Cái "tâm" của cán bộ làm công tác chính sách xã hội
Trong quá trình công tác bà kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ các tổ chức, đoàn thể của xã, như Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó chủ tịch hội Chữ thập đỏ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Đại biểu HĐND huyện Đông Triều (nay là TP Đông Triều) và xã Việt Dân nhiều khoá... Trước đó, bà là Kế toán HTX nông nghiệp xã Việt Dân. Khi là công chức Văn hoá - Xã hội, nhiệm vụ của bà là thực hiện các chính sách, quyền lợi cho đối tượng xã hội, trong đó có người khuyết tật - trẻ mồ côi, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bà Đào Thị Tròn (người đứng ngoài bên phải), trao tặng quà cho các cháu khuyết tật nhân Tết Nguyên Đán |
Công việc của bà không chỉ phức tạp, kịp thời mà con phải có tấm lòng nhân hậu, nhiệt huyết, nên ai cũng cảm phục tinh thần trách nhiệm và tình cảm của bà với đối tượng, nhưng ít người biết bà cũng là người khuyết tật. Cách đây hơn 15 năm (ngày 10/2/2009) trên đường đi công tác, bà bị xe ô tô chở khách của hãng Việt Thanh (nay là Công ty TNHH vận tải tốc hành KUMHO Việt Thanh) do lái xe xử lý kém đã đâm vào xe máy của bà, khiến bà bị thương tật nặng, mất sức khỏe vĩnh viễn 78%, thiếu 3% nữa thì bà phải có người chăm sóc.
Nhiều người nói đùa bà là ROBOT, bởi trong người bà được "gia cố" nhiều ốc vít. Những cơn đau vã, nhức buốt tận óc, nhưng vì đối tượng bà vẫn gắng gượng mang quyền lợi đến cho họ kịp thời, đầy đủ. Bà làm công việc tận tụy, chính xác như một người máy. Trong đó, phải kể đến việc bà là Đảng viên, cán bộ chính sách xã hội của xã, ngày 22/11/2014, Ban Bí Thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Tín dụng chính sách xã hội”, bằng trách nhiệm và kinh nghiệm nghề nghiệp, bà nhận biết, Chỉ thị số 40 là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước có lợi cho người nghèo, gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Thực hiện tốt Chỉ thị sẽ góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia, là mảng công tác bà phụ trách. Bà dành thời gian nghiên cứu kỹ nội dung Chỉ thị, đồng thời tham khảo qua đồng nghiệp ở thị xã, ở các xã bạn. Từ đó bà mạnh dạn, chủ động tham mưu và trực tiếp soạn thảo nhiều văn bản cho cấp Uỷ, Chính quyền xã triển khai thực hiện Chỉ thị.
Bà Đào Thị Tròn được Trung ương Hội Người khuyết tật - Trẻ mồ côi tặng bằng khen vì có thành tích tham gia công tác bảo trợ xã hội |
Việt Dân là xã nghèo của huyện Đông Triều, với hơn 1.260 hộ, hơn 4.260 nhân khẩu, hơn 70% là đồng bào Công giáo. Nhờ quyết tâm đưa Chỉ thị 40 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng và các văn bản của Tỉnh, của thị xã vào chương trình công tác, nên xã Việt Dân đã thu được kết quả trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tính đến 30/12/2014 không còn hộ nghèo, đạt tiêu chí nông thôn mới. Là một trong những xã có nhiều đối tượng chính sách xã hội, là mảng công tác bà Đào Thị Tròn phụ trách, có tới 875 đối tượng, chiếm 13,68% dân số, trong đó người khuyết tật-Trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa 65 người, người có công với cách mạng 245 người; hàng trăm đối tượng chích sách khác....
Hàng năm, bà phải về phòng Lao động-TBXH thị xã Đông Triều lĩnh hơn nửa tỷ đống, bình quân gần 50 triệu đồng/tháng để chi trả cho đối tượng và phải chi trả tận tay trong một thời gian ngắn. Trong khi chính sách liên tục thay đổi, liên tục bổ sung, nhiều nguồn trợ cấp, nhằm nâng cao đời sống của đối tượng, cũng có nghĩa, nhiệm vụ của cán bộ chính sách- xã hội nặng nề hơn, vất vả hơn. Ngoài ra còn phải tuyên truyền vận động, thu các khoản theo chính sách Nhà nước, như thu nghĩa vụ công ích, các khoản do tỉnh, huyện và xã trợ cấp đột xuất...cũng nhiều tỷ đồng. Phối hợp cùng các Hội, Đoàn thể nhận uỷ thác nguồn vốn Tín dụng chính sách, tổ Tiết Kiệm và Vay Vốn bình xét, rà soát đối tượng, tham gia kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn đối tượng vay vốn Tín dụng sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, giảm nợ quá hạn.
Bà còn trực tiếp hoặc tham gia nhiều cuộc thăm hỏi, tặng quà cho hàng trăm lượt đối tượng trong các dịp Lễ, Tết. Đặc biệt là Tết Nguyên Đán và ngày TBLS (27/7) hằng năm. Phát hiện hoàn cảnh, đời sống đối tượng khó khăn, phản ảnh, đề nghị với xã, huyện quan tâm, chăm sóc, giải quyết chế độ, chính sách cho họ. Một lần đi trả tiền trợ cấp cho đối tượng, bà biết ông Nguyễn Văn Phúc, ở thôn Phúc Thị, 58 tuổi, CCB, bị bệnh tâm thần, sống độc thân trong một gian nhà nhỏ, giột nát, không biết tự phòng vệ cho mình, rất nguy hiểm. Bà đã hướng dẫn người thân của ông Phúc làm đơn gửi các ngành, các cấp xin hỗ trợ làm nhà "Tình Thương" cho ông Phúc. Bản thân bà trực tiếp kêu gọi, vận động các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ. Rất mừng, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Hạ Long hỗ trợ 20 triệu đồng, Ban trị sự Chùa Tiêu Giao, TP Hạ Long hỗ trợ 20 triệu, trị giá ngôi nhà khoảng 80 triệu đồng, số còn lại do gia đình, dòng họ, người thân hỗ trợ, ngôi nhà đã hoàn thành và bàn giao cho ông phúc trước Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015. Gia đình, làng xóm rất phấn khởi. Ông Phúc, người tâm thần dọn vào nhà mới bệnh tình như thuyên giảm. Ông liên tục cảm ơn “Chị Tròn. Nhờ chị Tròn mới có nhà xây, lợp ngói để ở. Chị Tròn bảo gì em phải nghe chị Tròn". Gia đình và dòng họ rất biết ơn và ghi nhận, nhờ bà Đào Thị Tròn, công chức Văn hoá-Xã Hội của xã quan tâm, nhiệt huyết, ngày ông Nguyễn Văn Phúc mất, ông được quàn trong ngôi nhà “ Tình Nghĩa” khang trang, vững chắc.
Trước đó bà còn vận động Công đoàn cơ quan UBND xã tặng sổ tiết kiệm 5 triệu đồng cho hộ ông Nguyễn Văn Mười, sinh năm 1930, ở thôn Phúc Thị, là người già cô đơn không nơi nương tựa, hộ nghèo và hỗ trợ 100.000 đồng/tháng cho đến lúc cụ mất. Vận động hỗ trợ bà Nguyễn Thị Tình, sinh năm 1976, bị bệnh tâm thần từ nhỏ, con trai bị bệnh tâm thần, câm điếc, khuyết tật hệ vận động, đi lại khó khăn, bà Đào Thị Tròn đã chủ động vận động Trường tiểu học xã hỗ trợ mức 400.000 đồng/tháng. Đặc biệt, từ ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, là Đảng viên, công chức văn hoá - xã hội bà đã có nhiều cố gắng đưa Chỉ thị vào cuộc sống, nhiều đối tượng được hưởng nguồn tín dụng chích sách xã hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Góp phần quan trong vào Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bà Đào Thị Tròn được UBND xã Việt Dân tặng giấy khen vì có thành tích tham gia chống bão Yagi (bão số 3) |
Tóm lại, mọi hoạt động liên quan đến đời sống của đối tượng bà Đào Thị Tròn, cán bộ chính sách luôn tận tâm, tận lực được Đảng Ủy, chính quyền xã, đối tượng và nhân dân tín nhiệm, tin yêu. Gần 20 năm chuyên trách công tác chính sách - xã hội, trong đó khó khăn phức tạp là chi trả trợ cấp cho đối tượng, với nhiều mức, nhiều loại hình. Nhưng bà đã thực hiện chi trả tận tay, kịp thời cho đối tượng hàng chục tỷ đồng, bảo đảm chính xác kịp thời, không mất mát một xu, tư vấn, hướng dẫn cho nhiều hộ nghèo, hộ chính sách tiếp cận được với nguồn vốn Tín dụng chính sách xã hội,với một khối lượng công việc mà người khỏe thực hiện cũng vất vả, khó khăn. Nhiều đối tượng cảm động, ngoài việc chi trả kịp thời, chính xác, tư vấn tận tình cho đối tượng tiếp cận với các chế độ, chính sách, khi gặp đối tượng quá khó khăn, ốm đau bà còn tự bỏ tiền cá nhân hỗ trợ. Món chi trả bằng tiền chẵn, bà thường không lấy lại tiền thừa. Với một người thì chỉ dăm ba ngàn, nhưng hàng trăm đối tượng thì khoản “ biếu” đối tượng cũng không nhỏ.
Đến năm 2015, xã Việt Dân không còn hộ nghèo và hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, xã Việt Dân là đầu tiên trong cả nước được công nhận là xã nông thôn mới Kiểu mẫu, được Thủ Tướng Chính Phủ khen thưởng, trong đó có công đóng góp không nhỏ của bà Đào Thị Tròn.
Biết bà bị tai nạn giao thông, đi lại khó khăn, nhiều người thông cảm hoàn cảnh của bà bệnh tật, ốm đau, gia đình khó khăn, chồng là CCB cũng bị bệnh, khuyên bà nên xin chuyển làm việc khác ít phải đi lại, bà bảo, gần 20 năm làm việc này, ít nhiều đã có kinh nghiệm. Chính sách trợ cấp cho đối tượng xã hội, đối tượng khó khăn ngày càng được nâng cao, chính sách được bổ sung liên tục, không có kinh nghiệm, không tận tình với công việc thì khó hoàn thành được nhiệm vụ và đối tượng bị thiệt thòi, nên còn một ngày bà cũng cố đáp ứng sự tín nhiệm của lãnh đạo và sự tin yêu của đối tượng.
Năm 2016 bà nghỉ hưu. Bà tiếp tục tham gia Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Đông An (Thôn Cầu Đạm sát nhập với thôn An Trại). Với trách nhiệm là Đảng viên, có kinh nghiệm công tác xã hội, bà tiếp tục cống hiến kinh nghiệm và tâm huyết cho công việc. Thời gian nghỉ hưu từ (2016-2024), bà đã cùng với Chi bộ, Trưởng thôn và các tổ chức xã hội, đoàn thể lãnh đạo nhân dân chống dịch Covid-19 thành công, sản xuất, đời sống nhân dân nhanh chóng ổn định và phát triển.
Đặc biệt, trận Siêu bão YAGI số 3 hồi đầu tháng 9/2024, xã Việt Dân nói chung, thôn Đông An do bà làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận bị thiệt hại năng nề. Đê Sông Đạm Thuỷ vượt ngưỡng báo động, bà đã lăn lộn ngày đêm vận động nhân dân chống bão và hộ đê thành công. Bà tích cực phối hợp cùng các đoàn thể, tổ chức xã hội, Tổ Tiết Kiệm và Vay Vốn khảo sát, thống kê các hộ, trong đó ưu tiên các hộ khó khăn, hộ chính sách bị thiệt hại, đề nghị các cấp quan tâm hộ trợ khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra. Đến nay, xã Việt Dân cơ bản đã khắc phục được thiệt hại, sản xuất, đời sống của nhân dân ổn định. Bà Đào Thị Tròn đúng là cán bộ của nhân dân.