Các doanh nghiệp ASEAN đang hướng đến tăng trưởng xanh
![]() |
76% các doanh nghiệp ASEAN tin họ có thể đóng vai trò trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs), so với tỷ lệ chỉ 63% của toàn cầu. |
Khảo sát HSBC Navigator vừa qua được thực hiện với 9.100 doanh nghiệp tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2.299 doanh nghiệp tại ASEAN. Sự lạc quan của các doanh nghiệp ở khu vực này phản ánh quỹ đạo tăng trưởng và nhân khẩu học thuận lợi của ASEAN. Theo dữ liệu của WB, tổng GDP của 10 nước ASEAN đạt gần 3 nghìn tỷ USD năm 2018, cao hơn GDP của Anh, Pháp và Ấn Độ cộng lại. Đáng lưu ý là khu vực này đã duy trì được mức tăng trưởng 5% ổn định trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình phát triển bền vững tại ASEAN là không thể tránh khỏi do khu vực này đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Như theo Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, biến đổi khí hậu nếu không được giải quyết có thể làm giảm 11% GDP của khu vực vào cuối thế kỷ này.
Như kết quả khảo sát ở trên cho thấy, các doanh nghiệp ASEAN không chỉ lạc quan về triển vọng tăng trưởng mà còn có ý thức trách nhiệm cao trong việc phát triển bền vững. Tuy nhiên theo HSBC, cam kết này cần được biến thành các hành động thiết thực
“Thật vui khi thấy các doanh nghiệp khu vực tập trung hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nhưng cần phải biến mong muốn thành những hành động có ý nghĩa. Khi các nhà đầu tư và chính quyền đang tập trung hơn vào phát triển bền vững, các doanh nghiệp cũng cần chú ý hơn”, ông Matthew Lobner, Giám đốc phụ trách các thị trường quốc tế, Giám đốc Chiến lược và Kế hoạch, HSBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét.
Trong báo cáo khảo sát này, HSBC đã tổng hợp một số các đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp có thể đưa tính bền vững vào chiến lược và quy trình vận hành của mình một cách hiệu quả. Theo đó, doanh nghiệp cần cân nhắc cả về ngắn hạn và dài hạn yếu tố ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong các quyết định kinh doanh của mình, bởi đây là yếu tố mang tính hệ thống, luôn tồn tại và tác động đến tất cả chủ thể.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kết nối với tất cả các bộ phận trong tổ chức của mình, đưa những vấn đề xã hội và môi trường vào các quyết định kinh doanh và đầu tư. Điều này có nghĩa là, từ việc tiêu thụ điện, sử dụng các tài sản cho đến nguồn nguyên liệu, cách đóng gói, giao hàng… đều cần được xem xét lại, gắn với môi trường.
Nghĩ đến các vấn đề khí hậu môi trường toàn cầu cũng là vấn đề cần quan tâm, bởi hiện tượng băng tan hay mực nước biển dâng cao không chỉ ảnh hưởng đến người dân Greenland và Tuvalu, mà còn tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn cầu, nhất là trong thế giới kết nối ngày càng lớn như hiện nay.
Những phát triển công nghệ và cải tiến liên quan đến môi trường ngày càng nhiều, mang đến nhiều giải pháp thay thế giúp giảm khí thải carbon. Vì vậy doanh nghiệp cần luôn cập nhật các thay đổi của môi trường pháp lý, các lựa chọn tài trợ thương mại mang tính bền vững, các mong muốn của nhà đầu tư và khách hàng. Doanh nghiệp sẽ thấy những hành động thân thiện với môi trường không kéo giảm mà sẽ thúc đẩy lợi nhuận và danh tiếng của mình.
Cuối cùng, hãy hành động ngay và trở thành tấm gương điển hình cho các doanh nghiệp khác. Chiến lược và sản phẩm của một doanh nghiệp không thể được thay đổi ngay lập tức, nên hành động sớm chính là chìa khóa của thành công.
“Phát triển bền vững đang trở thành một phần không thể thiếu để tạo ra giá trị và giúp bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp. Việc thiếu những hành động kịp thời có thể cản trở nghiêm trọng cơ hội tăng trưởng trong tương lai của ASEAN cũng như Việt Nam. Mặc dù đã có một số thay đổi đáng khích lệ, thời gian tới, các doanh nghiệp cần hành động nhiều hơn để đảm bảo toàn bộ hoạt động kinh doanh và chuỗi giá trị của họ mang tính bền vững”, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, chia sẻ.
Các tin khác

Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thảo luận biện pháp tránh đóng cửa chính phủ

BoJ đồng thuận giữ lãi suất thấp nhưng chia rẽ về thời gian chấm dứt chính sách nới lỏng

Chỉ số hàng hóa MXV-Index chưa thấy tín hiệu phục hồi

Hoài nghi triển vọng tiêu thụ có thể khiến đà tăng giá dầu chững lại

Hai quan chức chủ chốt của Fed ủng hộ việc giữ lãi suất ở mức cao

Nhật Bản công bố các trụ cột trong gói kích thích kinh tế mới

NHTW Nhật duy trì chính sách siêu nới lỏng

Lãi suất toàn cầu "cao hơn trong thời gian dài hơn"

Dòng tiền đầu tư đến thị trường gia tăng, giá hàng hoá giảm mạnh

ADB bổ nhiệm ông Scott Morris làm Phó Chủ tịch phụ trách Đông, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Đức cần thay đổi cấu trúc kinh tế

Việt Nam - Hoa Kỳ: Cần hợp tác sâu rộng hơn tương xứng với mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng khu vực Đông Nam Á

Nhật Bản: Lạm phát tăng cao hơn dự kiến trong tháng Tám

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

ADB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó
