước được
san sang dong hanh cung chuyen doi so nganh ngan hang

Sẵn sàng đồng hành cùng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Nhằm đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được và đề ra định hướng chuyển đổi số trong thời gian tới, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan tổ chức Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng hành cùng Sự kiện không chỉ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong nước mà còn có tổ chức quốc tế quan tâm đến Sự kiện là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Văn phòng Hợp tác, Ban Thư ký Nhà nước Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO)
trung tam thong tin tin dung quoc gia viet nam trien khai thong tu 15 chat luong hieu qua

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam triển khai Thông tư 15 chất lượng, hiệu quả

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN ngày 5/12/2023 để giới thiệu về Thông tư và Quyết định 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.
hop bao cong bo su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
nganh ngan hang thuc day tang truong tin dung nam 2024

Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024

Ngày 20/2/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
thong doc nguyen thi hong thap tung thu tuong tham du hoi nghi thuong nien lan thu 54 wef davos 2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 WEF Davos 2024

Từ ngày 16-23/1/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania.
ngan hang hop tac xa viet nam trien khai nhiem vu nam 2024

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 15 21012024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 15-21/01/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; Từ ngày 16 đến 18/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham gia Đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên năm 2024 tại Davos, Thụy Sỹ; Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2023-2028…
cic tru co t quan tro ng cu a co so ha ta ng ta i chi nh quo c gia

CIC - Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 16/1/2024, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức “Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
hoi nghi trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/1/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Ngành Ngân hàng Ninh Thuận tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế

Ngành Ngân hàng Ninh Thuận tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế

Nguồn vốn tín dụng đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế ở Ninh Thuận.
Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị Giao ban hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) quý I năm 2024 gắn với đánh giá thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 về tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND.
Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 4/2024 dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tại Đồng Tháp đạt khoảng 109.482 tỷ đồng. Hơn 9.300 hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, người dân đã được các ngân hàng giải ngân cho vay.
VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng

Hà Nội, ngày 7/5/2024 - Trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện mini VF 3, với mức giá ấn tượng chỉ từ hơn 200 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền vượt trội cho khách hàng.
Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn tại Wyndham Grand KN Paradise (Bãi Dài, Cam Ranh) - nơi mang đến cho bạn trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp, nhiều hoạt động thú vị bên bờ biển Bãi Dài thơ mộng.
Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi chính thức nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải Sao Khuê 2024.
Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Mở ra một không gian sống xa hoa, nơi sự sang trọng và tiện nghi hòa quyện một cách hoàn hảo, Vinhomes Royal Island gợi nhắc tới các đảo thượng lưu nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt tiện ích độc bản được thiết kế riêng cho giới nhà giàu trong và ngoài nước.
VPBank ra mắt gói vay tái tài trợ, lãi suất chỉ từ 4,6%/năm

VPBank ra mắt gói vay tái tài trợ, lãi suất chỉ từ 4,6%/năm

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.
ACB áp dụng chính sách đặc quyền mới cho chủ thẻ tín dụng quốc tế

ACB áp dụng chính sách đặc quyền mới cho chủ thẻ tín dụng quốc tế

Theo đại diện Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), từ nay, chủ thẻ ACB Visa Infinite, ACB Privilege Signature và ACB Visa Signature khi đi nước ngoài hoặc thanh toán trực tuyến các trang web nước ngoài sẽ được hưởng mức phí giao dịch ngoại tệ chỉ từ 0% đến 1,9%.
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

Với mục tiêu đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME phát triển kinh doanh bền vững, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng. Chương trình gói vay ưu đãi này được triển khai từ nay đến hết 30/9/2024.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với những giao dịch lớn.
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.
Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Chỉ cần bật tính năng Techcombank Rewards, mỗi giao dịch của khách hàng đều được tặng điểm để quy đổi thành quà tặng hoặc thành tiền. Quà tặng ra mắt có tổng giá trị đến 412 tỷ đồng.
Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Từ 23/4/2024, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) có thể sở hữu các tài khoản ngân hàng dễ nhớ, mang cá tính riêng bằng nickname thay cho số tài khoản truyền thống chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile.
Phiên bản di động