Việc triển khai thành công Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã giúp ngành Ngân hàng Việt Nam có thêm lá chắn mới bảo vệ tài sản của người dân, doanh nghiệp. Tiềm năng của Đề án 06 trong ngành Ngân hàng là rất lớn và nếu tháo gỡ được những vướng mắc còn tồn tại, đây sẽ là dư địa phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai của toàn Ngành.
MB chủ động phát hiện, cảnh báo khách hàng về phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, ngăn chặn thành công kẻ gian tấn công điện thoại và App ngân hàng của gần 2.000 khách hàng.
Chuyển tiền nhanh hơn với tiện ích mới trên PVConnect
Với vai trò là đơn vị dẫn đầu ngành Ngân hàng Việt Nam, Vietcombank đã tích cực ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số để triển khai tốt nhất các nội dung của Đề án 06, mang lại giá trị mới cho cộng đồng, người dân và toàn nền kinh tế.
Trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi và gây ra hậu quả ngày một nghiêm trọng, Đề án 06 được triển khai là kết tinh quyết tâm của toàn hệ thống chính trị và là lớp phòng thủ mới của ngành tài chính ngân hàng nhằm bảo vệ tài sản của nhân dân trên môi trường mạng.
Từ ngày 10-11/11/2024, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu cùng đại diện lãnh đạo Vụ Thanh Toán, Cục Công nghệ thông tin và Vụ Hợp tác Quốc tế đã tham dự Hội nghị thường kỳ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Basel, Thụy Sĩ. Hội nghị này là dịp quan trọng để NHNN tiếp tục củng cố quan hệ với các đối tác quốc tế và tiếp cận các xu hướng kinh tế tài chính toàn cầu.
Đã hơn 4 tháng kể từ ngày Quyết định 2345/QĐ-NHNN của NHNN về việc triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng được triển khai. Theo NHNN, việc triển khai quyết định này góp phần bảo đảm các giao dịch thanh toán trực tuyến chỉ được thực hiện bởi chính chủ tài khoản. Qua đó nâng cao an ninh, an toàn, bảo mật cho các giao dịch thanh toán trực tuyến, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo cũng như phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử sử dụng cho mục đích bất hợp pháp.
Căn cứ quy định về Luật Căn Cước 26/2023/QH15, Thông tư 17 về việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán cùng Thông tư 18/2024/TT-NHNN về hoạt động thẻ, từ ngày 01/01/2025, LPBank sẽ tạm dừng giao dịch tại quầy, ATM/CDM, giao dịch trực tuyến, mở tài khoản, rút/nộp tiền trên tài khoản thanh toán và thẻ đối với những khách hàng chưa đăng ký dữ liệu sinh trắc học hoặc có giấy tờ tùy thân hết hạn, không còn hiệu lực.
Agribank ra mắt Tài khoản Plus, mang đến một trải nghiệm ngân hàng số hiện đại với sự kết hợp giữa tính cá nhân hóa và sự tiện lợi trong giao dịch tài chính.
Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn với ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ của Microsoft Việt Nam về những ứng dụng đột phá của AI với ngành Ngân hàng.
Agribank vừa chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus – một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Microsoft đã giới thiệu các cam kết, xu hướng công nghệ và giải pháp AI mới nhất cho ngành ngân hàng...
ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đưa ra vấn đề, về những tiến bộ công nghệ trong ngành Ngân hàng cũng kèm theo thách thức.
Kể từ ngày 1/7/2024, các giao dịch thanh toán trực tuyến từ 10 triệu đồng/ lần, từ 20 triệu đồng/ngày phải được xác thực bằng thông tin sinh trắc học. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử là cá nhân chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử sau khi đã hoàn thành việc đối chiếu thông tin sinh trắc học. Việc thực hiện đối chiếu thông tin sinh trắc học sớm là cách để bảo vệ "ví tiền" an toàn hơn.