Thúc đẩy tài chính toàn diện để giảm nghèo bền vững

13:49 | 27/02/2017 Thực tiễn
aa
NHNN dự kiến sẽ huy động tổng hợp nguồn lực để tham gia xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc NHTW APEC 2017
Giúp người nghèo tiếp cận tài chính toàn diện
Cần cơ chế khuyến khích phát triển tài chính vi mô
Thúc đẩy tài chính toàn diện để giảm nghèo bền vững
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng

Trao đổi với báo giới tại Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) APEC do Bộ Tài chính cùng với NHNN Việt Nam đồng chủ trì tổ chức trong 2 ngày 23-24/2/2017 tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, nội dung xuyên suốt của chủ đề “Tài chính toàn diện” trong năm APEC 2017 là Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn.

Xin Phó Thống đốc cho biết, vì sao Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn là chủ đề xuyên suốt của tài chính toàn diện trong năm APEC 2017?

Thời gian gần đây, tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế do tầm quan trọng và ý nghĩa lớn mà tài chính toàn diện mang lại. Như tổ chức Liên Hợp quốc (LHQ) đã triển khai các chương trình thông qua Quỹ Đầu tư phát triển LHQ; các nước G20 đã thống nhất bộ nguyên tắc cho tài chính toàn diện và đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động Nhóm G20; ASEAN coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025 về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về tài chính toàn diện để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực; Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy tài chính toàn diện tại nhiều quốc gia; và thực tế nhiều nước đã và đang xây dựng khuôn khổ, chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện…

Tại Hội nghị APEC tổ chức ở Việt Nam năm nay, NHNN – với tư cách là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, đầu mối về tài chính toàn diện tại Việt Nam – đã phối hợp chặt chẽ với các nước APEC để tìm ra những biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện trong khu vực, trong đó đã đề xuất chủ đề về tài chính toàn diện xuyên suốt cả năm APEC là Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn.

Điều này, một mặt xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh tương đồng giữa các nước APEC, nơi mà khu vực nông thôn đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền kinh tế. Mặt khác, nông nghiệp nông thôn chính là khu vực chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, ngập mặn, lũ lụt… nên đòi hỏi cần có các giải pháp xử lý và khắc phục để phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Hơn thế nữa, nông nghiệp nông thôn cũng là nội dung đang được Đảng, Chính phủ Việt Nam và NHNN quan tâm với nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ và phát triển khu vực này.

Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn đang là mối quan tâm lớn không chỉ riêng của Việt Nam mà còn của nhiều nền kinh tế APEC và các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ tài chính đi kèm có chất lượng, dễ tiếp cận nhằm đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.

Đó chính là mục đích mà Việt Nam mong muốn thông qua các cơ chế hợp tác APEC 2017 về tài chính toàn diện, có thể tìm ra lời giải đáp để giúp các nền kinh tế APEC, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu và phát triển một nền nông nghiệp có chất lượng, bền vững, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế.

Vậy những thảo luận và đề xuất chính từ hội nghị lần này là gì, thưa Phó Thống đốc?

Tại Hội nghị lần này, hầu hết các nội dung trình bày của đại diện các tổ chức quốc tế và đại diện các nền kinh tế APEC đều thống nhất ý kiến cho rằng, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các nền kinh tế APEC. Và tuy ở các mức độ khác nhau (cơ cấu nền kinh tế, trình độ phát triển ở mỗi nước) nhưng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, nông nghiệp nông thôn vẫn là một khu vực dễ bị tổn thương. Do vậy, cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, có hiệu quả để nền nông nghiệp tại các thành viên APEC phát triển theo hướng mong muốn, qua đó góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững.

Các giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong nông nghiệp để giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, bảo vệ người tiêu dùng và kiến thức tài chính cho người dân làm nông nghiệp và khu vực nông thôn; Mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy tiêu dùng cho người dân nông thôn; Tạo môi trường lành mạnh, tăng cường đổi mới sản phẩm tài chính, đặc biệt là tài chính vi mô, bảo hiểm vi mô/bảo hiểm nông nghiệp; Phát triển các khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy tín dụng cho nông nghiệp nông thôn như tài sản đảm bảo, thông tin tín dụng,...

Đây là Hội nghị đầu tiên trong chuỗi các hội nghị của APEC năm 2017. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các nước APEC cũng như các cơ quan liên quan trong nước nghiên cứu thúc đẩy tài chính toàn diện trong khuôn khổ hợp tác APEC cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy tín dụng cho nông nghiệp nông thôn để báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối năm nay.

Ngày 9/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010.

Đây được xem là bước đột phá nhằm khuyến khích các TCTD đầu tư vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có một số một số điểm mới quan trọng như: Mở rộng đối tượng vay vốn; Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định tại Nghị định 41; Có chính sách hỗ trợ khách hàng tham gia bảo hiểm nông nghiệp thông qua quy định giảm lãi suất cho vay; Quy định chính sách tín dụng khuyến khích, thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao...

Như vậy, nông nghiệp, nông thôn được xác định là một trong các lĩnh vực ưu tiên và trong suốt thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các TCTD cân đối vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển lĩnh vực này, đồng thời quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn mặt bằng chung đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có cho vay nông nghiệp nông thôn (hiện nay là 7%/năm, thấp hơn từ 1-2% so với mặt bằng lãi suất chung).

Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, đến 31/12/2016, dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của các TCTD (không bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đạt 996.610 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tăng 18% so với 31/12/2015.

Bà có thể cho biết cụ thể một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam là gì và vai trò của NHNN?

Tài chính toàn diện đã được thế giới triển khai rất sôi động trong thời gian qua và đã đạt được những thành quả đáng kể. Với những ý nghĩa mà tài chính toàn diện mang lại kể trên và xét thấy sự phù hợp của các mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện đó với các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và của NHNN, NHNN đã báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu triển khai tài chính toàn diện tại Việt Nam và đã được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan chủ trì về lĩnh vực này.

Trên cơ sở đó, thời gian vừa qua, NHNN đã huy động và phối hợp với nhiều đối tác phát triển như WB, ADB, Quỹ Đầu tư phát triển LHQ, các quốc gia đối tác trong ASEAN... để nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai tài chính toàn diện cho Việt Nam nhằm tranh thủ nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế. Bên cạnh đó, NHNN cũng nghiên cứu tham gia các chương trình, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện để kịp thời bổ sung kiến thức và nguồn lực cho triển khai tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tài chính toàn diện có độ bao phủ rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực nên NHNN dự kiến sẽ huy động tổng hợp nguồn lực để tham gia xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Trong đó, sẽ thiết lập một cơ chế điều phối/phối hợp để triển khai chiến lược này.

Việc phát triển các khuôn khổ này sẽ giúp Việt Nam xác định được tầm nhìn, mục tiêu, trụ cột ưu tiên và kế hoạch hành động để triển khai tài chính toàn diện một cách bài bản và hiệu quả, thông qua đó sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng tài chính, phát triển các kênh tiếp cận gắn với ứng dụng công nghệ, sản phẩm/dịch vụ tài chính – ngân hàng chính thống phù hợp, thuận tiện và hiệu quả để tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo, vùng sâu vùng xa để giảm mức độ bị tổn thương và tăng cường năng lực để tạo ra thu nhập.

Đồng thời, tăng cường các khuôn khổ bảo vệ người tiêu dùng tài chính và nâng cao kiến thức tài chính cho người dân để họ có thể tối ưu hóa khả năng sử dụng nguồn tài chính của mình.

Trình độ phát triển và mức độ triển khai tài chính toàn diện để hỗ trợ nông nghiệp nông thôn của các nền kinh tế APEC là khác nhau, do đó việc phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nền kinh tế thành viên trong lĩnh vực phát triển thị trường tài chính cho nông nghiệp nông thôn là hết sức cần thiết. Các tổ chức quốc tế với thế mạnh nhiều năm kinh nghiệm của mình có thể giúp đóng vai trò là cầu nối và điều phối các nỗ lực hợp tác về vấn đề này.

Vì vậy, trong thời gian tới, NHNN sẽ chủ động và tích cực huy động cả nguồn lực trong nước và quốc tế để triển khai hiệu quả và thành công tài chính toàn diện tại Việt Nam, giúp Việt Nam theo kịp trình độ phát triển chung của khu vực và trên thế giới.

Thúc đẩy tài chính toàn diện để giảm nghèo bền vững
Nông nghiệp nông thôn luôn là khu vực chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, thiên tai... nên đòi hỏi cần có các giải pháp xử lý và khắc phục

Trong Hội nghị vừa qua, có ý kiến của đại biểu cho rằng, đối tượng quan trọng của tài chính toàn diện là nông dân nông thôn và phụ nữ. Đối với vai trò của phụ nữ, quan điểm của Phó Thống đốc như thế nào?

Phụ nữ là những người giữ “tay hòm chìa khóa” trong gia đình. Do đó, nếu được tiếp cận học hỏi, hiểu và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ tài chính thì trước hết sẽ tốt cho bản thân họ trong quản lý tài chính, chi tiêu của chính gia đình mình. Đồng thời, với khả năng thuyết phục, tư vấn thì họ cũng có thể hỗ trợ công tác giáo dục về tài chính toàn diện cho những người thân trong gia đình và cộng đồng xung quanh trong sử dụng các dịch vụ về tài chính. Và những yếu tố như vậy sẽ giúp tăng độ bao phủ về tài chính toàn diện nhìn từ phía cầu nhanh hơn.

Trong khi đó về phía cung (những người tham gia quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính), phụ nữ cũng chính là những người có nhiều kỹ năng, tỉ mỉ và khả năng thương thuyết tốt nên rất phù hợp với triển khai các dịch vụ tài chính vi mô ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Thực tế, như Ngân hàng Chính sách xã hội hay các tổ chức tài chính vi mô hiện nay, phụ nữ đang tham gia trong vai trò rất tích cực và chủ yếu vào việc cho vay hay huy động từ các hộ gia đình ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đơn cử, với những khoản vay chỉ một vài trăm nghìn đồng hay việc mở các tài khoản tiết kiệm chỉ vài nghìn đồng thì phụ nữ đã cho thấy, họ có thể đảm nhiệm những công việc như vậy tốt hơn nam giới.

Trong chủ đề tài chính toàn diện của APEC năm nay hướng vào tín dụng nông nghiệp nông thôn, nhiều ý kiến chia sẻ, việc đưa vào các ứng dụng công nghệ tài chính - ngân hàng giúp thúc đẩy tốt tài chính toàn diện. Là những đối tượng giao dịch viên có khả năng thương thuyết, mềm mại, năng động… nên khi phụ nữ hiểu, nắm bắt được tốt về công nghệ tài chính - ngân hàng thì rõ ràng sẽ giúp thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. Ngày nay, đối tượng khách hàng trẻ tuổi tiếp cận và sử dụng công nghệ cũng như có nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tài chính ngày càng lớn nên trong vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính, nếu chị em phụ nữ nắm bắt tốt xu hướng đó cũng sẽ giúp phục vụ tốt cho phân khúc này.

Tôi cho rằng, chính vì vai trò của phụ nữ rất quan trọng như vậy nên trong quá trình xây dựng đề án tổng thể liên quan đến chủ trương về tài chính toàn diện của Việt Nam, cần đặc biệt quan tâm và đưa đối tượng nữ vào trong triển khai chủ trương này cũng như có các khuyến nghị, giải pháp để có sự gắn kết, vào cuộc của các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ.

Xin cảm ơn Phó Thống đốc!

Ông Julius Caesar Parrenas, đại diện Hội đồng Tư vấn kinh doanh của APEC (ABAC):

Việt Nam là một nơi rất phù hợp để chúng ta bàn về nội dung tín dụng cho nông nghiệp nông thôn trong chủ đề tài chính toàn diện bởi tại Việt Nam và một số thành viên APEC khác, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn vẫn chiếm đông đảo. Trong đó, theo một nghiên cứu năm 2014, có khoảng 2/3 dân cư nông thôn có tiết kiệm nhưng đa phần không phải gửi tại các định chế tài chính trong khi các dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, thanh toán qua di động cũng ở mức rất thấp.

Tại các nền kinh tế đang phát triển có nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, khu vực nông thôn thường đặc trưng bởi tỷ lệ nghèo đói cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn của các nền kinh tế phát triển dựa trên dịch vụ và công nghiệp. Việc mở rộng các cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy tiêu dùng để từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực nông thôn đòi hỏi có sự cải thiện đáng kể đối với khả năng tiếp cận tới nguồn tài chính cần thiết.

Các vấn đề mấu chốt cần được giải quyết nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện bao gồm việc tạo ra một môi trường với chiến lược tài chính toàn diện lành mạnh, thúc đẩy đổi mới các sản phẩm tài chính vi mô, đặc biệt là tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô và tận dụng được thế mạnh của các sản phẩm tài chính số và một khuôn khổ pháp lý cân bằng.

Ông Andre Laboul, Tham tán cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD):

Theo kết quả nghiên cứu của OECD về tài chính toàn diện giữa các nền kinh tế APEC, trình độ phát triển về giáo dục tài chính và tài chính toàn diện rất khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Cụ thể, đối với các quốc gia phát triển, trọng tâm của các sáng kiến giáo dục tài chính cần tập trung hơn vào xử lý các rủi ro của từng cá nhân (tuổi cao, nợ nhiều...) và xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới gắn liền với việc áp dụng công nghệ mới thông qua việc phối hợp các chính sách và giáo dục tài chính.

Trong khi đó tại các nền kinh tế đang phát triển, 2 ưu tiên chính sách đặc biệt quan trọng là tiếp cận an toàn tới nguồn tài chính và Chính sách giáo dục tài chính hiệu quả nhằm hỗ trợ việc sử dụng hiệu quả và an toàn các sản phẩm tài chính, đặc biệt là các sản phẩm tài chính số. Và nếu như giáo dục tài chính là bước đầu tiên trong bảo vệ các DNNVV cũng như các đối tượng ở các khu vực nông thôn thì bảo vệ người tiêu dùng tài chính là bước đi tiếp theo và đóng vai trò quyết định sự thành công của các quyết định chính sách.

Đỗ Lê thực hiện
Nguồn:

Các tin khác

Sáng 21/11: Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng

Sáng 21/11: Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (21/11), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua USD tại phần lớn ngân hàng được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 5-20 đồng so với phiên trước.
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với NHCSXH

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với NHCSXH

Sáng 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại NHCSXH. Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tập đoàn Đại Dũng và BIDV ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Tập đoàn Đại Dũng và BIDV ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Chiều 19/11/2024, Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (DDC) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024-2029, đồng thời ký kết Hợp đồng tín dụng xanh tài trợ dự án Nhà máy Cơ khí Công nghệ cao Nghi Sơn.
Thực hành ESG tại ngân hàng cần khung quy định cụ thể

Thực hành ESG tại ngân hàng cần khung quy định cụ thể

Tại Hội thảo “ESG trong ngành ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu” do Báo Đầu tư tổ chức, nhiều thông tin đáng chú ý về thực hành ESG...
Thực hành ESG sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của các ngân hàng

Thực hành ESG sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của các ngân hàng

Đây là nhận định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đưa ra tại Hội thảo “ESG trong ngành ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu” do Báo Đầu tư tổ chức vào ngày 19/11.
Sáng 19/11: Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng

Sáng 19/11: Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (19/11), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua USD tại phần lớn ngân hàng được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 10-25 đồng so với phiên trước.
Giao dịch trên thị trường mở sôi động

Giao dịch trên thị trường mở sôi động

Theo thống kê của Hội nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam, tuần từ 11/11 - 15/11, lãi suất VND LNH tăng qua các phiên. Giao dịch trên thị trưởng mở (OMO) khá sôi động.
Sáng 18/11: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Sáng 18/11: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (18/11), tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua USD tại nhiều ngân hàng được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 10-30 đồng so với phiên trước.
NHNN tiếp tục bán vàng miếng SJC

NHNN tiếp tục bán vàng miếng SJC

Ngày 18/11/2024, NHNN Việt Nam báo giá bán vàng miếng SJC cho 4 NHTM Nhà nước và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn- SJC.
Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của LPBank

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của LPBank

Cuối tuần qua, NHTMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như phát hành cổ phiếu trả cổ tức, dự kiến đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính. Ban lãnh đạo LPBank cũng chia sẻ về chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2028, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại thị trường nông thôn và đô thị loại 2.
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ". Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ".
Sáng 15/11: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

Sáng 15/11: Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (15/11), tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 8 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua USD tại nhiều ngân hàng được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 10-30 đồng so với phiên trước.
Sáng 14/11: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Sáng 14/11: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/11), tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 2 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua USD tại một số ngân hàng được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 10-30 đồng so với phiên trước.
Sáng 13/11: Tỷ giá trung tâm tăng 21 đồng

Sáng 13/11: Tỷ giá trung tâm tăng 21 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (13/11), tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 21 đồng so với phiên trước. Trong khi đó, giá mua USD tại phần lớn ngân hàng được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 20-60 đồng so với phiên trước.
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững.”
Xem thêm
Giao lưu thể thao Khối các tổ chức sự nghiệp NHNN năm 2024 thành công tốt đẹp

Giao lưu thể thao Khối các tổ chức sự nghiệp NHNN năm 2024 thành công tốt đẹp

Ngày 23/11/2024, tại Khu thể thao Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương, số 90 Khuất Duy Tiến, Khối các tổ chức sự nghiệp NHNN tổ chức giao lưu thể thao giữa 8 đơn vị trong khối.
Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Sáng 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Cùng dự có bà Mariam J.Sherman, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, Lào, Campuchia và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam.
Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Giá vàng và tỷ giá vừa trải qua một tuần đầy biến động nhưng theo xu hướng ngược chiều nhau. Trong khi giá vàng rớt sâu, giảm gần chục triệu so với đầu tuần trước đó thì giá USD lại tăng. Tính đến phiên cuối tuần qua (15/11) NHNN tăng tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng, lên 24.298 đồng/USD. Đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp của tỷ giá trung tâm với mức tăng từ 35 đồng trong tuần.
Lãi suất cho vay mua nhà ở đang ở mức rất thấp

Lãi suất cho vay mua nhà ở đang ở mức rất thấp

Những tháng cuối năm, thị trường mua nhà ở và sửa chữa nhà luôn tăng cao. Nắm bắt được quy luật có tính mùa vụ này, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh các sản phẩm vay vốn ưu đãi lãi suất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
phat dong phong trao thi dua dac biet toan nganh ngan hang

Phát động phong trào thi đua đặc biệt toàn ngành Ngân hàng

Sáng ngày 16/11/2024, ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 11 17112024

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày 11- 17/11/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 với các với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng; ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước; Hội thi Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh năm 2024; Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ"…
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đã cho 172.612 lượt khách hàng vay với số tiền là 630.385 tỷ đồng, tăng 7,55% so với số tiền đăng ký gói tín dụng từ đầu năm và bằng 99% so với số tiền thực hiện năm 2023 (tính đến ngày 11/11).
Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Những nỗ lực không ngừng của ngành Ngân hàng Quảng Ngãi trong việc chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành địa phương tiên phong trong hành trình chuyển đổi số quốc gia
Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, ngành Ngân hàng Quảng Nam đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn vay, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP. Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2, chiết khấu lên tới 18% và nhận nhà sau 8 tháng. Chính sách ưu đãi khi mua căn hộ tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam chỉ kéo dài tới 24/11 khiến cuộc đua sở hữu bất động sản tại đây đang nóng hơn bao giờ hết.
Bí mật đằng sau sự thành công của Peninsula Đà Nẵng: Yếu tố nào thu hút người mua?

Bí mật đằng sau sự thành công của Peninsula Đà Nẵng: Yếu tố nào thu hút người mua?

Peninsula Đà Nẵng - Viên ngọc quý bên bờ sông Hàn vừa tạo nên sức “nóng” trên thị trường bất động sản Đà Nẵng. Chỉ trong vòng ba tháng ngắn ngủi, dự án này đã thu hút một lượng khách hàng kỷ lục, với số lượng đặt chỗ và giao dịch tăng vọt chóng mặt. Vậy điều gì đã khiến Peninsula Đà Nẵng trở thành tâm điểm của giới đầu tư và những người đang tìm kiếm không gian sống đẳng cấp?
Thiết bị vệ sinh Tuslo liên tục tạo sức hút trên thị trường

Thiết bị vệ sinh Tuslo liên tục tạo sức hút trên thị trường

Chỉ hơn 6 tháng ra mắt, thiết bị vệ sinh Tuslo đã nhanh chóng chinh phục lòng tin và sự yêu mến của người tiêu dùng nhờ vào thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao, mức giá hợp lý,... trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt.
Tặng đến 1 triệu khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa

Tặng đến 1 triệu khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa

Từ nay đến hết 31/3/2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Nhận tiền quốc tế - Nối gần khoảng cách”, tặng đến 1 triệu đồng cho khách hàng cá nhân nhận kiều hối qua thẻ thanh toán Sacombank Visa.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ dự án Newtown Diamond

Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3,7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.
Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Khách hàng gửi tiết kiệm từ 200 triệu đồng tại quầy hoặc gửi online trên ứng dụng BIDV SmartBanking sẽ nhận được mã dự thưởng và có cơ hội trúng hàng trăm giải thưởng gồm ô tô VinFast VF7, sổ tiết kiệm, tiền mặt, tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 8 tỷ đồng.
Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Với tài khoản Plus, Agribank nâng cao trải nghiệm giao dịch số, đảm bảo an toàn và liền mạch cho mọi giao dịch của khách hàng.
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng

VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng

VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo. Tuân thủ Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (QĐ 2345), VietinBank đã triển khai xác thực sinh trắc học cho khách hàng từ ngày 1/7/2024 và được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện hiệu quả chủ trương lớn này.
Visa cải tiến thẻ và ra mắt bộ giải pháp mới

Visa cải tiến thẻ và ra mắt bộ giải pháp mới

Giai đoạn 5 năm vừa qua đã ghi nhận sự thay đổi trong các phương thức thanh toán và nhận thanh toán nhiều hơn cả trong 50 năm trước. Người tiêu dùng đang ngày càng thích ứng với những trải nghiệm thanh toán vượt trội, từ sự ra đời của thương mại điện tử cho đến sự bùng nổ của đa dạng phương thức thanh toán.
VPBank khai trương phòng chờ sân bay đẳng cấp dành tặng khách hàng siêu VIP

VPBank khai trương phòng chờ sân bay đẳng cấp dành tặng khách hàng siêu VIP

Ngày 19/11/2024, VPBank chính thức khai trương phòng chờ sân bay VPBank Diamond Elite Lounge tiêu chuẩn 5 sao, đẳng cấp và khác biệt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đây là một trong những đặc quyền phi tài chính cao cấp nằm trong bộ sưu tập quyền lợi của VPBank Diamond dành riêng cho các khách hàng ưu tiên của ngân hàng.
Phiên bản di động