Chủ động điều hành CSTT góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng
Để đạt mục tiêu tăng trưởng cần hỗ trợ tổng cầu | |
Tăng trưởng đối diện thách thức | |
Tăng trưởng GDP 6 tháng chỉ đạt 5,52%, thấp hơn cùng kỳ 2015 |
Nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra |
Tại Nghị quyết, Chính phủ khẳng định sẽ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức; kiên trì, kiên quyết không thay đổi mục tiêu phấn đấu; khuyến khích khởi nghiệp, phát huy dân chủ, năng động, sáng tạo, tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; ưu tiên thời gian, nguồn lực thực hiện các giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phân cấp gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương; tăng cường thực hiện tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh khâu tổ chức thực hiện, đưa cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Với NHNN Việt Nam, Chính phủ yêu cầu, theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, vàng trong nước và quốc tế để chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hạn chế tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng theo mục tiêu của Quốc hội. Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các kịch bản về khả năng tăng trưởng và lạm phát để chủ động điều hành phù hợp trong mọi tình huống, nhất là tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản. Rà soát các dự án ODA và nguồn vốn vay ưu đãi, đề xuất Thủ tướng Chính phủ loại bỏ các dự án không cần thiết, kém hiệu quả.
Bộ Tài chính theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là việc Anh rời Liên minh Châu Âu liên quan đến nghĩa vụ trả nợ công của Việt Nam để đánh giá tác động, kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công...
Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi tình hình quan hệ thương mại của nước ta với các đối tác lớn, đánh giá tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu. Theo dõi giá dầu thô thế giới, điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô. Tổ chức hội nghị chuyên đề tháo gỡ khó khăn cho các ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ...