Mức cho vay tối đa đối với khách hàng tài chính vi mô là 50 triệu đồng
Ảnh minh họa |
Điều kiện đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô
Quyết định nêu rõ: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ phải thực hiện việc đăng ký theo quy định tại Quyết định này khi thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tố chức phi chính phủ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đăng ký) khi đảm bảo 6 điều kiện sau.
Thứ nhất, phải có vốn thực hiện tài chính vi mô hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định tại Quyết định này.
Thứ ba, người quản lý, điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô có tốỉ thiểu bằng đại học chuyên ngành về một trong những lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh hoặc có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động tài chính vi mô.
Thứ tư, có các quy định nội bộ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
Thứ năm, được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô đối với tổ chức phi chính phủ do Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ cấp phép.
Thứ sáu, được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc UBND cấp quận, huyện, UBND cấp phường, xã theo ủy quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là UBND có thẩm quyền) đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn.
Về cơ quan thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký: NHNN Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô có địa bàn hoạt động từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và các chương trình, dự án tài chính vi mô do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trực tiếp thực hiện. NHNN chi nhánh cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trinh, dự án tài chính vi mô có địa bàn hoạt động trong phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô
Hoạt động huy động vốn của chương trình, dự án tài chính vi mô được thực hiện dưới các hình thức sau đây: Tiếp nhận vốn tài trợ, viện trợ không hoàn ỉại, có hoàn lại của chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô (tổng mức tiền gửi tiết kiệm tự nguyện không vượt quá 30% tổng vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô); Vay tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chương trình, dự án tài chính vi mô được thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô theo nguyên tắc: Tự chủ trong hoạt động cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình; Theo thỏa thuận giữa chương trình, dự án tài chính vi mô và khách hàng tài chính vi mô, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật (Nội dung thỏa thuận về cho vay giữa chương trình, dự án tài chính vi mô và khách hàng tài chính vi mô phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có nội dung về quyền, trách nhiệm bên cho vay và bên vay; mục đích sử dụng vốn vay; thời hạn cho vay; mức cho vay; thời hạn hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay; lãi suất cho vay và hình thức bảo đảm tiền vay); Lãi suất cho vay phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện cụ thể của chương trình, dự án tài chính vi mô, kế hoạch tài chính vi mô, bù đăp đủ chi phí hoạt động, tăng trưởng và không vì mục tiêu lợi nhuận.
Về điều kiện cho vay, khách hàng tài chính vi mô phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự; việc cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô được đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và/hoặc bảo lãnh của nhóm khách hàng tài chính vi mô; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; mức cho vay tối đa đối với một khách hàng tài chính vi mô không vượt quá 50 triệu đồng Việt Nam.
Ngoài ra chương trình, dự án tài chính vi mô còn được thực hiện các hoạt động: Nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân, chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô, không vì mục tiêu lợi nhuận; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại; đại lý cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đối với khách hàng tài chính vi mô theo quy định của pháp luật; tư vấn, hỗ trợ, đào tạo cho các khách hàng tài chính vi mô các kiến thức liên quan đến sử dụng vốn vay, sản xuất, kinh doanh, đời sống, xã hội, môi trường và các kiến thức khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần của khách hàng tài chính vi mô.
Chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức chính trị, tố chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước được chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô trong một trong các trường hợp sau: Tự nguyện chuyển đổi; Có tổng tài sản từ 75 tỷ đồng trở lên; Có tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô từ 50 tỷ đồng trở lên.
Điều kiện, hồ sơ, trình tự chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Quyết định có hiệu lực từ 1/8/2017 (toàn văn Quyết định 20/2017/QĐ-TTg).