Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Các NHTW sẽ chậm lại tốc độ nới lỏng

Mai Ngọc
Mai Ngọc  - 
Năm 2024 đã chứng kiến sự đảo chiều chính sách tiền tệ sang nới lỏng của hầu hết các NHTW lớn trên thế giới, ngoại trừ NHTW Nhật Bản. Lộ trình cắt giảm lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục trong năm nay, song tốc độ sẽ chậm lại do sự thay đổi chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
aa

Chu kỳ nới lỏng đã khởi động

Chu kỳ nới lỏng tiền tệ đã chính thức bắt đầu trong năm qua với việc hàng loạt NHTW trên thế giới thực hiện cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát toàn cầu chậm lại. Trong tháng cuối cùng của năm 2024 cũng có nhiều NHTW lớn trên thế giới cắt giảm lãi suất như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), NHTW châu Âu (ECB), NHTW Thụy Sĩ (SNB), NHTW Canada (BoC)…

Tính chung trong năm qua đã có 7 trong số 10 NHTW lớn của các nền kinh tế phát triển cắt giảm lãi suất. Trong đó NHTW Canada đang dẫn đầu cuộc đua nới lỏng khi đã cắt giảm lãi suất tới 5 lần kể từ tháng 6 với tổng mức cắt giảm tới 175 điểm và lần gần đây nhất là tại cuộc họp cuối cùng của năm 2024 khi cơ quan này tiếp tục cắt giảm lãi suất tới 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất xuống còn 3,25%.

Tiếp đó là NHTW Thụy Điển (Riksbank) khi cơ quan này đã cắt giảm lãi suất 5 lần trong năm qua với tổng mức cắt giảm lên tới 150 điểm cơ bản. Điểm đáng chú ý nữa là cơ quan này đã khởi động chu kỳ nới lỏng của mình từ khá sớm với lần cắt giảm lãi suất đầu tiên diễn ra ngày 8/5, lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sau 8 năm. Tại cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm qua, Riksbank tiếp tục giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản xuống còn 2,5% như hiện nay.

Trong khi SNB cũng đã cắt giảm lãi suất tới 4 lần trong năm qua với tổng mức cắt giảm tới 125 điểm cơ bản. Trong tại cuộc họp chính sách tháng 12 cũng đã ghi nhận việc SNB mạnh tay cắt giảm lãi suất tới 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất xuống còn 0,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022.

Tương tự Ngân hàng Dự trữ Newzealand (RBNZ) cũng đã cắt giảm lãi suất 125 điểm cơ bản trong năm qua thông qua 3 đợt cắt giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 8; trong đó có hai lần cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản liên tiếp và tháng 10 và tháng 11.

Còn với Fed, tại cuộc họp chính sách cuối năm diễn ra trong hai ngày 17-18/12, cơ quan này cũng quyết định cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đưa phạm vi lãi suất cho vay qua đêm xuống còn 4,25% - 4,5%. Đây mới là lần cắt lãi suất thứ ba của Fed trong năm nay, song tổng mức cắt giảm lãi suất của Fed trong năm qua cũng lên tới 100 điểm cơ bản.

Trước đó gần 1 tuần, hôm 12/12, NHTW châu Âu (ECB) cũng đã giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống còn 3%. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ tư của ECB kể từ khi cơ quan này bắt đầu chu kỳ nới lỏng vào tháng 6. Tính chung trong năm qua, ECB đã cắt giảm lãi suất tổng cộng 100 điểm cơ bản.

Với NHTW Anh (BoE), mặc dù giữ nguyên lãi suất ở mức 4,75%, mức thấp nhất trong 3 năm qua, tại cuộc họp chính sách cuối năm, tuy nhiên tính chung trong năm qua BoE cũng đã có hai đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 8 và tháng 11 với tổng mức cắt giảm là 50 điểm cơ bản.

Trong số 10 NHTW lớn, hiện chỉ còn NHTW Na Uy (Norges Bank) và Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) là vẫn chưa cắt giảm lãi suất. Theo đó hiện Norges Bank vẫn đang duy trì lãi suất ở mức cao nhất 16 năm là 4,5% trong khi RBA vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 12 năm là 4,35%.

Tuy nhiên NHTW Nhật Bản (BoJ) mới là “hiện tượng lạ” khi hiện là NHTW lớn duy nhất trên thế giới vẫn đang “một mình một ngựa” trên con đường thắt chặt tiền tệ. Mặc dù giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp cuối năm, song theo các nhà phân tích, nguyên nhân chủ yếu do BoJ muốn nắm bắt thêm dữ liệu tiền lương vào mùa xuân năm tới. Vì thế nên khả năng cơ quan này tăng thêm lãi suất vào tháng 1 là khá cao.

Tốc độ sẽ chậm lại

Theo những tín hiệu phát đi từ các NHTW lớn trên thế giới, giới chuyên gia nhận định, chu kỳ nới lỏng vẫn sẽ tiếp diễn trong năm nay, thậm chí sẽ có thêm một số cái tên mới. Theo đó RBA đang được kỳ vọng có thể cắt giảm lãi suất 25 điểm vào tháng 2, trong khi động thái này của Norges Bank được dự báo sẽ diễn ra vào tháng 3.

Tuy nhiên tốc độ nới lỏng của các NHTW có thể sẽ chậm lại do lo ngại lạm phát cao có thể quay trở lại nếu nhưng những chính sách thuế quan của ông Donald Trump được thực thi.

Điều đó thể hiện rõ trong quan điểm của Fed. Phát biểu tại buổi họp báo sau quyết định cắt giảm lãi suất hôm 18/12, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, việc cắt giảm thêm lãi suất sẽ phụ thuộc vào tiến triển hơn nữa trong việc hạ thấp lạm phát vẫn ở mức cao. Mặc dù cho biết Fed vẫn tự tin rằng áp lực giá sẽ tiếp tục giảm bớt, ông cũng thừa nhận rằng các nhân viên và các nhà hoạch định chính sách của Fed đang cố gắng đánh giá xem các mức thuế quan, thuế suất thấp hơn và hạn chế nhập cư theo kế hoạch của ông Donald Trump có thể ảnh hưởng đến chính sách như thế nào.

“Một số người đã thực hiện một bước rất sơ bộ và bắt đầu đưa các ước tính có điều kiện cao về tác động kinh tế của các chính sách vào dự báo của họ tại cuộc họp này”, Powell cho biết về dự báo cao hơn cho cả tăng trưởng và lạm phát vào năm 2025 của Fed.

Theo đó, trong bản cập nhật dự báo kinh tế được đưa ra sau cuộc họp, Fed đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng năm 2025 của kinh tế Mỹ lên mức 2,1%, song tỷ lệ lạm phát trung bình vào cuối năm 2025 cũng được nâng lên mức 2,5%, cao hơn so với mức 2,1% được đưa ra hồi tháng 9. Các nhà hoạch định chính sách cũng nâng ước tính về lãi suất trung bình dài hạn lên mức 3,0% thay vì mức 2,9% như dự báo trước đó.

“Tôi nghĩ chúng ta đang ở một vị thế tốt, nhưng tôi nghĩ từ đây sẽ là một giai đoạn mới và chúng ta sẽ thận trọng về việc cắt giảm thêm nữa”, Powell cho biết tại buổi họp báo.

Đồ thị điểm (dot plot) tháng 12 của Fed cũng cho thấy, các quan chức Fed dự kiến họ sẽ chỉ thực hiện hai lần cắt giảm lãi suất, mỗi lần 25 điểm cơ bản, trong năm 2025, thấp hơn tới 50 điểm cơ bản so với dự đoán của các quan chức Fed hồi tháng 9.

Quan điểm thận trọng của Fed đã nhận được sự hưởng ứng của các NHTW lớn khác. Chẳng hạn như ECB, phát biểu tại buổi họp báo sau quyết định cắt giảm thêm lãi suất 25 điểm cơ bản hôm 12/12, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo, lạm phát trong khu vực vẫn ở mức cao không thoải mái và cơ quan này vẫn chưa chiến thắng hoàn toàn trước tình trạng tăng giá quá mức. Tương tự, Riksbank dùng vẫn cắt giảm lãi suất 25 điểm tại cuộc họp chính sách cuối năm, nhưng cho biết hiện họ thấy lý do để thận trọng hơn về việc cắt giảm lãi suất vào đầu năm 2025.

Trong khi Norges Bank vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức cao nhất trong 16 năm là 4,50% và nhấn mạnh rủi ro về một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. “Thuế quan cao hơn có thể sẽ làm giảm tăng trưởng toàn cầu, nhưng những tác động đối với triển vọng giá cả ở Na Uy vẫn chưa chắc chắn”, cơ quan này cho biết.

NHTW Anh cũng tỏ ra thận trọng khi giữ nguyên lãi suất chính ở mức 4,75% tại cuộc họp cuối năm và cho biết họ cần phải tuân thủ cách tiếp cận dần dần hiện tại để cắt giảm lãi suất. “Với sự bất ổn gia tăng trong nền kinh tế, chúng tôi không thể cam kết khi nào hoặc cắt giảm bao nhiêu lãi suất trong năm tới”, Thống đốc BoE Andrew Bailey cho biết.

Mai Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.