Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế.
Tối 24/12/2024, chương trình “Vui cùng ông già Noel tặng quà” đã diễn ra tại hai địa điểm nổi bật bên bờ sông Hàn: khu vực bờ Đông cầu Rồng và khu vực cây thông ánh sáng tại bờ Tây cầu Rồng. Sự kiện là một phần trong Lễ hội Đón Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas - New Year Festival 2025), đã mang đến bầu không khí sôi động, ấm áp cho người dân và du khách…
Sự kết hợp giữa Năm Du lịch quốc gia 2025 và Festival Huế, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đột phá về ngành du lịch, góp phần thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước, đồng thời củng cố vị thế của Thừa Thiên - Huế như một trung tâm văn hóa - du lịch hàng đầu khu vực miền Trung.
Sáng ngày 23/12, đỉnh Fansipan được phủ bởi một lớp băng mỏng. Biển mây bồng bềnh và bình minh đã vẽ lên đỉnh thiêng một bức tranh đẹp ngoạn mục.
Google vừa công bố danh sách Google Year In Search 2024 (tìm kiếm nổi bật trong năm) dựa trên những xu hướng tìm kiếm của người Việt Nam ở 7 chủ đề tiêu biểu, trong đó có chủ đề du lịch. Theo đó, Hội An đã đứng vị trí thứ 3 trong tốp 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật ở chủ đề du lịch trên Google của người dùng tại Việt Nam.
Vượt qua gần 500 đội thi của hơn 80 trường đại học trên cả nước, đội Góc thông tin, Đại học Kinh tế Quốc dân đã giành giải Quán quân cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số 2024.
Việt Nam đang tích cực lan tỏa văn hóa của mình ra thế giới thông qua nhiều hình thức khác nhau. Các giá trị văn hóa truyền thống như ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, trang phục và các lễ hội dân gian đang ngày càng được biết đến và yêu thích ở nhiều quốc gia.
Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là nhà văn “giữ lời hứa” nhất đối với độc giả. Ông từng đưa ra lời hẹn, mỗi năm sẽ ra mắt một đầu sách mới để không phụ lòng bạn đọc yêu mến, đợi chờ. Thế là sau cuốn “Mùa hè không tên” ra mắt năm 2023, trước thềm Giáng sinh năm nay, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục ra mắt cuốn “Tiệm sách của nàng”.
Ngày 12/12 tới, chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức để tri ân các khách hàng, đối tác thân thiết cùng đội ngũ cán bộ và người lao động Agribank sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm trong một không gian sang trọng và lộng lẫy - một trong những địa điểm opera ấn tượng bậc nhất toàn cầu, quy tụ những giọng ca opera hàng đầu Việt Nam và Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam. Bằng âm nhạc thay cho lời muốn nói, “Giai điệu tri ân” là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.
Sẵn sàng triển khai các cách làm mới để phát triển du lịch nông thôn
Sau 10 năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESSCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã khẳng định sự trường tồn của loại hình văn hóa đặc sắc.
Ngày 4/12/1999, Hội An (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị của một trong những đô thị cổ độc đáo bậc nhất Đông Nam Á. Kể từ đó, phố cổ Hội An đã vươn lên trở thành biểu tượng của sự kết hợp hài hòa giữa việc giữ gìn di sản và phát triển kinh tế bền vững.
Bắt đầu khai thác từ năm 2004, sản phẩm “Hành trình Di sản miền Trung” là ý tưởng của ngành du lịch Đà Nẵng và Công ty Du lịch Việt Nam (Vitours). Được biết, doanh thu của riêng sản phẩm này tại Vitours là 20 tỷ đồng/năm. Đây đã là sản phẩm không thể thiếu trong danh sách tour tuyến của tất cả các công ty du lịch. Với nhiều khách du lịch phương Tây, đặc biệt là châu Âu, chưa trải nghiệm “Hành trình Di sản miền Trung” xem như chưa tới Việt Nam. Đáng chú ý, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường khách “mua” sản phẩm này nhiều nhất.
Festival Hoa Đà Lạt được tỉnh Lâm Đồng tổ chức thường niên từ năm 2005, đến nay đã trở thành một sản phẩm, một thương hiệu du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước; góp phần tôn vinh, bảo tồn, phát huy, phát triển các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của các dân tộc; thúc đẩy xúc tiến, đầu tư, tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Nhìn lại văn học Việt Nam 50 năm, từ 1975 đến nay, là hết sức cần thiết, trong bối cảnh cả dân tộc đang bước vào kỷ nguyên mới. Vì thế, Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ V “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế” vừa tổ chức tại Hà Nội mang đến cách nhìn khoa học, có tính lịch sử, tổng kết cũng như phác thảo diện mạo văn học Việt Nam trong những thập niên tới của đất nước.