Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

BoJ: Cơ hội tăng lãi suất đang thu hẹp nhưng chưa khép lại

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Chu kỳ tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang bước vào giai đoạn thử thách lớn nhất kể từ khi Thống đốc Kazuo Ueda nhậm chức cách đây hai năm, khi các mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nhanh chóng làm thu hẹp dư địa cho việc tiếp tục nâng lãi suất vốn đang ở mức thấp kỷ lục.
aa
Thống đốc BoJ: Sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát đi đúng hướng BoJ giữ nguyên lãi suất và hạ dự báo tăng trưởng
BoJ: Cơ hội tăng lãi suất đang thu hẹp nhưng chưa khép lại
BoJ cho rằng cơ hội tăng lãi suất đang thu hẹp nhưng chưa khép lại

Chờ tín hiệu rõ ràng từ thị trường và lạm phát

Tại cuộc họp chính sách hôm thứ Năm tuần trước, BoJ quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,5%. Phát biểu sau đó, ông Ueda cho biết thời điểm để lạm phát cơ bản hướng về mục tiêu 2% của BoJ “đã bị đẩy lùi phần nào”, một tín hiệu cho thấy BoJ có thể tạm ngừng tăng lãi suất để chờ đánh giá rõ hơn tác động từ các mức thuế mới của Mỹ.

Dù vậy, lạm phát giá thực phẩm dai dẳng, triển vọng tăng lương ổn định và nguy cơ đồng yên Nhật mất giá trở lại cho thấy BoJ vẫn còn nhiều lý do để duy trì định hướng tăng lãi suất.

Sự cân nhắc thận trọng này có thể khiến BoJ tiếp tục phát tín hiệu rằng bước đi tiếp theo vẫn là tăng lãi suất, nhưng sẽ không cam kết rõ ràng về thời điểm hay tốc độ thực hiện để duy trì tính linh hoạt trước diễn biến thị trường.

Theo ông Akira Otani, cựu kinh tế trưởng của BoJ và hiện là Giám đốc điều hành tại Goldman Sachs Nhật Bản: “Kịch bản tệ nhất là BoJ tiến hành tăng lãi suất trong môi trường đầy bất định, qua đó càng trì hoãn mục tiêu đạt lạm phát 2%”.

Ông cho rằng việc hoãn nâng lãi suất là cách tiếp cận hợp lý hơn ở thời điểm này, đồng thời điều chỉnh dự báo đợt tăng tiếp theo sang tháng 1/2026, muộn hơn sáu tháng so với dự kiến trước đó.

Dù vậy, Goldman Sachs vẫn kỳ vọng lãi suất chính sách sẽ đạt 1,5% trong chu kỳ hiện tại.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu leo thang căng thẳng, rủi ro đối với nền kinh tế Nhật Bản vốn phụ thuộc vào xuất khẩu có thể buộc BoJ phải chuyển từ lập trường thắt chặt sang trung lập hơn trong điều hành tiền tệ.

Theo các dự báo mới công bố, BoJ cho rằng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ chỉ nhỉnh hơn mức tiềm năng một cách khiêm tốn. Đồng thời, ngân hàng trung ương này hạ dự báo lạm phát và cho biết rủi ro nghiêng về xu hướng giảm, phản ánh sự suy yếu trong niềm tin vào đà tăng giá.

Ông Ueda thừa nhận triển vọng kinh tế đang đối mặt với “mức độ bất định cực cao”, song vẫn khẳng định lập trường duy trì chu kỳ tăng lãi suất, kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ tăng tốc trở lại sau giai đoạn trì trệ ngắn.

Thực tế đã chứng minh việc bình thường hóa chính sách tiền tệ siêu nới lỏng tại Nhật là một nhiệm vụ khó khăn. Trong ba thập kỷ qua, lãi suất ngắn hạn tại Nhật chưa từng vượt quá 0,5%, do tăng trưởng tiền lương "èo uột" và những cú sốc bên ngoài liên tục kìm hãm các nỗ lực thắt chặt.

Rủi ro tiềm ẩn

Tuy nhiên, việc trì hoãn tăng lãi suất quá lâu trong chu kỳ này cũng tiềm ẩn những rủi ro đáng kể.

Khác với quá khứ khi Nhật Bản rơi vào vòng xoáy giảm phát, lạm phát cơ bản hiện đã vượt mục tiêu 2% của BoJ trong ba năm liên tiếp, do giá nguyên vật liệu đầu vào cao buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán.

Tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài cũng gây áp lực buộc các doanh nghiệp tăng lương và chi phí dịch vụ, một xu hướng mà ông Ueda cho rằng sẽ tiếp diễn và tiếp tục đẩy lạm phát đi lên một cách ổn định.

Đáng chú ý, giá thực phẩm tăng liên tục, đặc biệt là mặt hàng thiết yếu như gạo, đã đẩy lạm phát trong tháng 3 lên 3,6%, gây ra làn sóng phản ứng từ các hộ gia đình và giới chính trị.

Trong báo cáo hàng quý, BoJ cảnh báo: “Cần chú ý đến khả năng đà tăng giá thực phẩm gần đây có thể dẫn đến hiệu ứng vòng hai đối với lạm phát cơ bản”. Đây là lần đầu tiên BoJ công khai cảnh báo nguy cơ lạm phát giá thực phẩm lan rộng và kéo dài.

Ueda thừa nhận ông đã “bị bất ngờ” trước đà tăng bền bỉ của giá thực phẩm từ giữa năm ngoái.

Một lập trường quá mềm mỏng về chính sách tiền tệ có thể khiến đồng tiền nội tệ tiếp tục suy yếu, làm gia tăng áp lực lạm phát nhập khẩu và kích hoạt phản ứng từ Tổng thống Trump - người từng cáo buộc Nhật cố tình phá giá đồng yên Nhật để thúc đẩy xuất khẩu.

Sau thông điệp ôn hòa từ BoJ, đồng yên đã giảm tới 1,1% trong phiên ngày thứ Năm, xuống 144,74 JPY/USD, mức thấp nhất kể từ 10/4, khi thị trường bắt đầu kỳ vọng BoJ sẽ trì hoãn tăng lãi suất lâu hơn.

Các chuyên gia tại Morgan Stanley, trước đó từng dự báo BoJ sẽ nâng lãi suất vào tháng 9, nay cho rằng lãi suất sẽ được giữ nguyên ở mức 0,5% cho đến cuối năm 2026. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng kịch bản tăng lãi suất vào tháng 9 vẫn có thể xảy ra nếu áp lực lạm phát trong nước tăng nhanh hoặc đồng yên mất giá mạnh.

“Nếu đồng yên Nhật giảm sâu trong lúc Nhật Bản đang đàm phán thương mại với Mỹ, điều này có thể bị phía Mỹ xem là vấn đề”, báo cáo của Morgan Stanley nhận định và thêm rằng: “Một đồng yên Nhật yếu không chỉ làm tăng lạm phát, mà còn khiến chính phủ Mỹ gia tăng sức ép với BoJ. Hệ quả là, nếu rủi ro từ thuế quan của Mỹ giảm bớt, khả năng BoJ sớm tăng lãi suất hoàn toàn có thể xảy ra”.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, hôm qua, các mặt hàng liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) và Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tạm ngừng giao dịch do nghỉ lễ liên bang mới (Juneteenth Day). Tuy vậy, dòng tiền vẫn tấp nập chảy về thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc xanh tiếp tục duy trì trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên hôm qua (18/6).
Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sau khi tăng ba phiên liên tiếp, đóng cửa ngày hôm qua, chỉ số MXV-Index tăng hơn 1,2% lên 2.304 điểm. Nhóm năng lượng gây chú ý cho giới đầu tư trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại Trung Đông lại nóng. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có đậu tương, ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.