Mở rộng cho vay ưu đãi với lâm, thủy sản
Hơn 13.400 doanh nghiệp tiếp cận vốn vay
Theo đánh giá của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), gói tín dụng lâm, thủy sản là một trong những gói tín dụng ưu đãi lãi suất (lãi suất cho vay thấp hơn 1-2%/năm so với lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn) được hệ thống ngân hàng triển khai cho vay nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Theo đó, từ khi bắt đầu triển khai (tháng 8/2024) gói tín dụng lâm, thủy sản đã được ngành Ngân hàng nâng hạn mức từ 15.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng, rồi nâng tiếp lên 60.000 tỷ đồng. Hiện cả nước có 15 NHTM tham gia cho vay theo gói ưu đãi này. Đến đầu tháng 2/2025 doanh số giải ngân lũy kế đã gần 60.200 tỷ đồng với gần 13.400 lượt khách hàng doanh nghiệp tiếp cận được vay vốn, vượt mục tiêu 100% doanh số cam kết triển khai chương trình.
Tại các tỉnh, thành trọng điểm phía Nam, theo ghi nhận của NHNN chi nhánh Khu vực 15 (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau) riêng gói vay này các NHTM đã tham gia cho vay với khoảng trên 2.200 lượt khách hàng. Doanh số đã giải ngân đạt khoảng hơn 12.500 tỷ đồng. Tại Khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh) gói vay này cũng đã được các NHTM giải ngân cho vay khoảng 1.660 tỷ đồng với hơn 200 khách hàng tiếp cận được nguồn vốn.
Nhìn chung, theo đánh giá của các chi nhánh Agribank ở các khu vực và một số NHTM tham gia chương trình, so với các gói tín dụng ưu đãi khác, gói tín dụng cho lĩnh vực lâm, thủy sản có kết quả giải ngân tốt là do cơ chế triển khai khá đồng bộ. Không chỉ được ưu đãi giảm lãi suất 1-2%/năm, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn đều dễ dàng tiếp cận; hoàn thiện hồ sơ và được các chi nhánh ngân hàng giải ngân nhanh chóng.
Ngay cả các địa phương kinh tế lâm thủy sản không phải là thế mạnh (như TP. Hồ Chí Minh) gói vay này vẫn tiếp cận được hàng nghìn doanh nghiệp với doanh số cho vay lũy kế vài nghìn tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 2 cho rằng, việc nâng hạn mức gói tín dụng cho lâm, thuỷ sản lên mức 100.000 tỷ đồng sẽ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhóm ngành này tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Đồng thời việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với tất cả các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản cũng sẽ tạo điều kiện để lan tỏa chính sách ưu đãi lãi suất, giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã có nhiều cơ hội tiếp cận vốn lưu động giá rẻ phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến nguyên liệu xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương.
![]() |
Doanh nghiệp chế biến thủy sản dễ dàng tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi lãi suất của nhiều ngân hàng |
Ưu đãi phủ khắp lĩnh vực “tam nông”
Theo nhận định của một số chi nhánh Agribank tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, việc nâng hạn mức gói tín dụng lâm, thủy sản và mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi lãi suất từ chương trình tín dụng này sẽ khiến khu vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn trở thành lĩnh vực “khách hàng có nhu cầu vay là được giảm lãi suất”.
Cụ thể, hiện nay bên cạnh gói vay dành riêng cho các doanh nghiệp lâm sản, thủy sản, các chi nhánh Agribank tại TP. Hồ Chí Minh cũng đang triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo chuyên đề nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua đã có khoảng gần 2.000 khách hàng tại các quận, huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh vay được vốn với lãi suất ưu đãi quanh mức 5-6%/năm (ngắn hạn) và 7-9%/năm (trung, dài hạn).
Ở quy mô toàn quốc, hiện Agribank cũng đang triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất từ 2,6 - 3,5%/năm cho lĩnh vực nông nghiệp, như: chương trình tín dụng 20.000 tỷ đồng ưu đãi dành cho khách hàng xuất nhập khẩu vay vốn lưu động để thu mua nguyên liệu (lãi suất vay chỉ từ 2,6% đối với kỳ hạn dưới 3 tháng).
Ghi nhận ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, tín dụng ưu đãi lãi suất theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP hiện đang là một trong những mảng tín dụng có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt hơn 70.200 tỷ đồng. Trong khi đó, ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh cũng có khoảng 216.400 tỷ đồng được các ngân hàng cho vay ưu đãi lãi suất đối với nông nghiệp, nông thôn theo chương trình cho vay ưu tiên.
Từ phía NHNN, đại diện lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nhận định, hiện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực nhận được ưu tiên, ưu đãi nhiều nhất về hạn mức tín dụng cũng như lãi suất cho vay. Hiện dư nợ cho vay lĩnh vực này trên địa bàn cả nước ở mức gần 3,7 triệu tỷ đồng (đến cuối tháng 1/2025), chiếm 23,56% tổng dư nợ nền kinh tế. Hầu hết các khoản vay đều đến từ các chương trình ưu đãi 1-2% lãi suất/năm.
Cụ thể ở địa phương, theo đánh giá của đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau và các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hiện nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực tam nông là động lực quan trọng để các địa phương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre cho biết, năm 2025 tỉnh này sẽ phát triển nhiều đề án lớn như mở rộng 700 ha dừa hữu cơ kết hợp với mô hình nuôi xen tôm càng xanh; đầu tư thêm 100 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao… Vì thế, việc hệ thống ngân hàng mở rộng ưu đãi cho vay sẽ là động lực hỗ trợ địa phương xây dựng các mô hình doanh nghiệp lớn, đầu tàu dẫn dắt các ngành nghề địa phương có thế mạnh.
Trong khi đó, đại diện một số hợp tác xã nông nghiệp tại Tiền Giang, Long An cho rằng, đến hiện nay, các ưu đãi về lãi suất cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn đã khá phổ biến ở nhiều ngân hàng. Thời gian qua, việc tiếp cận vốn vay cũng đã được các ngân hàng đơn giản hóa về hồ sơ thủ tục. Đặc biệt cùng với việc giảm lãi suất các khoản vay mới, nhiều ngân hàng đã hỗ trợ giãn hoãn thời gian trả nợ các khoản vay cũ. Điều này có ý nghĩa quan trọng, giúp hàng nghìn doanh nghiệp lĩnh vực tam nông phục hồi sản xuất kinh doanh.
Các tin khác

Khai trương Trung tâm ươm tạo và phát triển bán dẫn

Cơ hội mới cho doanh nghiệp đầu tư vào Khánh Hòa

Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng

Xây dựng hệ sinh thái cho kinh tế tư nhân vươn mình

Quản lý tài sản mã hóa, hướng nguồn lực phát triển kinh tế trong nước

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần đảm bảo lành mạnh, hiệu quả

Mở cơ hội giao thương giữa doanh nghiệp Việt và quốc tế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí: Cần tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế

Việt Nam - Singapore: Cùng kiến tạo chuỗi giá trị bán dẫn bền vững

VGMF 2025: Góp phần định hình tương lai sản xuất thông minh

“May đo” chính sách để hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể

Thị trường “F&B” khởi sắc nhưng chưa thể “thở phào”
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cẩn trọng mua, bán vàng khi thị trường biến động khó lường
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
