Xuất khẩu quế đối mặt nhiều thách thức
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam cao kỷ lục Nhiều dư địa cho ngành nuôi biển Việt Nam |
Sản xuất manh mún, kém cạnh tranh
Với khoảng 300 triệu USD kim ngạch xuất khẩu/năm, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ 3 thế giới, chiếm 17% thị phần quế toàn cầu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện thị trường xuất khẩu quế chính của Việt Nam là Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bangladesh, Brazil, Indonesia… Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế của ngành quế còn chưa được phát huy tương xứng. Nguyên nhân là do sản xuất còn manh mún, thiếu các sản phẩm chất lượng cao, tồn dư nhiều kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật… dẫn tới kém lợi thế cạnh tranh.
![]() |
Việt Nam chưa có định hướng chiến lược phát triển bền vững quế ở cấp quốc gia |
Ông Nguyễn Quang Vĩnh - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết, vùng trọng điểm quế được tỉnh xác định tại các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà với diện tích 51.568 ha, chiếm 88,78% diện tích quế toàn tỉnh. Tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, TP. Lào Cai và thị xã Sa Pa, cây quế mới được người dân trồng từ những năm 2015 trở lại đây và diện tích còn nhỏ lẻ. Hiện có 4.230/58.085,8 ha quế của Lào Cai đạt chứng chỉ quế hữu cơ, chỉ chiếm 7,2% diện tích quế của tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Prosi Thăng Long cũng chỉ ra những thách thức với ngành quế. Đầu tiên là thông tin về cung - cầu còn hạn chế. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quế của Việt Nam chưa nắm rõ, không dự đoán được giá cả thị trường.
“Trong khi đó, người nông dân cứ tiếp tục trồng mặc dù nguồn cung hiện nay có thể đã vượt cầu, giá đang và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Doanh nghiệp và người dân đều không nắm được các thông tin về cung - cầu sản phẩm. Sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị mang lại thấp, người nông dân đầu tư nhiều, chi phí trồng quế lên cao dẫn tới không có khả năng cạnh tranh”, ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.
Khó khăn tiếp theo là đất làm nhà máy tại vùng nguyên liệu. Hiện vùng nguyên liệu quế tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, trong khi các địa phương này hầu hết không có sẵn nguồn đất công nghiệp để các doanh nghiệp mở nhà máy tại chỗ. Doanh nghiệp hầu hết phải tự đi tìm mua đất của các hộ dân và gặp vướng mắc do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất quá lâu, thủ tục phức tạp.
Một vấn đề khác, theo ông Nguyễn Văn Hùng, 2 chỉ tiêu chất lượng là tỷ lệ chì và Courmarin trong sản phẩm quế của Việt Nam hiện còn quá cao.
“Đây là điều rất đáng quan ngại khi yêu cầu về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe”, ông Hùng lưu ý.
Cần xây dựng chiến lược phát triển bền vững
Khái quát một số vấn đề với ngành quế, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, Việt Nam chưa có định hướng chiến lược phát triển bền vững ở cấp quốc gia, chất lượng cây giống còn bỏ ngỏ, chưa có nghiên cứu giống đầu dòng và chưa có một tổ chức làm đầu mối kết nối các tổ chức lại với nhau dẫn tới các hoạt động mang tính manh mún, riêng lẻ.
Bên cạnh đó, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với người trồng quế còn chưa chặt chẽ, mặc dù Việt Nam có hơn 600 công ty hoạt động trong lĩnh vực gia vị. Cùng với đó, chuỗi cung ứng cũng chưa được tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đặc biệt là việc hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để kết nối với các doanh nghiệp.
Vấn đề nữa là doanh nghiệp thiếu công nghệ và vốn để đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; năng lực kỹ thuật chuyên sâu của khuyến nông - lâm chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu chuyên gia và tài liệu.
Lường đón những thách thức lớn còn đang ở phía trước, ông Nguyễn Văn Hùng kiến nghị, các cơ quan hữu quan cần phối hợp với Hiệp hội định kỳ khảo sát sản lượng quế trên thế giới, từ đó có định hướng cho cả người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu, hạn chế các rủi ro. Thêm vào đó, cần quy hoạch vùng đất sạch và có chính sách đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích các doanh nghiệp mở chi nhánh hoặc mở công ty mới tại địa phương.
Một tín hiệu tích cực là theo ông Triệu Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ này vừa thành lập Nhóm công tác “Đối tác công tư (PPP) về hồ tiêu và gia vị”. Theo đó, tăng cường quản trị, chính sách và năng lực cho các đối tác công và tư để mở rộng quy mô sản xuất và thương mại bền vững cho ngành quế; tăng cường sự tham gia của các bên khối công và khối tư vào nhóm PPP; tăng cường năng lực và nâng cao kiến thức về sản xuất bền vững và đáp ứng yêu cầu thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông hộ và hợp tác xã. Đồng thời, đảm bảo phối hợp kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong quế nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Các tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
