Nỗ lực cho tăng trưởng cao hơn
Kinh tế nửa cuối năm đối mặt nhiều khó khăn | |
WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, đạt 6,6% trong năm 2019 |
Cần tận dụng tốt các cơ hội của CPTPP và EVFTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu |
Cơ hội cho tăng trưởng từ FDI
Bình luận về dự báo mới nhất này của VERP, TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia Kinh tế cao cấp cho rằng, đây là một dự báo khả quan, trong bối cảnh kinh tế bên ngoài tính bất định còn rất cao và nhiều dự báo đều cho rằng tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới giảm. Trong nước, dấu hiệu giảm tốc cũng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, lớn nhất là giảm tốc của nông nghiệp, tiếp đến là công nghiệp trong khi tăng trưởng của dịch vụ vẫn không vượt được mức tăng trưởng GDP chung.
Dù tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn có những động lực nếu khai thác tốt có thể giúp tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm. Theo VERP, sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ CPTPP, EVFTA và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo nhiều cơ hội cho tăng trưởng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) và PMI tăng đáng kể là những dấu hiệu cho thấy DN khá lạc quan về triển vọng thời gian tới. Số DN tạm ngừng hoạt động giảm, quy mô lao động tăng và tiếp tục chuyển dịch sang khu vực ngoài nhà nước và FDI cũng là những tín hiệu tích cực.
Theo TS. Võ Trí Thành cho rằng, vẫn có những động lực hỗ trợ cho tăng trưởng. Một trong những động lực rất quan trọng liên quan đến MTKD, đầu tư tư nhân và đầu tư FDI. Trong đó, đầu tư FDI liên quan chủ yếu đến giải ngân, nhưng muốn tăng mạnh không phải dễ vì nhiều lý do như lao động, hạ tầng… còn đầu tư trong nước phụ thuộc vào MTKD và lòng tin trong dài hạn. Một động lực được kỳ vọng nữa là đầu tư công – hiện giải ngân rất chậm trong những tháng đầu năm.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực - Giám đốc trường Đào tạo cán bộ ngân hàng BIDV, trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới nửa đầu năm 2019 kém lạc quan, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm vẫn có những điểm sáng. Mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,76% (giảm so với mức 7,05% cùng kỳ năm trước) nhưng vẫn cao hơn mức tăng cùng kỳ của 10 năm (từ 2008-2017), với động lực chính từ phía cung là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và từ phía cầu là tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân và FDI.
Lạm phát được kiểm soát dù có nhiều bất lợi cả trong nước và ngoài nước. MTKD có sự cải thiện rõ nét hơn, DN đăng ký thành lập mới tăng mạnh (32,56%) về vốn đăng ký và về việc làm (tăng 48,8%), trong khi số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động giảm nhẹ (-66%) so với cùng kỳ năm 2018. Các cân đối lớn và ổn định vĩ mô được đảm bảo trong bối cảnh thị trường quốc tế nhiều biến động.
Việt Nam cũng được Fitch và S&P nâng hạng tín nhiệm trong tháng 4 và tháng 5/2019. Một điểm sáng nữa là tiến trình hội nhập quốc tế đạt kết quả rất tích cực, với Hiệp định CPTPP hiệu lực từ 14/1/2019, Hiệp định EVFTA và IPA vừa được ký kết.
Quyết liệt tháo nút thắt đầu tư công chậm
Tuy nhiên, các thách thức và áp lực phía trước còn rất lớn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và ổn định vĩ mô trong nửa cuối năm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất hơn nữa MTKD (cần sớm sửa đổi các nghị định về thanh toán tài sản công, về chống chuyển giá đối với DN liên kết…).
Theo dõi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp (kiên quyết ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, nạn cháy rừng lan rộng, hạn chế các tác động bất lợi về thời tiết…), và tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ lấy lại đà tăng trưởng. Đối với hoạt động thu hút FDI, cần đa dạng hóa các đối tác đầu tư cùng với việc đẩy mạnh thu hút FDI từ các đối tác truyền thống, song song với đó cần sớm ban hành Chiến lược thu hút FDI với việc bổ sung các tiêu chuẩn đầu tư nhằm sàng lọc các dự án FDI với hàm lượng công nghệ cao hơn, thân thiện môi trường và có sự lan tỏa, kết nối với DN trong nước.
Về vấn đề giải ngân đầu tư công, TS. Võ Trí Thành kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới, qua đó hỗ trợ tích cực hơn cho tăng trưởng. “Vừa qua chúng ta đã thấy những nỗ lực, từ việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy trình đến tăng cường trách nhiệm… nên hy vọng sẽ giúp cho việc giải ngân đầu tư công nhanh hơn trong thời gian tới”, TS. Võ Trí Thành nói.
Để thúc đẩy giải ngân, TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, kiên quyết đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Để làm được, cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh công tác phân giao kế hoạch, chuẩn bị dự án, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ thi công và khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán khi có khối lượng nghiệm thu, không gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
Bên cạnh đó, xem xét, điều chỉnh kế hoạch từ dự án giải ngân chậm sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân hoặc dự án đã có khối lượng hoàn thành, tránh điều chỉnh kế hoạch dồn vào cuối năm. Cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật với các cá nhân cố tình vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giải ngân vốn.
Ngoài ra trong bối cảnh có nhiều rủi ro, bất định từ bên ngoài, Chính phủ cần chỉ đạo và tập trung vào các giải pháp chính để tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc bên ngoài. Trong đó, cần thúc đẩy sự phát triển cân bằng của thị trường tài chính cũng như chú trọng nâng cao năng lực tài chính và khả năng quản lý rủi ro của các tổ chức tài chính (thúc đẩy nhanh quá trình tăng vốn và áp dụng tiêu chuẩn Basel II).