Trung Quốc có thể đau đầu với hạn mức đổi ngoại tệ 50.000 USD/năm
Cố vấn của PBoC cảnh báo nguy cơ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2017 | |
NHTW Trung Quốc được dự báo sẽ không cắt giảm thêm dự trữ bắt buộc | |
NHTW Trung Quốc nhấn mạnh việc kiềm chế bong bóng tài sản |
Đồng nhân dân tệ đã giảm giá mạnh so với USD trong thời gian gần đây |
Đó là khi hạn mức đổi ngoại tệ 50.000 USD - giới hạn tối đa mà một cá nhân được phép chuyển đổi mỗi năm - được tái lập, bởi nó có khả năng làm tăng áp lực dòng chảy vốn, vốn đã tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Nếu chỉ 1 phần trăm trong số 1,4 tỷ dân của Trung Quốc sử dụng hết hạn mức tối đa này, đã có thể tiềm ẩn một dòng chảy vốn khoảng 700 tỷ USD - nhiều hơn so với con số 620 tỷ USD, theo ước tính của Bloomberg Intelligence, đã chảy ra khỏi Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm.
Hiện tầng lớp trung lưu và giàu có Trung Quốc đang có xu hướng chuyển sang nắm giữ ngoại tệ khác để bảo vệ tài sản mình khỏi mất giá. Điều đó làm tăng thêm áp lực giảm giá đồng nhân dân tệ. Hoạt động này có thể sẽ gia tăng mạnh hơn trong thời gian tới khi Fed nâng lãi suất càng củng cố thêm sức mạnh của đồng USD.
Điều này khiến Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên rơi vào trường hợp mà Nhà kinh tế học Robert Mundell đã giành giải Nobel về kinh tế gọi là “Bộ ba bất khả thi”. Đó là về nguyên tắc, một quốc gia không thể đồng thời duy trì một tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập và tự do luân chuyển vốn.
“Tại thời điểm như thế này, bạn phải so sánh hai khả năng và lựa khả năng ít tồi tệ hơn”, George Wu - người đã có 12 năm làm việc về chính sách tiền tệ tại PBoC cho biết và theo ông: “Lưu chuyển vốn tự do có thể sẽ bị bỏ qua để duy trì sự ổn định tiền tệ”.
Trung Quốc đã rời xa khỏi vị trí cân bằng giữa các biến của Bộ ba bất khả thi, ít nhất là tạm thời, và “có thể mất một thời gian trước khi tình hình ổn định” đối với đồng nhân dân tệ và dòng vốn chảy ra, Wu – hiện đang là nhà kinh tế trưởng tại Công ty Chứng khoán Huarong ở Bắc Kinh cho biết.
Trong khi đó diễn biến toàn cầu hiện cũng rất phức tập. Nhật Bản và châu Âu vẫn còn mong manh, với chính sách lãi suất tiêu cực. Trong khi Fed có thể sẽ tăng lãi suất trong 2 tuần tớ và Tổng thống Mỹ mới đắc cử, ông Donald Trump - người đã chỉ trích khá gay gắt chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc - sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2017.
“Chính phủ Trung Quốc sẽ phản ứng với tình hình này thế nào và Chính quyền mới của Mỹ sẽ đáp lại những phản ứng đó ra sao, là những vấn đề rất quan trong”, Paul Gruenwald – Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của S&P Global cho biết. “Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải tìm ra những giải pháp kết hợp tốt nhất”.
Gruenwald xác định 3 lựa chọn để ngăn dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc, đó là: kiểm soát vốn, sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp hoặc để cho đồng tiền suy yếu.
Một sự kết hợp của cả ba biện pháp trên đã được các nhà hoạch định chính sách Trung quốc thực hiện để bảo vệ sự độc lập chính sách tiền tệ. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, PBoC đã duy trì chính sách tiền tệ ổn định trong hơn 1 năm qua và đã sử dụng công cụ thị trường mở để thắt chặt điều kiện tiền tệ trên thực tế.
Vì vậy, thay vì tăng lãi suất để làm cho đồng nội tệ hấp dẫn hơn - Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát dòng tiền qua biên giới, bao gồm việc tạm dừng một tạm dừng một vài vụ thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài cũng như dựng nên các rào cản hành chính trong việc rút ngoại tệ ở nước ngoài, những người gần gũi với các chính sách trên nói với Bloomberg News.
Tuy nhiên PBoC và Cơ quan quản lý nhà nước về ngoại hối, những cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ, đã không trả lời bản fax của Bloomberg.
Theo ước tính của Bloomberg Intelligence, khoảng 1,5 nghìn tỷ USD đã chảy khỏi Trung Quốc kể từ đầu năm 2015 đến nay. Mặc dù hiện Trung Quốc vẫn là quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, nhưng kho dự trữ này đã giảm mạnh trong tháng 10 xuống còn 3,12 nghìn tỷ USD, thấp nhất trong 5 năm qua (theo số liệu của PBoC).
Áp lực dòng chảy vốn tăng mạnh trong tháng Giêng năm nay khi lượng tài khoản ngoại tệ của cá nhân tại các ngân hàng trong nước tăng kỷ lục. Theo đó, tiền gửi ngoại tăng 8,1% đạt 97,4 tỷ USD, theo PBoC, và đó là mức tăng mạnh nhất kể từ khi PBoC bắt đầu theo dõi dữ liệu này trong năm 2011. Con số này tiếp tục tăng lên 113,1 tỷ USD trong tháng 10.
Con số này có thể còn tăng mạnh trong năm tới bởi vì nhiều người Trung Quốc hy vọng đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên, theo Ding Shuang – Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc của Standard Chartered Plc tại Hồng Kông cho biết.
Điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ phải tốn thêm dự trữ để bảo vệ đồng nhân dân tệ khi đây là mục tiêu ưu tiên của họ, Ding nói. Kiểm soát vốn cũng rất có thể, đặc biệt là việc cắt giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngoài (ODI) vốn đang được sử dụng chỉ như một phương tiện để di chuyển vốn ra, ông nói. Số liệu của Bộ Thương mại cho thấy trong 10 tháng đầu năm vốn ODI tăng 53,3% so với năm trước.
Tuy nhiên, nếu vẫn thực hiện cam kết tự do hóa tài khoản vốn, Trung Quốc cần tăng cường việc sử dụng các công cụ lãi suất để tác động gián tiếp đến tỷ giá nhân dân tệ để giữ chân các các nhà đầu tư toàn cầu, theo Raymond Yeung - nhà kinh trưởng Trung Quốc tại ANZ Banking Group Ltd ở Hồng Kông.
“Sự chậm trễ hơn nữa trong cải cách lãi suất sẽ làm cho tài sản của Trung Quốc kém hấp dẫn”, Yeung đã viết trong một báo cáo gần đây. “Các dòng vốn tự do là rất quan trọng để khu vực tài chính của Trung Quốc phát triển, nó sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia mạnh hơn của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài”.