Vững vàng trước những cơn gió ngược
Vĩnh Phúc - điểm đến thành công với các nhà đầu tư Hoa Kỳ Ngành Ngân hàng Vĩnh Phúc đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh |
Đối mặt với những cơn gió ngược
Nhìn lại những số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của Vĩnh Phúc có thể thấy trong bối cảnh khó khăn của cả nền kinh tế đang phải đối mặt, tình hình kinh tế của tỉnh cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề.
Nhưng với sự quyết tâm cao độ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc đã và đang trong thế phục hồi. Tốc độ tăng trưởng GRDP quý sau cao hơn quý trước. Cả nước có 5 tỉnh quý I tăng trưởng âm, nhưng chỉ có Vĩnh Phúc lấy lại được tăng trưởng dương.
Từ tăng trưởng âm ở quý I (GRDP quý I giảm 0,5%), quý II tăng trưởng dương, giúp GRDP 6 tháng tăng 1,69%. 9 tháng GRDP tăng 2,1%. Ước cả năm GRDP tăng 2,37%.
Năm nay mặc dù vô cùng khó khăn nhưng Vĩnh Phúc vẫn thu hút được 560 triệu USD vốn FDI đạt 140% kế hoạch và hơn 20.650 tỷ đồng vốn DDI vượt 4,13 lần so với kế hoạch 2023. Tính lũy kế từ đầu nhiệm kỳ, đến hết năm 2023, Vĩnh Phúc đã chính thức hoàn thành chỉ tiêu thu hút đầu tư FDI của cả nhiệm kỳ.
Mới 3 năm, Vĩnh Phúc đã hoàn thành chỉ tiêu thu hút đầu tư của cả nhiệm kỳ |
Cho đến tận bây giờ, kinh tế thế giới vẫn đầy thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổng cầu sụt giảm, tăng trưởng thấp. Theo đó, trong nước vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng. Trong bản tin cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định: Sản xuất công nghiệp của Việt Nam có cải thiện nhưng chỉ là nhúc nhích và triển vọng vẫn khá ảm đảm. Xuất khẩu được cải thiện, nhưng triển vọng phục hồi vẫn rất mong manh.
Số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố cũng cho thấy sự phục hồi chưa vững chắc của công nghiệp và xuất khẩu, tăng trưởng GDP cả nước năm 2023 không đạt được mục tiêu 6-6,5% mà chỉ tăng 5,05%. Còn thu ngân sách cả nước giảm 5,4% so với năm 2022.
Các chuyên gia cùng nhận định 2023 là năm khó khăn nhất, chưa bao giờ khó như thế. Chuyên gia quốc tế dùng đến hình ảnh những cơn gió ngược để nói về thách thức và khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt. Là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vĩnh Phúc lại là tỉnh có độ mở tới 4,2, gấp đôi độ mở bình quân chung của cả nước. Với Vĩnh Phúc, 2023 là năm đặc biệt khó khăn chưa bao giờ gặp phải.
Theo thông tin từ phiên họp tháng 12 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá kết quả công tác năm 2023, giao nhiệm vụ 2024 cho thấy, trong năm khó khăn 2023: Các doanh nghiệp chủ lực và những mặt hàng chủ lực của Vĩnh Phúc đã từng tạo nên thay đổi của Vĩnh Phúc trong 25 năm qua đang giảm đáng kể. Sản lượng ô tô giảm 32% %, sản lượng xe máy giảm gần 9%. Sản xuất linh kiện điện tử vẫn tăng khoảng 7%- nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Nhưng với sự cố gắng nỗ lực, lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của cả cộng đồng doanh nghiệp cùng nhân dân trong tỉnh đã đưa Vĩnh Phúc có 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu của năm. Còn 2 chỉ tiêu tăng trưởng và thu ngân sách không đạt kỳ vọng. Tuy không đạt kỳ vọng, thu ngân sách của Vĩnh Phúc được hơn 30.000 tỷ đồng, đây là một cố gắng lớn và là một trong 8 địa phương có số thu cao nhất nước.
Thay đổi về chất và lượng
Nhìn lại năm 2023, Vĩnh Phúc là tỉnh duy nhất đã lấy lại đà tăng trưởng và đã có tăng trưởng dương. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
Vĩnh Phúc đã đưa tỉ trọng doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử tăng lên |
Trong ba năm nay, Vĩnh Phúc cũng đã quyết liệt tái cơ cấu, quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo sự chuyển biến về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vĩnh Phúc đã đưa tỉ trọng của doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử tăng lên phản ánh cơ cấu kinh tế bền vững, ổn định trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức. Bước đầu mô hình tăng trưởng của tỉnh đã chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu.
Năm 2023 mặc dù các tỉnh lân cận cũng có sản xuất linh kiện điện tử giảm sâu dẫn đến tăng trưởng giảm gần 10%, tuy nhiên Vĩnh Phúc vẫn có tăng trưởng ở khu vực này, tăng hơn 7%.
Để chủ động hơn, Vĩnh Phúc đã thực hiện đa dạng hóa thị trường, gia tăng mặt hàng xuất khẩu mới. Ngay các doanh nghiệp sản xuất gạch trong tỉnh đã chuyển hướng sang xuất khẩu ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu… Sự chuyển hướng dịch này đã phần nào bù đắp được các mặt hàng xuất khẩu truyền thống suy giảm theo đà sụt giảm của cầu thế giới.
Các ngành y tế, giáo dục, du lịch ngày càng có đóng góp tích cực hơn và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Về xếp hạng các chỉ số thể hiện chất lượng điều hành của chính quyền địa phương thì Vĩnh Phúc vẫn trong top 10 của cả nước như: Chỉ số cải cách hành chính PAR Index (thứ 7), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (thứ 8, trong đó Vĩnh Phúc nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công PAPI (xếp thứ 9).
Và với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, công tác phòng chống tham nhũng của Vĩnh Phúc đã có những kết quả tích cực được các cơ quan chức năng đánh giá đứng đầu cả nước với chỉ số PACA cao nhất nước.
Vĩnh Phúc đứng thứ 12 cả nước về chuyển đổi số và là một trong năm địa phương dẫn đầu về tỷ trọng giá trị gia tăng kinh tế số.
Vĩnh Phúc là một trong tám tỉnh có số ngân sách cao nhất. Cơ cấu thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm trên 80% tổng thu của tỉnh, khẳng định nguồn thu rất ổn định và bền vững. Vĩnh Phúc cũng là tỉnh đứng thứ 7 trong cả nước về giải ngân đầu tư công, năm 2023 đạt 103,2% kế hoạch Thủ tướng giao. Đây là mức cao nhất tỉnh đạt được kể từ năm 2016 đến nay.
Người dân Vĩnh phúc được hưởng gì
Sự chuyển biến về chất và lượng còn nhìn thấy ở cuộc sống người dân. Các chỉ số như diện tích nhà ở Vĩnh Phúc đứng thứ hai toàn quốc với 29,9m2/người, về tỷ lệ xe ô tô/người Vĩnh Phúc đứng thứ năm. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc đến nay là 0,61 (tỷ lệ chung toàn quốc hơn 4%).
Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Các chỉ số về thu nhập, đời sống người dân đều ở top đầu cả nước: Chỉ số phát triển con người HDI đứng thứ 9; thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 9 với mức 132.000 triệu/người/năm cao hơn 1,3 - 1,4 lần so với bình quân của chung của cả nước.
Các chỉ số về thu nhập, đời sống người dân ở Vĩnh Phúc đứng thứ 9 cả nước |
Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có nhiều thành tích nổi bật về giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo dục đại trà tiếp tục được nâng lên, điểm thi tốt nghiệp PTTH bình quân của Vĩnh Phúc cao nhất nước. Chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng đạt kết quả nổi bật: Số học sinh giỏi ở Vĩnh Phúc cao thứ hai cả nước. Vĩnh phúc có sô lượng học sinh đoạt giải các kỳ thi quốc gia nhiều thứ 3 cả nước và đứng thứ 5 toàn quốc về thành tích các kỳ thi quốc gia. Vĩnh Phúc cũng có một học sinh vừa đoạt giải thi Olimpic Sinh học quốc tế.
Về Vĩnh Phúc, luôn thấy các lãnh đạo tỉnh đau đáu với câu hỏi: Người dân Vĩnh phúc được hưởng gì từ những thành quả của sự phát triển? Từ câu hỏi đau đáu đó, những năm gần đây Vĩnh Phúc dồn tâm cho công tác an sinh xã hội, nâng cấp chất lượng đời sống người dân và chất lượng nguồn nhân lực.
Điểm đặc biệt rất được ghi nhận ở Vĩnh Phúc, đó là đang ở năm đặc biệt khó khăn, thu ngân sách chật vật nhưng Vĩnh Phúc vẫn bảo đảm các khoản chi cho con người, chi cho văn hóa giáo dục và an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Giữ được như vậy trong lúc thu ngân sách khó khăn phần lớn cũng do Vĩnh Phúc vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng.
Nhìn vào cơ cấu chi ngân sách, 60% trong số chi thường xuyên dành cho phát triển văn hóa – xã hội và đảm bảo an sinh xã hội với tổng số tiền lên tới 6.634 tỷ đồng. Riêng chi cho an sinh xã hội luôn tăng, ở nhiệm kỳ trước, mỗi năm chi khoảng 20 tỷ đồng, nhưng năm 2022 chi tới 743 tỷ đồng, năm 2023 số chi này lên tới 940 tỉ đồng.
“Chất lượng cuộc sống người dân, an sinh xã hội và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân luôn được quan tâm và đây là điểm sáng trong năm 2023”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Khước cho biết.
Không để ai đứng ở phía sau
Sự quan tâm tới an sinh xã hội và cuộc sống nhân dân còn thấy rõ trong đầu tư công. 23% tổng vốn đầu tư công trung hạn được dành chi cho giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch, y tế, dân số - gia đình và các công trình công cộng phục vụ dân sinh. “Tỉnh đã dành hàng nghìn tỷ đồng đầu tư, để xây dựng mới các bệnh viện, trung tâm y tế phục vụ tốt hơn nhu cầu và điều trị của nhân dân”, Giám đốc Sở Y tế, ông Lê Hồng Trung cho biết thêm.
Với sự quan tâm và đầu tư, lĩnh vực văn hóa cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao và du lịch Bùi Hồng Đô cho biết.
Thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư xây dựng, phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao nhân rộng mang lại sức sống mới |
Các hoạt động văn hóa thể thao được đẩy mạnh, “Làng văn hóa kiểu mẫu được triển khai sâu rộng, 28/28 thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư đã khánh thành, tạo thêm động lực và điều kiện cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, dân ca, dân vũ thể dục thể thao cơ sở được đẩy mạnh.
Tỉnh đã đăng cai tổ chức thành công 2 giải thể thao khu vực, 2 giải thể thao toàn quốc và 11 giải thể thao quần chúng. Các vận động viên của tỉnh đã giành được 4 huy chương vàng, 4 huy chương đồng tại Seagames 32, và đoạt 173 huy chương trong 30 giải thể thao quốc gia…
Những kết quả ấn tượng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Vĩnh Phúc là nét chấm phá hấp dẫn, nhân lên động lực với con số ấn tượng trong tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Tự hào với kết quả đạt được, ông Nguyễn Văn Huyến – Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo chia sẻ: Những kết quả, những thứ hạng đạt được không chỉ thể hiện thành tựu mà đó chính là sự khẳng định cho một sự thay đổi”, ông Huyến nói.
Một lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì chia sẻ: “Chúng tôi xác định, thực hiện an sinh xã hội là việc làm lâu dài, song hành với quá trình phát triển, không thể để bất kỳ ai đứng sau, mọi người dân phải được thụ hưởng thành quả của sự phát triển…”.
.