Tái cơ cấu nông nghiệp: Chuyển biến tích cực và căn bản
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn: Chính sách đất đai đang là nút thắt lớn | |
Phải coi doanh nghiệp là động lực chính cho phát triển nông nghiệp |
Chuyển dịch về chất
Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản được mở rộng, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (XK) chuyển mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm chất lượng cao, có lợi thế và sản phẩm đã qua chế biến.
Vẫn còn nhiều bất cập trong tái cơ cấu nông nghiệp |
Đến nay, nông lâm thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch XK 5 năm đạt 157,49 tỷ USD, tăng 51,2% so với giai đoạn 5 năm trước. Dự kiến năm 2018 sẽ đạt 40 – 40,5 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản đạt gần 200 tỷ USD. Có 10 mặt hàng đạt kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 3 tỷ USD.
Tỷ trọng các mặt hàng có lợi thế và thị trường, các mặt hàng đã qua chế biến và có giá trị gia tăng cao tăng nhanh: kim ngạch XK rau, quả đã tăng từ 3% lên 9,59% trong tổng kim ngạch XK toàn ngành; hạt điều tăng từ 5,4% lên 9,63%, đồ gỗ và lâm sản tăng từ 18% lên 22%, thủy sản tăng nhẹ từ 22,4% lên 23%.
50% lượng thủy sản XK là sản phẩm chế biến; 80% gạo XK là gạo chất lượng cao, vì vậy giá gạo Việt Nam XK đã ngang bằng (có thời điểm vượt) giá gạo XK cùng loại của Thái Lan. XK nông sản Việt Nam đã đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đây là thành quả nổi bật và rất quan trọng của quá trình cơ cấu lại nông nghiệp thời gian qua.
Là DN sản xuất, kinh doanh và XK gạo, ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) ghi nhận và đánh giá cao hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp mang lại cho ngành nông nghiệp nói chung và DN ngành gạo nói riêng.
Ông Bình nhận định, trước năm 2012, Việt Nam mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa chú trọng về chất lượng, nên mặc dù luôn là quốc gia đứng thứ 2 về XK gạo nhưng giá trị gia tăng rất thấp, không có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhưng đến nay, ngành gạo đã có những bước chuyển về chất khi có 80% các sản phẩm gạo của Việt Nam chất lượng cao, cạnh tranh được với thị trường gạo thế giới, kim ngạch XK gạo cũng tăng rất cao.
Cụ thể như đối với Trung An, năm 2016, DN XK được 26 triệu USD, nhưng 2017, do tác động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị XK gạo của DN đã tăng lên 53 triệu USD (tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái). 10 tháng năm 2018, XK gạo của Trung An đạt hơn 50 triệu USD, và đang tiếp tục tăng.
Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, có lẽ thành công lớn nhất chính là sự chuyển biến về nhận thức của các cấp và người nông dân. Sơn La là một điển hình, khi xác định được lợi thế sản xuất, tỉnh đã tiến hành nhanh, quyết liệt, chuyển toàn bộ diện tích cây ngô, cây lương thực kém hiệu quả sang cây ăn quả trong thời gian rất ngắn. Đến nay, Sơn La đã thu hút được rất nhiều tập đoàn lớn vào đầu tư sản xuất, liên kết cùng bà con nông dân, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.
Nút thắt cần tháo gỡ
Là DN tiên phong trong phát triển chuỗi sản xuất chanh leo, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Nafoods Group chia sẻ: tái cơ cấu giúp hình thành mối liên kết giữa công ty với nông dân. Khi công ty thực hiện chuỗi giá trị sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp, người nông dân đã dần thay đổi thói quen sản xuất cho phù hợp. Tuy nhiên, để phát triển sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao cần diện tích đủ lớn, và đây là vấn đề khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, hiện nay việc kiểm soát tuân thủ các hợp đồng còn không ít vướng mắc…
Ông Hùng cho hay, trong sản xuất nông nghiệp, khâu giống là quan trọng nhất. Do đó, cần có chính sách khuyến khích các DN chủ động được các công nghệ làm giống và có hàng rào kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu giống không đảm bảo chất lượng. Cùng với đó, việc mở rộng thị trường cần phải xem xét tới từng sản phẩm cụ thể, từng nhóm ngành hàng cụ thể.
Và vấn đề quan trọng nhất là phải coi DN là động lực chính cho phát triển nông nghiệp. Thu hút được các DN đầu tư thì mới giúp ngành nông nghiệp từ “trụ đỡ” của nền kinh tế trở thành “mũi nhọn” cho phát triển kinh tế đất nước. Để làm được việc này, chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn nhận định: việc đầu tiên phải xử lý đó là vấn đề quỹ đất, cần có các chính sách để đất của người dân không được sử dụng hiệu quả có thể được thuê, được liên doanh, liên kết với DN. Thứ nữa, là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Mặt khác, cần tổ chức các hình thức liên kết giữa DN và người nông dân, cũng như trong đội ngũ nông dân sao cho phù hợp và hiệu quả.