Sự quay trở lại của chủ nghĩa hoang dã
Đây là thời điểm mà hầu hết các trí thức trẻ Đông Âu say sưa ôm lấy tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống kinh tế, thậm chí ngay cả khi quần chúng giai cấp vô sản của các quốc gia này vẫn còn hoài nghi sâu sắc đối với chế độ.
Người dân Mỹ biểu tình phản đối khoảng cách chênh lệch giàu nghèo
Mỗi khi tôi định nhận xét về việc một số chính trị gia lợi dụng việc tư hữu hóa để đút đầy túi riêng thì đơn giản họ chỉ nhún vai.
“Nếu bạn nhìn vào Mỹ, có rất nhiều những kiểu lừa gạt như thế này, đặc biệt là sau thế kỷ 19 trong lĩnh vực đường sắt hoặc những thứ tương tự”, tôi nhớ lại lời một thanh niên Nga chừng khoảng 20 tuổi đeo kính đen giải thích với tôi, “Chúng tôi vẫn ở trong giai đoạn ăn lông ở lỗ. Thường thì phải mất 1 hoặc 2 thế hệ để chủ nghĩa tư bản văn minh hóa bản thân”.
“Và bạn thực sự nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản sẽ làm tất cả điều đó vì chính nó?”.
“Hãy nhìn vào lịch sử tại Mỹ, các ông trùm cướp của bạn, sau đó 50 năm – một chính sách mới (New Deal). Tại châu Âu, anh đã có nhà nước phúc lợi xã hội...”.
“Nhưng, Sergei này”, tôi phản đối (tôi quên tên thật của anh), “Điều đó đã không xảy ra vì các nhà tư bản chỉ quyết định đúng. Điều đó xảy ra bởi vì tất cả họ đều sợ anh”.
Anh ta có vẻ cảm động bởi sự ngây thơ của tôi.
Vào thời điểm đó, đã có một loạt các giả thuyết mà tất cả mọi người đều chấp nhận, thậm chí được phép tham gia vào các cuộc tranh luận nghiêm túc trước công chúng. Họ nêu ra một loạt các phương trình không cần nói cũng hiểu: “Thị trường” tương đương với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản có nghĩa là sự giàu có tột độ, nhưng nó cũng có nghĩa là tiến bộ công nghệ nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng có nghĩa là thịnh vượng ngày càng tăng và sự nổi lên của một tầng lớp trung lưu. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu giàu có, có nghĩa là sẽ mang lại sự ổn định trong việc quản lý nền dân chủ. Một thế hệ sau, chúng tôi đã biết rằng, không một giả định nào trong số những giả định này được nêu ra là chính xác.
Tầm quan trọng thực sự của tác phẩm bom tấn “Chủ nghĩa tư bản thế kỷ 21” của Thomas Piketty, đó là cuốn sách đã miêu tả một cách rất chi tiết. Điều này là đúng, mặc dù vẫn còn có những tranh luận về những dự đoán của Thomas Piketty rằng, trong trường hợp có ít nhất một phương trình cốt lõi, các con số không đơn thuần là cộng lại với nhau.
Chủ nghĩa tư bản không bao hàm một thứ văn minh cố hữu riêng mà nó có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả là ngày càng nhiều tài sản của các nhà tư bản truyền từ đời này sang đời khác, trong khi đó, một số bộ phận dân chúng lại bị bần cùng hóa.
Nói cách khác, những gì xảy ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ vào khoảng những năm từ 1917 đến 1975 - khi chủ nghĩa tư bản đã thực sự tạo ra sự tăng trưởng cao nhưng bất bình đẳng thấp là một cái gì đó bất bình thường trong lịch sử. Có một thực tế rằng, ngày càng nhiều các nhà lịch sử kinh tế học đã nhận thức được rằng điều này là đúng. Có nhiều lý thuyết ra đời để giải thích điều này.
Adair Turner, cựu chủ tịch của Cơ quan Dịch vụ tài chính cho rằng, đó là bản chất đặc biệt của công nghệ công nghiệp giữa thế kỷ, mà cho phép tốc độ tăng trưởng cao và phong trào công đoàn đại chúng. Piketty đã chỉ ra sự suy sụp của chủ nghĩa tư bản khi chiến tranh thế giới nổ ra. Trong khi đó, những người khác đã có những cách giải thích khác nhau.
Không có nghi ngờ gì nữa, có nhiều yếu tố tham gia, nhưng hầu như tất cả mọi người đều bỏ qua một yếu tố rõ ràng nhất. Thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển rộng khắp và đạt thịnh vượng nhất cũng là thời kỳ mà các nhà tư bản nhận thấy rằng họ không phải là người chơi duy nhất trong cuộc chơi khi họ phải đối mặt với một đối thủ toàn cầu trong khối Xô Viết.
Các phong trào cách mạng chống chủ nghĩa tư bản rộng khắp từ Uruguay đến Trung Quốc và các cuộc nổi dậy tại ngay chính quê hương của các nước tư bản. Nói cách khác, không phải là tốc độ tăng trưởng nhanh mang đến sự thịnh vượng mà thực tế là chủ nghĩa tư bản cảm thấy cần phải mua chuộc ít nhất là một số thành phần của tầng lớp lao động bằng cách đặt nhiều tiền hơn vào tay của một số người bình thường để tạo ra nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
Chính chủ nghĩa tư bản, chứ không phải thể chế hay xung đột nào khác, phải chịu trách nhiệm chính về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đáng kể đánh dấu “thời kỳ vàng son” chủ nghĩa tư bản.
Từ những năm 1970, khi các mối đe dọa chính trị đã biến mất, mọi thứ đã trở lại trạng thái bình thường. Đó là sự bất bình đẳng leo thang: 1% đã nắm quyền kiểm soát trật tự xã hội, kéo theo đó là sự trì trệ về xã hội, kinh tế và thậm chí cả công nghệ. Đó chính xác là những gì mà mọi người, giống như người bạn Nga của tôi tin rằng, chủ nghĩa tư bản sẽ không thể tránh khỏi việc sẽ không còn làm như vậy nữa.
Piketty, ngược lại, mở đầu cuốn sách của mình bằng cách chỉ trích “những lời lẽ lười biếng chống chủ nghĩa tư bản”. Bản thân ông không chống lại chủ nghĩa tư bản hoặc thậm chí cả vấn đề bất bình đẳng. Ông chỉ mong muốn kiểm tra xu hướng chủ nghĩa tư bản đó là tạo ra một lớp ký sinh trùng ăn bám.
Kết quả là ông lập luận rằng, đảng cánh tả nên tập trung vào việc bầu ra một chính phủ dốc sức cho việc thiết lập một cơ chế quốc tế để đánh thuế và điều tiết của cải trong xã hội. Một số đề xuất của ông là đánh 80% thuế thu nhập! Có vẻ cực đoan, nhưng chúng tôi nói về một người đang muốn chứng minh rằng, chủ nghĩa tư bản là một máy hút bụi khổng lồ hút sự giàu có vào tay một số ít người.
Để giải quyết việc đó thì không chỉ đơn giản là rút phích cắm ra, mà chúng ta còn cần phải cố gắng tạo ra một máy hút bụi nhỏ hơn và hút theo hướng ngược lại.
Hơn nữa, dường như Piketty không biết và cũng không cần biết có bao nhiêu cuốn sách của ông đã bán ra hoặc những hội nghị ông chủ trì gồm các nhà hoạch định chính sách ưu tú hoặc các danh nhân trong giới tài chính đã lảng tránh thực tế rằng vào năm 2014 một nhà trí thức Pháp thiên hướng cánh tả có thể tuyên bố ông không muốn lật đổ hệ thống tư bản nhưng đó là cách duy nhất để cứu chủ nghĩa tư bản chỉ vì lý do là nó chưa bao giờ cải cách.
1% không tự chiếm đoạt của bản thân mình thậm chí nếu được yêu cầu. Và 1% số người nắm giữ của cải của thế giới này đã mất 30 năm để tạo ra một cái khóa, khóa miệng giới truyền thông và chính trị để đảm bảo rằng không người nào sẽ làm điều này thông qua phương thức bầu cử.
Kể từ khi không ai còn có tâm trí làm sống lại bất cứ điều gì giống như Liên Xô, chúng ta sẽ không nhìn thấy bất cứ điều gì chống lại nó giống như nền dân chủ xã hội giữa thế kỷ trước. Nếu chúng ta muốn thay thế cho tình trạng trì trệ, nghèo đói và sự tàn phá sinh thái, chúng ta sẽ phải rút phích cắm ra và khởi động lại từ đầu.
Mỹ Hạnh (The Guardian)