Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 quyết tâm và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2024

18:16 | 05/01/2024 Chính trị
aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong năm 2024-năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tình hình tiếp tục khó khăn và có thể khó khăn hơn năm 2023, Chính phủ xác định chủ đề: "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững" với tinh thần "Năm quyết tâm" và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chủ yếu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 quyết tâm và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2024- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Hội nghị đã nghe các báo cáo, ý kiến phát biểu đánh giá về bối cảnh tình hình năm 2023, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời dự báo tình hình, đề ra định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024; góp ý kiến vào 2 dự thảo Nghị quyết 01 và 02 năm 2024 của Chính phủ.

Quy mô nền kinh tế nâng lên, thu nhập bình quân đầu người cao hơn năm 2022

Phát biểu kết luận, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao các cơ quan đã chuẩn bị kỹ các báo cáo, dự thảo Nghị quyết và những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, khả thi của các đại biểu; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tiếp thu đầy đủ, hoàn chỉnh các báo cáo và dự thảo Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ để trình ban hành và triển khai hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 quyết tâm và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2024- Ảnh 2.
Thủ tướng nêu rõ, chúng ta khẳng định kết quả đạt được là cơ bản, nhưng không được chủ quan, thỏa mãn, nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn thách thức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các báo cáo, ý kiến thống nhất cao đánh giá năm 2023, kinh tế phục hồi và tăng trưởng, quy mô nền kinh tế được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người cao hơn năm 2022, an ninh quốc phòng được bảo đảm, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; an sinh xã hội được quan tâm và đầu tư rất lớn, đạt tất cả các chỉ tiêu về xã hội; công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh và có kết quả; đối ngoại và hội nhập quốc tế thành công toàn diện và là điểm sáng nổi bật; đời sống vật chất, tinh thần và lòng tin của nhân dân được nâng lên.

Thủ tướng nhấn mạnh nguyên nhân đạt được những kết quả nói trên là: Sự lãnh đạo của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa Quốc hội và Chính phủ, giữa chính quyền và Hội đồng nhân dân các cấp; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta khẳng định kết quả đạt được là cơ bản, nhưng không được chủ quan, thoả mãn, nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn thách thức.

Cụ thể, sức ép lạm phát còn cao do giá dầu thô, lương thực biến động mạnh và lạm phát, lãi suất thế giới tiếp tục neo ở mức cao. Tình hình sản xuất kinh doanh, đơn hàng, thị trường quốc tế bị thu hẹp; tiếp cận tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng. Thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tuy đã được tập trung xử lý những vướng mắc, có bước phục hồi nhưng còn tiềm ẩn rủi ro.

Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, nhất là cho các ngành, lĩnh vực mới nổi; chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động chưa đạt kế hoạch. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm; thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà; một số cơ chế, chính sách, quy định chậm được sửa đổi kịp thời.

Đời sống một bộ phận người dân khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; tình hình sạt lở, thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. An ninh, trật tự an toàn xã hội, tình hình tội phạm trên một số địa bàn diễn biến phức tạp; còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng…

Về nguyên nhân khách quan của tồn tại, hạn chế, tình hình thế giới rất khó khăn, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế…

Về chủ quan, công tác nắm bắt, dự báo tình hình có lúc còn chưa sát, việc tham mưu, phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn bị động, lúng túng, chưa kịp thời; tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách vẫn là khâu yếu; sự tự lực, tự cường của một số cơ quan, đơn vị chưa cao; năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; chưa chủ động, tích cực trong giải quyết công việc; một bộ phận cán bộ còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai; việc phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc về thể chế, nhất là đối với những vấn đề phát sinh mới…

Các báo cáo và ý kiến phát biểu đã nêu đầy đủ, sâu sắc nhiều bài học quý, cách làm hay, mô hình hiệu quả, Thủ tướng đặc biệt lưu ý một số kinh nghiệm quan trọng đúc rút từ thực tiễn: Phải thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách theo các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ. Phải đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Phải nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, đúng thời điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 quyết tâm và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2024- Ảnh 3.
Thủ tướng nêu rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

Thủ tướng cơ bản thống nhất với báo cáo và các ý kiến phát biểu về dự báo tình hình năm 2024-năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025; trong đó nhận định tình hình tiếp tục khó khăn và có thể khó khăn hơn năm 2023.

Năm 2024, chúng ta vừa phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên với yêu cầu cao hơn, chỉ tiêu lớn hơn năm 2023; vừa giải quyết các công việc tồn đọng kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ, các vấn đề ách tắc lâu nay về chính sách và tổ chức thực hiện; vừa phải đối phó, phản ứng nhanh với các vấn đề, diễn biến mới có thể phát sinh chưa dự báo được hết.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 với chủ đề: "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững" với tinh thần "Năm quyết tâm":

(1) Quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua mọi thách thức trong các lĩnh vực.

(2) Quyết tâm thực hiện không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm.

(3) Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân được thụ hưởng thật.

(4) Quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được hưởng các chế độ, chính sách và thành quả mang lại.

(5) Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024.

Về quan điểm, định hướng chỉ đạo điều hành, Thủ tướng thống nhất 6 quan điểm trong các báo cáo và các ý kiến phát biểu; trong đó nhấn mạnh: Quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Tập trung chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các chính sách. Bám sát tình hình thực tiễn, kịp thời ứng phó với những vấn đề phát sinh. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Bảo đảm ổn định chính trị, xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển nhanh, bền vững.

Thủ tướng nêu rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Thứ nhất, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Đẩy mạnh các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (liên kết vùng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các ngành, lĩnh vực mới nổi như chip bán dẫn, hydrogen…). Củng cố các thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng các thị trường mới (UAE, châu Phi, Mỹ La tinh). Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia. Quyết tâm tiết kiệm chi 5% và thu ngân sách nhà nước 2024 tăng ít nhất 5%.

Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thực chất, hiệu quả các đột phá chiến lược. Trình ban hành các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh; phấn đấu trong năm 2024 cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm, nhất là cảng hàng không quốc tế Long Thành; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực mới nổi; hướng tới mục tiêu có 50.000-100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn từ nay đến năm 2030.

Thứ ba, tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi. Tập trung phục hồi, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chíp bán dẫn; phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng 7-8%, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện Chương trình 1 triệu ha đất trồng lúa sạch, ít phát thải carbon; phấn đấu đến hết năm 2024 có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Triển khai quyết liệt cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và 4/12 dự án doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả còn lại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 quyết tâm và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2024- Ảnh 4.
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Kết luận của Bộ Chính trị. Tập trung xây dựng, trình ban hành chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá; phát triển công nghiệp văn hóa. Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương về chính sách xã hội. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội; phấn đấu năm 2024 hoàn thành ít nhất 130.000 căn. Thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27 của Trung ương từ ngày 01/7/2024; tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương với khu vực ngoài nhà nước. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo…

Thứ năm, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Chú trọng xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước xuyên biên giới. Tập trung đầu tư phát triển các dự án chống sạt lở, sụt lún, ngập úng ở ĐBSCL. Quyết liệt, khẩn trương triển khai Chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP28 và Tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP). Hoàn thành Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Thứ sáu, rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tổ chức liên kết vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng; phát huy mạnh mẽ vai trò của các Hội đồng điều phối vùng; thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Bộ Chính trị về 6 vùng kinh tế - xã hội. Tập trung sửa các Luật để thúc đẩy tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc (Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật). Đẩy mạnh phát triển đô thị; phấn đấu năm 2024 đạt tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt trên 43,7%.

Thứ bảy, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Theo dõi sát diễn biến tình hình, chủ động có biện pháp kịp thời về quốc phòng, an ninh; không để bị động, bất ngờ về chiến lược. Tập trung trấn áp các loại tội phạm, phấn đấu giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự xã hội. Tăng cường phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ tám, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể hóa các cam kết, thỏa thuận quốc tế, các FTA đã ký kết, củng cố lòng tin chính trị và mang lại sản phẩm, kết quả cụ thể. Nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò công tác ngoại giao kinh tế. Thúc đẩy ngoại giao văn hóa; làm tốt công tác thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân.

Thứ chín, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phản biện chính sách; phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận; thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ cơ sở; không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ mười, về nhiệm vụ của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngay từ đầu năm giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung giải quyết vướng mắc về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng... Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tăng khả năng hấp thụ vốn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chuyển đổi số quốc gia; thực hiện quyết liệt Đề án 06 trên địa bàn. Tập trung giải quyết vướng mắc theo thẩm quyền, không đùn đẩy, không né tránh. Chú trọng nâng cao tính tự lực, tự cường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của các cấp chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm "an ninh, an toàn, an dân"; tổ chức cho nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; không để ai không có Tết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 quyết tâm và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2024- Ảnh 5.
Lãnh đạo các địa phương tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực phát triển. Do đó, trong mọi hoàn cảnh phải làm tốt công tác an sinh xã hội, nhất là những thời điểm có tác động tới người nghèo, các đối tượng yếu thế, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng khẳng định nhiệm vụ đặt ra cho năm 2024 là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII. Thủ tướng đề nghị các đồng chí thành viên Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các địa phương quán triệt tinh thần hành động quyết liệt, kịp thời, hiệu quả trong toàn hệ thống cán bộ, công chức, viên chức trong phạm vi quản lý; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chỉ đạo điều hành quyết liệt, hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng các đồng chí để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và cùng nhau tháo gỡ vướng mắc phát sinh, vượt qua khó khăn, thách thức; cùng cả hệ thống chính trị nỗ lực cao nhất để hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Hà Văn
Nguồn: baochinhphu.vn

Các tin khác

Quán triệt, triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Quán triệt, triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày 27/8, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giáo dục liêm chính và quán triệt, triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với 239 điểm cầu và với 30.305 đảng viên tham dự. Đồng chí Nguyễn Văn Thể - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 28/8/2024 phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.
79 năm Ngoại giao Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước

79 năm Ngoại giao Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành ngoại giao (28/8/1945-28/8/2024), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Quy hoạch đô thị và nông thôn phải đảo đảm tính đồng bộ

Quy hoạch đô thị và nông thôn phải đảo đảm tính đồng bộ

Quy hoạch đô thị và nông thôn phải đảo đảm tính đồng bộ
Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Sáng nay (27/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước vào kỳ họp tháng 10

Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước vào kỳ họp tháng 10

Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước vào kỳ họp tháng 10 tới
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó thủ tướng, 2 Bộ trưởng; bầu Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó thủ tướng, 2 Bộ trưởng; bầu Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC

Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm 3 phó thủ tướng, 2 bộ trưởng, bầu Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiến sát Nhân dân tối cao
Ông Lê Minh Trí được bầu làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Ông Lê Minh Trí được bầu làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Ngày 26/8, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, với 438 đại biểu có mặt tán thành (bằng 91,06% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Lê Minh Trí làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Đúng 8h sáng thứ Hai, ngày 26/8, Quốc hội khóa XV, họp Kỳ họp bất thường lần thứ 8 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực phát triển

Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 yêu cầu với quá trình xây dựng các dự án luật để trình Quốc hội, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị về Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị về Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh

Ngày 23/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 thông điệp, 3 định hướng, 3 trọng tâm với người Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 thông điệp, 3 định hướng, 3 trọng tâm với người Việt Nam ở nước ngoài

Sáng 22/8, dự phiên toàn thể "Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài" trong khuôn khổ "Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư" tại Thủ đô Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ 3 thông điệp, 3 định hướng, 3 trọng tâm với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp BCĐ Tổng kết 40 năm Đổi mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp BCĐ Tổng kết 40 năm Đổi mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức về bối cảnh mới đang mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sau 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới.
Chất vấn, trả lời chất vấn giúp làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu

Chất vấn, trả lời chất vấn giúp làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu

Chất vấn, trả lời chất vấn giúp làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban với Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban.
Xem thêm
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước đến hết tháng 11/2024

Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước đến hết tháng 11/2024

Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Tình trạng "xe dù, bến cóc", xe trá hình tuyến cố định, xe ghép, xe tiện chuyến vẫn xảy ra tại một số bến xe trên địa bàn Hà Nội như Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình. Một số nơi vi phạm còn diễn ra công khai mà chưa được xử lý nghiêm minh.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 9 năm 2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 9 năm 2024

Trong tháng 9/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định mới của Chính phủ về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị; Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Dịch vụ công: Cần chuyển từ tư duy quản lý hành chính sang phục vụ người dân

Dịch vụ công: Cần chuyển từ tư duy quản lý hành chính sang phục vụ người dân

Từ 2021 đến nay, cơ chế, chính sách thúc đẩy triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) ngày càng được hoàn thiện. Các Bộ, ngành, địa phương đều đã xây dựng Cổng Dịch vụ công (DVC). Đây cũng là một trong 6 kết quả nổi bật được ghi nhận trong nửa đầu năm 2024 tại phiên họp đánh giá, chuyển đối số quốc gia và triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Tuy nhiên, qua các báo cáo chính thức, có thể thấy, thực trạng cung cấp DVCTT còn có khoảng cách khá xa so với các mục tiêu đã đề ra.
phat dong cuoc thi viet tin dung chinh sach xa hoi y dang long dan

Phát động Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”

Ngày 12/8/2024, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 19 25082024

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày 19-25/08/2024

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ trì tổ chức phiên họp Nhóm Công tác ASEAN về Tài chính toàn diện lần thứ 18; NHNN lần thứ 2 kể từ đầu tháng 8/2024 giảm lãi suất trúng thầu tín phiếu từ 4,25%/năm xuống 4,2%/năm; NHNN cảnh báo hành vi mạo danh NHNN, giả mạo giao diện hòm thư điện tử của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng; Tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế chính sách Thi hành án dân sự và giải quyết những tình huống vướng mắc thực tiễn trong công tác thi hành án tín dụng ngân hàng…
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
thuc day thuc hanh esg trong nganh ngan hang

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng...
thong doc nhnn tiep chu tich ngan hang aiib

Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

Chiều 15/7/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có cuộc gặp mặt và làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch AIIB tại Việt Nam từ ngày 15- 19/7.
no luc ho tro khach hang xac thuc sinh trac hoc

Nỗ lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học

Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt. Nhiều ngân hàng đã thông báo làm việc xuyên thứ Bảy, Chủ nhật để thu thập sinh trắc học tại quầy giao dịch, nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
xac thuc sinh trac hoc giup bao dam an toan giao dich ngan chan lua dao

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo
xac thuc sinh trac hoc sau 17 co gi khac

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?
dam bao an toan ve thanh toan khong dung tien mat

Đảm bảo an toàn về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 21/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.
huong toi nen kinh te xanh

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Ngành ngân hàng, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh.
than trong khi tham gia giao dich vang

Thận trọng khi tham gia giao dịch vàng

Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát thị trường vàng trong thời gian tới, NHNN khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
Phú Thọ: 2 chi nhánh BIDV tổ chức kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Phú Thọ: 2 chi nhánh BIDV tổ chức kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Chiều ngày 29/8, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Phú Thọ và chi nhánh Hùng Vương tổ chức gặp mặt, toạ đàm kết nối với doanh nghiệp.
Phú Yên: Khen thưởng nhân viên ngân hàng ngăn chặn được giao dịch lừa đảo

Phú Yên: Khen thưởng nhân viên ngân hàng ngăn chặn được giao dịch lừa đảo

Sáng ngày 28/8/2024, tại trụ sở Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) chi nhánh Phú Yên, NHNN chi nhánh Phú Yên đã tổ chức khen thưởng đột xuất cho bà Nguyễn Thị Như Khoa, giao dịch viên VietinBank Phú Yên, vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng.
Co-opBank chi nhánh Thanh Hóa: Đồng hành cùng sự phát triển hệ thống QTDND

Co-opBank chi nhánh Thanh Hóa: Đồng hành cùng sự phát triển hệ thống QTDND

“Xác định vai trò là trụ đỡ cho các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và hợp tác cùng phát triển, những năm qua Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) chi nhánh Thanh Hóa đã luôn phấn đấu hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ chính trị, triển khai phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại cho QTDND để tăng uy tín, thương hiệu và nâng cao năng lực cho QTDND; hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống QTDND phát triển an toàn, ổn định nhằm mục đích tương trợ các thành viên, thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống”, ông Trịnh Huy Thành - Giám đốc Co-opBank Chi nhánh Thanh Hóa cho biết.
Hơn 17 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank

Hơn 17 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank

Nhằm tăng cường lợi ích cho khách hàng tham gia bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam phân phối qua Sacombank, từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank dành hơn 17 tỷ đồng để triển khai nhiều chương trình khuyến mãi với chủ đề “Khi Sống là một hành trình” gồm các ưu đãi hoàn tiền, hoàn phí và tặng vàng 24k SBJ hấp dẫn.
Wink Hotel Hải Phòng sẵn sàng ra mắt vào năm 2025

Wink Hotel Hải Phòng sẵn sàng ra mắt vào năm 2025

Tòa tháp Wink Hotel Hải Phòng đã chính thức được cất nóc, công trình thứ 6 trong hành trình phát triển năng động của Wink Hotels.
Siêu phẩm đầu tư chắc thắng “bỏ vốn 1 được lời 3” tại tâm điểm thành Vinh

Siêu phẩm đầu tư chắc thắng “bỏ vốn 1 được lời 3” tại tâm điểm thành Vinh

Vincom Shophouse Diamond Legacy tại “trái tim” của TP Vinh (Nghệ An) đang là tâm điểm thu hút nhiều nhà đầu tư bởi khả năng cho thuê, kinh doanh dễ dàng, gia tăng giá trị vượt trội trong bối cảnh thị trường BĐS thêm đà bứt phá sau khi Vinh thăng hạng về xếp loại đô thị.
Trải nghiệm “cuộc sống toàn cầu” tại chốn sống đẳng cấp bậc nhất xứ Thanh

Trải nghiệm “cuộc sống toàn cầu” tại chốn sống đẳng cấp bậc nhất xứ Thanh

Sáng hòa mình vào không gian sống hiện đại đậm chất Singapore, chiều thảnh thơi bên vườn Nhật hay nghỉ dưỡng với không gian mang hơi thở Đông Dương, tối chìm đắm trong sự rực rỡ của Hàn Quốc… Đó là những trải nghiệm đặc quyền chỉ có tại The Royal Residences - dự án chung cư đẳng cấp bậc nhất Thanh Hóa nằm trong khu đô thị Vinhomes Star City.
VietinBank mang trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay đến các chủ thẻ

VietinBank mang trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay đến các chủ thẻ

Từ nay, chủ thẻ VietinBank đã có thêm giải pháp thanh toán tiện lợi, an toàn và nhiều tiện ích với Garmin Pay trên đồng hồ thông minh Garmin.
Cơ hội lớn - vay vốn chỉ 0% cho doanh nghiệp thực hiện dự án xanh

Cơ hội lớn - vay vốn chỉ 0% cho doanh nghiệp thực hiện dự án xanh

Các dự án, phương án xanh được TPBank ưu đãi lãi suất 0% thuộc các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Giao thông vận tải bền vững; Nông nghiệp bền vững; Xây dựng và bất động sản xanh; Quản lý nước và chất thải bền vững.
Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học

Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ghi nhận gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo mạo danh NHNN, giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.
Tiện ích, bảo mật cao khi thanh toán qua Apple Pay của BIDV Visa

Tiện ích, bảo mật cao khi thanh toán qua Apple Pay của BIDV Visa

Từ ngày 20/8/2024, BIDV giới thiệu Apple Pay - Phương thức thanh toán an toàn, bảo mật và riêng tư dành cho chủ thẻ BIDV Visa. Thẻ BIDV Visa hiện đã có trên iPhone và Apple Watch của khách hàng.
BAC A BANK tung ngàn ưu đãi mừng sinh nhật 30 năm

BAC A BANK tung ngàn ưu đãi mừng sinh nhật 30 năm

Chào mừng sinh nhật tuổi 30 rực rỡ, BAC A BANK triển khai chương trình khuyến mại “30 năm gắn kết: Tài khoản như ý - Nhận quà mê ly” với cơ hội nhận thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng khi đăng ký mới dịch vụ Ngân hàng điện tử (Internet Banking & Mobile Banking).
PVcomBank tăng lợi nhuận trong nửa đầu năm

PVcomBank tăng lợi nhuận trong nửa đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) báo lãi trước thuế gần 70 tỷ đồng, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Thẻ tín dụng Cake mở rộng lựa chọn hoàn tiền 20% lên tới 12 ngành hàng

Thẻ tín dụng Cake mở rộng lựa chọn hoàn tiền 20% lên tới 12 ngành hàng

Thông tin cập nhật mới nhất từ Ngân hàng số Cake by VPBank, khách hàng của ngân hàng này có thêm nhiều lựa chọn hoàn tiền khi sử dụng dòng thẻ tín dụng Cake Freedom và VieOn Cake.
Eximbank tiên phong ứng dụng công nghệ xác thực giọng nói qua tổng đài

Eximbank tiên phong ứng dụng công nghệ xác thực giọng nói qua tổng đài

Eximbank hợp tác cùng NamiTech đưa giải pháp sinh trắc học giọng nói (VoiceDNA) vào hệ thống tổng đài. Đây là một trong những ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại AI Voicebot – Voice Biometrics để tăng cường bảo mật, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng.
Phiên bản di động