Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Xây dựng một hệ thống trợ giúp xã hội trên một chuẩn thống nhất

 - 
Sáng 19/2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức khởi động Dự án “Hỗ trợ cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội” giai đoạn 2013 - 2016.
aa
Xây dựng một hệ thống trợ giúp xã hội trên một chuẩn thống nhất

Đây là dự án đóng góp vào việc thực hiện phương hướng Nghị quyết 15/NQ-TW tại kỳ họp thứ 5 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 nhằm cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội dựa trên mức sống tối thiểu.

Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống trợ giúp xã hội gắn kết và hiệu quả hơn, để có thể mở rộng độ bao phủ và tăng mức trợ giúp đối với những người dễ bị tổn thương, từ đó có thể duy trì và đẩy mạnh hơn các kết quả giảm nghèo và phát triển xã hội Việt Nam, với tư cách là nước có thu nhập trung bình trong những năm tiếp theo.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết, hệ thống an sinh xã hội sẽ được hình thành dựa trên một chuẩn thống nhất, được xác định theo nhu cầu mức sống tối thiểu và giải quyết các nguyên nhân đa chiều, nhằm bảo đảm phòng ngừa các rủi ro xã hội cho mọi người, tiến tới bao phủ toàn dân.

Để hướng tới mục tiêu này, Phó Giám đốc Quốc gia của UNDP Bakhodir Burkhanov cũng nêu một số thách thức trong việc thực hiện, bao gồm việc xây dựng một tầm nhìn chung và lộ trình hài hòa, sắp xếp hợp lý hơn 40 chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội khác nhau, hiện đang được thực hiện cho 23 nhóm dễ bị tổn thương được phân loại dựa trên 7 khía cạnh khác nhau của nhu cầu hoặc rủi ro.

Đồng thời cần tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ kịp thời và hiệu quả của hệ thống trợ giúp xã hội đối với những người được trợ giúp trong bối cảnh nhu cầu cần trợ giúp ngày càng tăng nhanh mà ngân sách lại hạn hẹp.

Ông Bakhodir Burkhanov cho biết, dự án sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định tầm nhìn dựa trên các thông tin đầy đủ, nghiên cứu các lựa chọn khả thi và xây dựng lộ trình cải cách hệ thống chính sách trợ giúp xã hội. Dự án cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tham vấn, tạo đồng thuận trong việc xác định các ưu tiên, bước đi nhằm đạt được các mục tiêu trên.

Tổng giá trị dự án hỗ trợ cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2013 - 2016 là 2,3 triệu USD. Riêng nguồn vốn ODA không hoàn lại là 2 triệu USD, trong đó ngân sách hành động là 1,775 triệu USD còn lại là chi phí quản lý. Ngân sách đối ứng 300 nghìn USD.

Dự kiến phân bổ ngân sách hoạt động giai đoạn từ tháng 1-2013 đến hết 2014 là 800 ngàn USD, 975 ngàn USD sẽ được phân bổ trong giao đoạn từ 2015 đến cuối năm 2016.

Minh Ngọc

thoibaonganhang.vn

Tin liên quan

Tin khác

Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Ổn định vĩ mô - nền tảng chinh phục mục tiêu tăng trưởng 8%

Sáng 20/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã sôi nổi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và áp lực từ bảo hộ thương mại quốc tế. Những chiến lược cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp và đặt nền móng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030 đã được làm rõ, hứa hẹn một hành trình đầy thách thức nhưng nhiều triển vọng.
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương có bài viết với tiêu đề "Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới". Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Mục tiêu tăng trưởng 8% là thách thức lớn

Tiếp tục Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước: Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy trong hành trình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2025), sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi gặp mặt tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Tiếng nói vượt thời gian

Tiếng nói vượt thời gian

Từ những trang báo “Thanh Niên” đầu tiên cách đây một thế kỷ, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng vươn mình, trở thành tiếng nói của Đảng, của dân tộc, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Trong dòng chảy vẻ vang ấy, báo chí ngành Ngân hàng cũng tự hào mang trên mình sứ mệnh đặc biệt, góp phần viết nên “tiếng nói vượt thời gian” của riêng mình. Đó không chỉ đơn thuần là việc khắc ghi từng dấu son phát triển của Ngành, mỗi trang báo, mỗi bài viết còn là nhịp cầu vững chắc, bền bỉ kết nối quá khứ với hiện tại và hướng tới một tương lai phát triển “vươn mình” của đất nước nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Báo chí trong kỷ nguyên vươn mình

Báo chí trong kỷ nguyên vươn mình

Qua 100 năm xây dựng và phát triển, nền Báo chí Cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, chương trình, nội dung ấn phẩm, bước đầu đã làm chủ công nghệ truyền thông hiện đại. Nhiều cơ quan báo chí đã phát triển thành cơ quan báo chí đa phương tiện ngang tầm khu vực và thế giới, đội ngũ những người làm báo ngày càng lớn mạnh, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp và thực hiện tốt chức trách xã hội .