Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP
Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và nỗ lực của các địa phương, chương trình OCOP ở Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đã mở rộng quy mô, phát triển các kênh tiêu thụ, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử. Các chủ thể OCOP đã tạo ra hàng nghìn việc làm ổn định cho lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.
Qua 7 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP (2018 -2024), toàn tỉnh Quảng Nam đã có 479 sản phẩm của 376 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP; trong đó, có 419 sản phẩm 3 sao, 60 sản phẩm 4 sao.
Quảng Nam cũng đã trình Trung ương đánh giá 5 sao cấp quốc gia 5 sản phẩm (Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Saphraton - Nam Trà My, Tinh dầu quế Trà My - Bắc Trà My, Tiêu Tiên Phước - Tiên Phước, MITRI TEA Trà sâm Ngọc Linh (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) - Phú Ninh, Bánh Dừa nướng Quý Thu - Quế Sơn).
Những địa phương đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP được công nhận 3-4 sao gồm: Tiên Phước (47 sản phẩm), Tam Kỳ (38 sản phẩm), Thăng Bình (37 sản phẩm), Điện Bàn (34 sản phẩm), Đại Lộc (30 sản phẩm)…
![]() |
Đến nay, chương trình OCOP ở Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. |
Trên thực tế, tại Quảng Nam chương trình OCOP đã giúp người sản xuất đổi mới tư duy trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Các sản phẩm tham gia chương trình được phân phối rộng rãi ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch giúp kinh tế nông thôn từng bước phát triển. Với sự tiếp sức từ nhiều phía, các chủ thể trên địa bàn Quảng Nam có điều kiện đầu tư phát triển mạnh sản phẩm OCOP. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển kinh tế nông thôn.
Tiếp sức cho các sản phẩm OCOP ở Quảng Nam, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã tích cực hỗ trợ khách hàng vay vốn để triển khai chương trình. Từ nguồn vốn vay, nhiều chủ thể OCOP đã đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển nhiều sản phẩm OCOP chất lượng. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống, tạo việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tại huyện Thăng Bình, việc phát triển các sản phẩm OCOP như sản phẩm bột ngũ cốc “cô Một” (xã Bình Định Bắc) có sự góp sức từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Ông Trần Huy chủ cơ sở cho biết, gia đình đã tận dụng nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để đầu tư sản xuất bột ngũ cốc và các sản phẩm từ nông sản mang thương hiệu “Cô Một” - một cái tên quen thuộc tại địa phương. Ông Trần Huy chia sẻ, nguồn vốn ưu đãi giúp gia đình mua thêm nguyên liệu, phát triển các sản phẩm như bột ngũ cốc, trà gừng… được chế biến từ nguồn nông sản hữu cơ tại địa phương. Hiện tại, một số sản phẩm của cơ sở đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin tưởng, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
![]() |
Sản phẩm OCOP bột ngũ cốc, trà gừng mang thương hiệu “cô Một” ở huyện Thăng Bình đang được tiếp sức từ ngân hàng. |
Bà Nguyễn Thị Bá Trinh, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thăng Bình cho biết, thời gian qua đơn vị đã chủ động, tích cực nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, ưu tiên nguồn vốn từ chương trình cho vay giải quyết việc làm để các chủ thể OCOP ở địa phương vay vốn đầu tư phát triển sản phẩm.
Tương tự, cơ sở sản xuất bánh dừa nướng Quý Thu của gia đình ông Phan Trường Âu (xã Quế Xuân 2, Quế Sơn) là sản phẩm OCOP 3 sao được ưa chuộng trên thị trường. Ban đầu việc sản xuất bánh của ông Âu chủ yếu phục vụ gia đình, bạn bè, người thân và bán nhỏ lẻ. Nhận thấy sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, đầu năm 2022, ông Âu vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn 100 triệu đồng để nâng cấp nhà xưởng, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc. Đến nay, bánh dừa nướng Quý Thu đã có mặt trên các kệ hàng của Coop.Mart Tam Kỳ, Vinmart Đà Nẵng… với doanh số bán hàng lớn.
Bên cạnh những tiếp sức từ ngân hàng, các cơ quan chức năng ở địa phương cũng đang đẩy mạnh kết nối thị trường cho các sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm và xúc tiến thương mại. Các sản phẩm OCOP không chỉ xuất hiện trong hệ thống siêu thị lớn mà còn được đưa lên các nền tảng thương mại điện tử, mở rộng cơ hội tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, ngành ngân hàng và các chủ thể OCOP, chương trình ngày càng có những bước tiến vững chắc, tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc địa phương và góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường.
![]() |
Vốn ngân hàng đã và đang góp phần giải quyết việc làm, phát triển các sản phẩm OCOP ở Quảng Nam. |
Trong thời gian tới, Quảng Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường liên kết vùng để tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, tỉnh cũng hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm OCOP tiềm năng. Hiện, một số sản phẩm như trà sâm Ngọc Linh, tinh dầu quế, bánh dừa nướng, tiêu Tiên Phước đã có mặt tại các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. Việc hỗ trợ các chủ thể OCOP tiếp cận quy trình kiểm định chất lượng, đạt chứng nhận quốc tế sẽ là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Có thể nói, với định hướng rõ ràng và sự chung tay từ nhiều phía, tin rằng trong những năm tới, các sản phẩm OCOP của Quảng Nam không chỉ trở thành niềm tự hào của địa phương mà còn là biểu tượng cho nền nông nghiệp đổi mới, sáng tạo và hội nhập. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ giúp các sản phẩm OCOP Quảng Nam tiếp tục vươn xa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế địa phương.
Các tin khác

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Tín dụng xanh cho tam nông nhiều cơ hội bứt phá

Đảm bảo khả năng phục hồi cho nông dân và cây trồng thông qua bảo hiểm nông nghiệp

Tín dụng chính sách trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn

Sản xuất nông nghiệp từng bước được khôi phục sau bão

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả

Vốn Agribank giúp doanh nghiệp vươn tầm quốc tế

Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Tín dụng Chính sách - Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người

Tín dụng chính sách "tiếp lửa" cho thanh niên khởi nghiệp

Sát cánh cùng khách hàng vực dậy sau bão

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
