Vốn ưu đãi lãi suất cho nông nghiệp, nông thôn
Theo thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM, tính đến đầu năm 2023, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của hệ thống ngân hàng thành phố đạt hơn 212.821 tỷ đồng, tương đương với hơn 2,1 triệu khách hàng.
Riêng các chi nhánh Agribank ở TP.HCM trong hai tháng đầu năm nay đã cho vay hơn 15.960 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, đối với chương trình cho vay ưu đãi lãi suất phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hệ thống Agribank tại các quận huyện ven TP.HCM như Củ Chi, Hóc Môn đã cho vay lũy kế được từ 1.600 - 3.200 tỷ đồng phục vụ các dự án, phương án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thực tế, nhiều năm qua, nông nghiệp nông thôn luôn là lĩnh vực mà ngành Ngân hàng các địa phương liên tục áp dụng các chương trình ưu đãi về lãi suất và các giải pháp giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân. Theo thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao. Đơn cử, năm 2022, cho vay đối với nhiều ngành nông sản chủ lực ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mức tăng trưởng trên 13% như: thủy sản (112.000 tỷ đồng, tăng 16%), lúa gạo (89.000 tỷ đồng, tăng 13%), rau quả (19.000 tỷ đồng, tăng 14%)...
Tại khu vực này, riêng Agribank - bạn của nhà nông đã đầu tư khoảng 217.000 tỷ đồng vốn tín dụng với dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước khoảng 180.00 tỷ đồng. Các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại An Giang, Vĩnh Long, thời gian qua đã tiếp cận được hơn 4.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất để phát triển các nhà máy chế biến rau quả thực phẩm, nông sản xuất khẩu.
Các ngân hàng khác như: Vietcombank, VietinBank… cũng có nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn cho nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của 16 chi nhánh Vietcombank tại các tỉnh ĐBSCL đạt trên 14%. Ngân hàng này đã hỗ trợ lãi suất trên 300 tỷ đồng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, VietinBank dành riêng một gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, áp dụng ưu đãi lãi suất đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực. Phía LienVietPostBank cũng cho biết, thời gian qua, ngân hàng này đã hỗ trợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp với lãi suất thấp hơn từ 0,5-1% so với các lĩnh vực khác. Nhiều chi nhánh ở khu vực ĐBSCL có tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp đạt 40-50%.
Ngoài nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông sản, hiện nay vốn từ hệ thống ngân hàng cũng là mắt xích đóng góp quan trọng trong các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương. Theo thống kê, đến cuối năm 2022, tổng vốn tín dụng cho vay đối với các xã, huyện xây dựng nông thôn mới đạt khoảng 436.738 tỷ đồng, chiếm 70,3% tổng số vốn thực hiện chương trình này trên toàn quốc. Nhờ nguồn vốn tín dụng đã có trên 6.000 xã xây dựng nông thôn mới thành công và khoảng 8.800 mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã OCOP đạt chuẩn 3 sao trở lên.
Quan sát cho thấy, hiện nay mức lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại các TCTD luôn ở mức khá thấp so với mặt bằng chung (4,5% đối với cho vay ngắn hạn). Trong các năm 2022-2023, các doanh nghiệp, hợp tác xã hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản cũng được hưởng chính sách hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN.
Vì thế có thể nói nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang khá dồi dào. Chưa kể, hiện nay ngoài các NHTM có tỷ trọng cho vay nông nghiệp lớn như Agribank, LienVietPostBank, nhiều NHTM khác cũng đã dồn vốn mạnh cho các liên kết sản xuất nông nghiệp lớn. Đơn cử, năm 2022, các ngân hàng MB, BIDV, VPBank, HDBank và một số định chế tài chính quốc tế đã tài trợ 12.000 tỷ đồng để ký kết các hợp đồng sản xuất, bao tiêu 2 triệu tấn lúa tại khu vực ĐBSCL. Mới đây UOB cũng đã hợp tác với Hiệp hội Dừa Việt Nam để tài trợ vốn phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm từ cây dừa. Những điều này cho thấy, dòng tín dụng đổ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang khá rộng mở và nhiều cơ hội tiếp cận.
Các tin khác

Tỷ giá sáng 2/6: Tỷ giá trung tâm giảm 7 đồng

Tỷ giá sáng 1/6: Tỷ giá trung tâm tăng 15 đồng

Tỷ giá sáng 31/5: Tỷ giá trung tâm "bất động"

Tháo gỡ khó khăn cho tài chính tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Tỷ giá sáng 30/5: Tỷ giá trung tâm tăng 2 đồng

Tỷ giá sáng 29/5: Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ phiên đầu tuần

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu

Tài chính nhúng tối ưu trải nghiệm khách hàng

Tỷ giá sáng 26/5: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giảm lãi suất là mong muốn của cả ngân hàng và khách hàng

Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lâm nghiệp, thủy sản

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển

Tỷ giá sáng 25/5: Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng

Tỷ giá sáng 24/5: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
