Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam
Tín chỉ carbon là loại chứng chỉ có thể giao dịch, đại diện cho quyền phát thải một tấn CO₂ hoặc khí nhà kính tương đương. Trên sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6 năm nay, tín chỉ carbon và hạn ngạch phát thải sẽ là hai loại hàng hóa chính.
Sàn giao dịch này được thiết kế như một công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch, tăng năng lực cạnh tranh và từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.
![]() |
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, đề xuất tăng tỷ lệ mua tín chỉ nhằm giảm áp lực cắt giảm phát thải trực tiếp cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi ban đầu. Các tín chỉ có thể đến từ hoạt động trồng rừng, ủ phân hữu cơ, hay công nghệ giảm khí methane là những giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Theo Quyết định 232/QĐ-TTg ngày 24/1/2025, thị trường carbon Việt Nam sẽ phát triển theo ba giai đoạn: Trước tháng 6/2025: Hoàn thiện khung pháp lý và hạ tầng kỹ thuật. 2025-2028: Vận hành thí điểm. Từ 2029: Chính thức vận hành trên toàn quốc. |
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon sẽ sớm được ban hành, quy định rõ các cơ chế mua bán tín chỉ, trao đổi hạn ngạch và trách nhiệm của các bên tham gia. Một hệ thống đăng ký quốc gia cũng đang được xây dựng, nhằm quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình cấp phát, giao dịch, chuyển nhượng tín chỉ trong và ngoài nước, kết nối với các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như Verra và Gold Standard.
Song song đó, Bộ Tài chính đã trình dự thảo nghị định về sàn giao dịch carbon, trong khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường tích cực xây dựng cơ chế trao đổi carbon xuyên biên giới. Đây là những bước đi quan trọng để thị trường carbon Việt Nam có thể liên thông quốc tế, thu hút nguồn lực và công nghệ từ các đối tác toàn cầu.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt đã chủ động tham gia vào thị trường carbon tự nguyện quốc tế từ hơn một thập kỷ qua. Mới đây, Công ty CP Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa xác lập thành công 5.000 tín chỉ carbon từ hoạt động ủ phân hữu cơ. Công ty Husk cũng đã bán tín chỉ biochar ra thị trường Campuchia và đang tìm hiểu thị trường trong nước.
Nhằm hỗ trợ khối doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp vốn quen với mô hình sản xuất truyền thống - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) để xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết, từ thiết lập dự án, đo đạc, báo cáo, thẩm định, đến giao dịch tín chỉ.
Theo ông Cường, phát triển thị trường carbon không chỉ giúp kiểm soát lượng phát thải, mà còn mở ra cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững. "Đây là luật chơi mới của thương mại và đầu tư toàn cầu", ông nhấn mạnh. Doanh nghiệp tham gia thị trường carbon không chỉ được tiếp cận nguồn vốn khí hậu, mà còn nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu vốn ngày càng đề cao yếu tố phát triển bền vững.
Với đặc thù nông nghiệp - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, Việt Nam có lợi thế đáng kể trong phát triển tín chỉ carbon từ hấp thụ CO₂ tự nhiên, như trồng rừng, phục hồi rừng ngập mặn, chuyển đổi canh tác. Đây là nguồn cung tín chỉ dồi dào nếu biết khai thác đúng cách, giúp nông nghiệp Việt Nam vừa phát triển kinh tế, vừa đóng góp vào cam kết khí hậu quốc gia.
Việc Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất nâng tỷ lệ tín chỉ carbon doanh nghiệp được mua để bù trừ phát thải lên 30% là bước đi chiến lược, mang tính thực tiễn cao, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp từng bước tham gia thị trường carbon. Trong bối cảnh toàn cầu hóa "xanh", đây không chỉ là cơ hội kinh tế, mà còn là trách nhiệm và định hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.
Các tin khác

Những đổi thay từ dòng vốn nghĩa tình

Gỡ "nút thắt" giao khoán đất lâm nghiệp

Đưa gạo xứ Thanh ra thế giới

Hà Nội kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ thường trực Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Nhiều yếu tố hỗ trợ giá gạo phục hồi

Phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo: Nền tảng để NHCSXH phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Khoa học công nghệ mở đường cho nông sản Bắc Trung Bộ bứt phá

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Tín dụng chính sách ở Gia Lai: Phủ xanh hy vọng trên vùng đất đỏ

Sản xuất cà phê thích ứng biến đổi khí hậu

Thêm cơ hội cho sầu riêng đông lạnh Việt Nam

Trồng khoai tây FL2215 cho thu nhập 200 - 207 triệu đồng/ha

Cánh cửa lớn mở ra cho nông sản Việt

Chuyển đổi xanh tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Agribank đẩy mạnh tài chính toàn diện
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
