Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về đồng bằng châu thổ thế giới

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Ngày 9/6 tại Nice (Pháp), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về các vùng đồng bằng châu thổ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
aa
Thủ tướng đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về các vùng đồng bằng châu thổ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về các vùng đồng bằng châu thổ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh có gần 100 đại biểu là lãnh đạo của các quốc gia có đồng bằng châu thổ như: Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Bangladesh… và các tổ chức quốc tế quản lý các khu vực đồng bằng châu thổ trên thế giới.

Theo thống kê từ các nghiên cứu và báo cáo khoa học, các vùng đồng bằng châu thổ hiện chỉ chiếm khoảng 0,65% diện tích đất liền của thế giới nhưng là nơi sinh sống của gần 4,5% dân số toàn cầu và tạo ra khoảng 6% tổng sản lượng lương thực thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ ra rằng đồng bằng châu thổ là những khu vực liên quan đến nhiều nguồn văn minh nhân loại; là hệ sinh thái, không gian sinh tồn, nguồn nước xuyên biên giới, điểm tựa kinh tế, văn hoá, xã hội lâu đời của người dân tại đây. Nhưng chính các nơi trù phú ấy lại đang trở thành tuyến đầu chống chọi với biến đổi khí hậu: mực nước biển dâng, sụt lún, sạt lở, khô hạn, xâm nhập mặn, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Đây không còn là những cảnh báo mà là thực tế khắc nghiệt đang diễn ra hàng ngày, đe dọa trực tiếp tới sinh kế của hàng trăm triệu người dân ở các vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn trên thế giới.

Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về đồng bằng châu thổ thế giới
Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam dựa trên phương châm "thuận thiên" và tiêu chí "đồng lợi ích, đa mục tiêu" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Từ góc độ Việt Nam là quốc gia có diện tích đồng bằng châu thổ lớn, Thủ tướng cho rằng thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đồng bằng châu thổ không chỉ là yêu cầu cấp bách, khách quan mà còn là sứ mệnh lịch sử. Thủ tướng cũng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam dựa trên phương châm "thuận thiên" và tiêu chí "đồng lợi ích, đa mục tiêu".
Việt Nam có ba đồng bằng châu thổ lớn: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng duyên hải miền Trung, và Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó, đồng bằng sông Hồng tập trung khoảng 22% dân số và đóng góp khoảng 30% GDP cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất, đóng góp hơn 50% sản lượng gạo và 65% sản lượng thủy sản; chiếm 90% gạo, khoảng 65% thủy sản và 60% rau quả, trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Đây được xem là những vựa lúa, vựa trái cây của cả nước nhưng cũng là khu vực dễ bị tổn thương nhất do địa hình thấp, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, khả năng ngập úng cao khi mưa lớn đổ về; từ đó dễ bị ảnh hưởng từ thiên tai như mưa lũ, sạt lở, triều cường, xói mòn, hạn hán, xâm nhập mặn.

Đồng thời, tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các chiến lược, chính sách, giải pháp nhằm: Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; tăng cường sức chống chịu, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp xanh, chuyển đổi mô hình sản xuất 1 triệu ha lúa theo hướng năng suất cao, phát thải carbon thấp; đẩy mạnh hợp tác xuyên biên giới và bảo vệ nguồn nước, nguồn lợi thuỷ sản… với sự đồng hành, hỗ trợ của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế.

Việt Nam đã có nhiều giải pháp để bảo vệ các vùng đồng bằng châu thổ. Thứ nhất, Việt Nam tăng cường quản lý lũ, phòng chống rủi ro thiên tai bằng việc: (i) hoàn thiện hệ thống bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi ro thiên tai; (ii) đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều, hồ chứa điều tiết lũ; (iii) khôi phục rừng ngập mặn, vùng trữ lũ tự nhiên; (iv) xây dựng cơ chế cảnh báo sớm thiên tai, nâng cao năng lực ứng phó cho cộng đồng. Thứ hai, Việt Nam ứng phó việc xâm nhập mặn và bảo vệ nguồn nước thông qua việc: (i) tăng cường giám sát, điều hành nguồn nước liên vùng, liên lưu vực, đặc biệt trong mùa khô; (ii) khuyến khích chuyển đổi mô hình canh tác, phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn; (iii) triển khai các dự án thu gom, trữ nước mưa, tái sử dụng nước thải, giảm áp lực khai thác nước ngầm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những vấn đề chung như nguồn nước xuyên biên giới, các nước liên quan cần bàn bạc, đi đến thống nhất trên tinh thần tôn trọng lợi ích của nhau, bình đẳng, và dựa trên luật lệ. Trên tinh thần này, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các quốc gia, khu vực trong thực hiện "mục tiêu kép": Vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới - vừa nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng đưa ra cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề xuất 5 giải pháp chủ động chiến lược bao gồm: Quy hoạch dài hạn liên vùng, liên ngành, chuyển đổi mô hình phát triển đồng bằng châu thổ; bảo tồn, phát huy tri thức bản địa gắn với ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết nối hiệu quả Mạng lưới toàn cầu các đồng bằng châu thổ; thiết lập và triển khai hiệu quả các cơ chế tài chính khí hậu xanh, bền vững, công bằng, bao trùm, dễ tiếp cận; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình ứng xử linh hoạt, hợp lý, hiệu quả đối với các vùng đồng bằng châu thổ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là bạn tốt, đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và phát triển các vùng đồng bằng châu thổ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia cùng đoàn kết, chung tay hợp tác cả về tầm nhìn và hành động để các đồng bằng châu thổ mãi mãi là nền tảng ổn định, vững chắc cho sinh kế, cho sự phát triển trường tồn, thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.

Tổng thống Iraq, ông Abdul Latif Rashid hoan nghênh các nỗ lực tập thể, hợp tác quốc tế để bảo vệ, phát triển các vùng đồng bằng châu thổ, ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng thống Iraq, ông Abdul Latif Rashid hoan nghênh các nỗ lực tập thể, hợp tác quốc tế để bảo vệ, phát triển các vùng đồng bằng châu thổ, ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ quan điểm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Iraq, ông Abdul Latif Rashid nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng bằng châu thổ và hoan nghênh các nỗ lực tập thể, hợp tác quốc tế để bảo vệ, phát triển các vùng đồng bằng châu thổ, ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu. Tổng thống Iraq cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế chia sẻ hiệu quả tài nguyên nước giữa các quốc gia, và cho rằng cần hành động ngay để phát triển bền vững các hệ thống sông ngòi và đồng bằng châu thổ trước khi quá muộn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trưởng đoàn Colombia, Đại sứ Elizabeth Taylor cho rằng các vùng đồng bằng châu thổ không chỉ giàu về đa dạng sinh học mà còn là bể chứa carbon và là lá chắn tự nhiên chống lại biến đổi khí hậu. Colombia kêu gọi cần có hành động toàn cầu dựa trên các giải pháp thân thiện với thiên nhiên, thúc đẩy tri thức của cộng đồng địa phương để phát triển khu vực đồng bằng châu thổ. Đồng thời nhấn mạnh, phục hồi rừng ngập mặn và giải quyết tình trạng xói mòn bờ biển chính là phục hồi ký ức của nhân loại và bảo vệ vùng đồng bằng châu thổ chính là bảo vệ quyền sống của thế hệ tương lai.

Ngoại trưởng Pháp Jean – Noel Barrot nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Hội nghị này, theo đó bảo vệ đồng bằng châu thổ chính là bảo vệ đại dương. Ông cũng chia sẻ hai ưu tiên chính: Quản lý tốt hơn các vùng nước và nỗ lực hơn nữa để chống lại biến đổi khí hậu; đồng thời kêu gọi biến kết quả của Hội nghị thành động lực cho hành động thực tế, vì các thế hệ tương lai và vì tinh thần đoàn kết quốc tế. Ngoại trưởng Jean – Noel Barrot cảm ơn Việt Nam, Colombia và Iraq đã chủ trì sự kiện ý nghĩa này.

Ngoại trưởng Pháp Jean - Noel Barrot cảm ơn Việt Nam, Colombia và Iraq đã chủ trì sự kiện ý nghĩa này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngoại trưởng Pháp Jean - Noel Barrot cảm ơn Việt Nam, Colombia và Iraq đã chủ trì sự kiện ý nghĩa này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong phiên thảo luận về bảo tồn và quản lý bền vững hệ sinh thái đồng bằng châu thổ, các chuyên gia, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách từ nhiều quốc gia trên thế giới đã chia sẻ về tiềm năng của các khu đồng bằng châu thổ, đánh giá các nguy cơ hiện tại đồng thời đưa ra các giải pháp dựa trên nền tảng tự nhiên cũng như áp dụng khoa học công nghệ để phát triển các vùng đồng bằng châu thổ.

Tại phiên thảo luận về triển vọng phát triển bền vững, hành động tập thể trong quản lý đồng bằng châu thổ, các ý kiến tập trung vào sự hợp tác và phối hợp của người dân và các chủ thể sử dụng các dòng sông; sự thích ứng của đồng bằng châu thổ trong bối cảnh mới. Các đại biểu cũng đề cao vai trò của hợp tác và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý các khu đồng bằng châu thổ và nguồn tài chính để bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực này.

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt của báo chí trong việc giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào cách mạng. Từ những ngày hoạt động ở Pháp, Người đã góp phần sáng lập và viết bài cho các tờ báo tiến bộ như: Le Paria, L’Humanité, truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sáng lập tờ Thanh niên - ra số đầu ngày 21/6/1925 - khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí vẫn là di sản vô giá, soi đường cho sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội dành nhiều câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch thành lập trung tâm tài chính quốc tế và chiến lược tái cơ cấu kinh tế. Phó Thủ tướng đã trình bày lộ trình cụ thể để đưa Việt Nam cạnh tranh toàn cầu, khẳng định các ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cử tri.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Sáng 20/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã sôi nổi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và áp lực từ bảo hộ thương mại quốc tế. Những chiến lược cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp và đặt nền móng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030 đã được làm rõ, hứa hẹn một hành trình đầy thách thức nhưng nhiều triển vọng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Tiếp tục Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi gặp mặt tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.