Cần những thay đổi để tài chính công tạo ra các cú hích phát triển

13:02 | 06/09/2024 Kinh tế
aa
Tài chính công là nguồn lực quan trọng, nhưng cần có những thay đổi nhằm tạo ra các cú hích cho phát triển, PGS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng.
Bộ KHĐT khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật Chính phủ giao Đề xuất tiêu chí phân loại dự án đầu tư công Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
Cần những thay đổi để tài chính công tạo ra các cú hích phát triển

Thưa PGS. TS. Hoàng Văn Cường, ông nhìn nhận thế nào về vấn đề cần tăng cường dư địa và nguồn lực để tài chính công phát tốt hơn nữa vai trò của mình?

Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa tài chính công, trước hết phải tăng được nguồn lực công lên, vì tăng được mới có nguồn để đầu tư. Tăng nguồn lực công là tăng từ các nguồn thu của ngân sách, tái cơ cấu nguồn thu và tìm nguồn thu theo hướng bền vững hơn. Điển hình là phải tái cấu trúc ngay từ các chính sách thu từ thuế. Mấu chốt phải nghĩ đến tái cấu trúc thuế để có một nguồn thu cho ngân sách bền vững.

Hiện nay, chúng ta cũng đang hướng đến một số chính sách thuế, nhưng một trong chính sách thuế hiện nay chúng ta hầu như chưa đề cập đến là thuế về sử dụng tài sản và thuế tài sản. Chính điều đó làm lãng phí đi một nguồn lực rất lớn. Chẳng hạn như là nguồn lực từ đất đai, việc sử dụng đất đai tạo ra một giá trị gia tăng thì sử dụng giá trị gia tăng này điều tiết vào ngân sách nhà nước như thế nào?

Chúng ta biết rằng hầu hết các nước trong giai đoạn bắt đầu phát triển thì nguồn lực từ đất đai, giá trị gia tăng từ đất đai tập trung vào cho nguồn đầu tư công rất lớn. Nhưng mà Việt Nam hiện nay, giá trị gia tăng lên lại rơi vào cá nhân, không tập trung thành một nguồn lực của Nhà nước được. Cho nên, đây là một nội dung phải tập trung cải cách về chính sách liên quan đến thuế để tăng nguồn thu.

Hiện nay, tỷ trọng thu từ đất đai đạt khá cao nhưng phần lớn trong số đó là thu từ tiền giao đất “một lần là xong” và như vậy đây không phải là nguồn thu bền vững. Trong khi bền vững là phải thu từ tiền thuê, tiền thuế trên đất đó.

Cùng với đó, do tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt nam hiện nay khá thấp, còn khoảng cách xa so với trần nợ công cho phép, trong khi đất nước đang cần đầu tư phát triển nên không đặt nặng vấn đề khống chế nợ công, bội chi ngân sách (ngắn hạn hàng năm) để mở rộng dư địa cho nguồn lực công. Theo đó, trong giai đoạn cần cho đầu tư phát triển thì chắc chắn phải tăng dư địa nợ công lên. Mục tiêu là khống chế an toàn nợ công, chứ không đặt ra mục tiêu hạ thấp nợ công hàng năm mà cần phải mở rộng dư địa này lên, đồng thời với đó là bội chi ngân sách cũng không nhất thiết phải khống chế quá chặt.

Thực tế trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng không đặt vấn đề khống chế cứng các chỉ tiêu này. Như khi Chính phủ trình Quốc hội thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội cũng đã cho phép được tăng bội chi thêm 1-1,2% GDP/năm trong 2 năm 2022 và 2023, nhưng trên thực tế không dùng hết, thực tế chỉ bội chi khoảng 3,5% (năm 2022 ở mức 3,07% GDP, năm 2023 bằng 3,5% GDP; bình quân giai đoạn 2021-2023 khoảng 3,46% GDP). Cho nên thời gian tới, tôi cho rằng đây không phải là rào cản.

Chúng ta vẫn cần xác định các chỉ tiêu hàng năm để có cơ sở điều hành về chính sách tài khóa, tiền tệ, nhưng không nên chốt các chỉ tiêu cứng mà nên để trong một khoảng chỉ tiêu. Ví dụ là nên để trong một khoảng dao động, như từ 4-5%, hay từ 3,5-4,5%/năm, về cả bội chi cũng như tỷ lệ lạm phát, thậm chí kể cả chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP cũng nên để trong một khoảng. Như vậy thì dư địa để điều hành tốt hơn. Chúng ta chỉ nên chốt chỉ tiêu cứng cho cả một giai đoạn, ví dụ giai đoạn 5 năm thì phải là một con số chỉ tiêu cụ thể mà chúng ta phải phấn đấu đạt được cho cả giai đoạn đó. Đấy là điều cần phải quan tâm để có dư địa điều hành.

Câu chuyện đầu tư công, nhất là kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ cần như thế nào để giải quyết tốt hơn nữa vấn đề phân bổ và nâng cao hiệu quả, thưa ông?

Tôi cho rằng, phải tiếp tục đổi mới phương thức đầu tư công. Tôi đánh giá cao trong thời gian vừa qua chúng ta đã có thay đổi rất lớn về phân bổ đầu tư công. Nếu chúng ta nhìn lại thời kỳ trước năm 2016 thì tổng tiền đầu tư công hàng năm chúng ta rất thấp nhưng số lượng dự án đầu tư công rất nhiều, trên 10-15 nghìn dự án đầu tư công. Hiện nay, chúng ta giảm xuống chỉ còn khoảng chừng 5 nghìn dự án, mặc dù tổng mức đầu tư công của chúng ta tăng lên gấp đôi. Như vậy cho thấy một điều rất rõ là chúng ta đã tập trung hơn được các nguồn lực đầu tư công và đây cũng là một trong những thành công trong Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công. Do chúng ta phải thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm nên đã hạn chế được tình trạng đầu tư tràn lan, quyết định đầu tư "ngẫu hứng".

Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm bản thân nó lại cũng bộc lộ một số nhược điểm như rào cản cho quá trình xác định dự án đầu tư. Do vậy, tôi nghĩ rằng về hoàn thiện luật, chúng ta phải thay đổi theo hướng bên cạnh danh mục đầu tư công 5 năm làm định hướng, cần có kế hoạch đầu tư công 3 năm cuốn chiếu, trong đó có 1 năm lựa chọn từ danh sách 5 năm để đưa dự án vào danh mục và 2 năm tiếp theo để chuẩn bị hoàn thiện và phê duyệt dự án, phân bổ vốn đầu tư.

Như hiện nay, chúng ta biết rằng, muốn đầu tư gì phải đặt trước từ đầu kế hoạch 5 năm, nhưng trong 5 năm sau tình hình thay đổi, dự án có thể không còn phù hợp, cần thay đổi, điều chỉnh. Mặt khác, cũng chính vì chuẩn bị dự án đưa vào kế hoạch 5 năm vội như thế cho nên việc chuẩn bị dự án đầu tư chỉ là “đặt chỗ” cho được, chứ không có giai đoạn chuẩn bị thật kỹ trước khi phê duyệt và phân bổ vốn đầu tư.

Nên tôi cho rằng, hoàn thiện pháp luật đầu tư công cũng cần phải thay đổi cách xét chọn các dự án đưa vào danh mục đầu tư, có thời gian chuẩn bị các dự án trước khi phê duyệt và phân bổ vốn đầu tư, đồng thời phải tập trung vào đầu tư dứt điểm được các công trình mang tính chất cốt lõi, hạ tầng khung từ đó tạo ra những sự thay đổi đột phá cũng như sẽ thay đổi được các yếu tố để tạo cơ hội để thu hút các nguồn từ bên ngoài vào.

Công trình sân bay Long Thành đang trong quá trình thi công
Công trình sân bay Long Thành đang trong quá trình thi công

Nhưng nguồn tài lực Nhà nước, trong đó có đầu tư công cũng không thể nào giải quyết được hết dược những vấn đề của đầu tư của cả xã hội. Vậy thì vấn đề đặt ra là đầu tư công sẽ dẫn dắt đầu tư tư như thế nào, thưa ông?

Đúng vậy, đầu tư công chỉ chiếm khoảng 20-25%, chứ không thể thay thế các khu vực khác được. Nên đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư như thế nào là yếu tố rất quan trọng và dẫn dắt ấy cần thể hiện được ở trên 3 giác độ:

Thứ nhất là phải chọn được những khâu nào hiện nay đang là nút thắt mà đầu tư xã hội, tư nhân không thể làm được thì đầu tư công bỏ tiền vào đấy. Đấy là nút thắt để mở ra thu hút nguồn lực từ khu vực khác đầu tư vào phát triển.

Thứ hai là đầu tư công hợp tác với đầu tư tư nhân (PPP). Thực sự trong thời gian qua chúng ta đã có Luật về đầu tư PPP nhưng phương thức hợp tác công tư thực sự chưa thành công, nhà đầu tư tư nhân chưa mặn mà và chưa thấy yên tâm về rủi ro trong đầu tư vào các lĩnh vực cần hợp tác công tư. Cho nên, cơ chế phân chia lợi ích, chia sẻ rủi ro trong đầu tư PPP cũng cần phải làm rõ.

Đặc biệt một phương thức đầu tư trong PPP mà vừa qua chúng ta đã bỏ đi, đấy chính là phương thức đầu tư theo hợp đồng BT. Nguyên nhân do phát sinh quá nhiều tiêu cực trong giai đoạn trước, chúng ta thực hiện không đúng với bản chất của BT, làm biến tướng cơ chế BT thành cơ chế đổi đất lấy cơ sở hạ tầng nên sinh ra nhiều tiêu cực và thất thoát nguồn lực Nhà nước.

Bản chất của BT là một phương thức đầu tư mà nó huy động được sự sáng tạo của những nhà đầu tư tư nhân để tạo ra những giá trị mới cho các dự án phát triển mới do tài năng, sáng tạo của nhà đầu tư mang lại. Nếu chúng ta làm tốt cơ chế này, tôi nghĩ rằng không phải chỉ huy động được tư nhân vào mà thực sự là phát huy được tài năng, sáng tạo của tư nhân để huy động các nguồn lực, tiềm năng trở thành các nguồn lực phát triển.

Bên cạnh đó, cần tiết kiệm đầu tư công cho những khu vực cần thiết, điển hình như đầu tư cho khu vực sự nghiệp công. Vừa qua, chúng ta đã thực hiện được chính sách tự chủ, nhưng tự chủ không có nghĩa là chúng ta khoán trắng cho các đơn vị tự lo, tự bươn trải, mà tự chủ nhằm phát huy hết những thế mạnh của mỗi đơn vị sự nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận chi trả với chi phí cao hơn, cùng với đó là chi trả của Nhà nước dành cho các khâu đầu tư then chốt, cốt yếu cũng như hỗ trợ các đối tượng yếu thế để được tiếp cận dịch vụ với chất lượng cao. Tự chủ là chúng ta thay đổi phương thức và như vậy thì chúng ta sẽ huy động được xã hội hóa cho đầu tư khu vực sự nghiệp công.

Hiện nay, chủ trương xã hội hóa đang vướng phải cơ chế cứng, như rào cản sự tham gia của đông đảo các tầng lớp xã hội đầu tư vào các dịch vụ của khu vực công, trong khi cùng dịch vụ đó, khu vực tư lại đang thu hút nguồn lực rất lớn. Điển hình như trong giáo dục, chúng ta thấy ngân sách đầu tư giáo dục công lập thấp nhưng có rất nhiều những cơ chế lại hạn chế, chưa cho người dân, xã hội tham gia vào đầu tư giáo dục công lập.

Và điểm cuối cùng, chúng ta phải thay đổi phương thức, cách tiếp cận trong đầu tư công. Đầu tư công không có nghĩa là chỉ có Nhà nước bỏ tiền để triển khai các dự án đầu tư như lâu nay thường làm, mà chúng ta phải chuyển hướng sang đặt hàng cho khu vực tư nhân, phải đặt niềm tin và đầu tư ngân sách vào khu vực tư nhân để tạo ra các sản phẩm mà Nhà nước cần phát triển.

Tôi cho rằng, tư nhân sẵn sàng tập trung các nguồn lực để làm nếu như Nhà nước bỏ tiền ra đặt hàng và cam kết dành thị phần theo các mục tiêu đặt hàng. Nếu chúng ta thực hiện được phương thức đặt hàng thì Nhà nước sẽ có được các sản phẩm, công trình như mong muốn, đồng thời tạo ra những cơ sở tiền đề để hình thành những tập đoàn tư nhân có chỗ đứng, có chỗ dựa để trở thành những tập đoàn mạnh, để tạo ra những trụ cột của nền kinh tế và khi đó thực sự đầu tư công sẽ thu hút và dẫn dắt được các đầu tư tư nhân để tạo ra sự phát triển.

Cũng cần mở rộng các lĩnh vực đầu tư công, không phải chỉ ở các công trình hạ tầng, mà phải chú trọng đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào các tiền đề là điều kiện để hình thành và phát triển các lĩnh vực mới...

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê
Nguồn:

Các tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực chuyển dịch mô hình khu công nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực chuyển dịch mô hình khu công nghiệp

TP. Hồ Chí Minh hiện có 17 Khu chế xuất, khu công nghiệp hoạt động với tổng diện tích 3.791,84 ha/5.921,15 ha. Đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp trong khu vực này khá lớn và ngày càng tăng với mức bình quân 6,7%/năm.
Tài khóa - tiền tệ: Chia lửa cuối năm

Tài khóa - tiền tệ: Chia lửa cuối năm

Nếu so sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
TP. Hồ Chí Minh: Talkshow truyền cảm hứng cho giới trẻ về phát triển kinh tế bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Talkshow truyền cảm hứng cho giới trẻ về phát triển kinh tế bền vững

UBND TP. Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch tổ chức buổi nói chuyện (Talkshow) với Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vào ngày 6/10 nhằm giúp truyền cảm hứng cho giới trẻ, sinh viên thành phố hiểu rõ về vai trò trách nhiệm trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
Kết nối thế giới bằng lòng tin: Chặng đường 70 năm chương trình ODA của Nhật Bản

Kết nối thế giới bằng lòng tin: Chặng đường 70 năm chương trình ODA của Nhật Bản

Ngày 6/10/2024 là cột mốc quan trọng đối với Nhật Bản, đánh dấu 70 năm kể từ khi bắt đầu chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) vào năm 1954. Trong bảy thập kỷ qua, trong vai trò một đối tác lớn toàn cầu, Nhật Bản đã mở rộng các chương trình hợp tác đến 190 quốc gia và khu vực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như hòa bình và thịnh vượng của cộng đồng toàn thế giới.
Thành lập Tổ công tác triển khai thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Thành lập Tổ công tác triển khai thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho UBND TP. Đà Nẵng trong việc lập và trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng và Quy chế hoạt động của Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Hà Nội: Xem xét, quyết nghị 20 nội dung quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Hà Nội: Xem xét, quyết nghị 20 nội dung quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 4/10, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 18 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng có tác động lớn, quan trọng, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 3/10

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 3/10

Tỷ giá trung tâm tăng 21 đồng, chỉ số VN-Index giảm 9,74 điểm hay giá xăng dầu đồng loạt giảm... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 3/10.
Quyết liệt phát triển các công trình trọng điểm quốc gia

Quyết liệt phát triển các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 3/10, tại cuộc làm việc với các doanh nghiệp tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành xây dựng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của các công trình hạ tầng trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ hơn, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành những mục tiêu hạ tầng chiến lược quan trọng.
9 tháng, giải ngân vốn FDI hơn 17,3 tỷ USD

9 tháng, giải ngân vốn FDI hơn 17,3 tỷ USD

Báo cáo từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho thấy trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2024, tình hình đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều diễn biến tích cực. Tổng vốn đăng ký và vốn giải ngân đều tăng mạnh, phản ánh sự tin tưởng của nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam.
Kết nối TP. Hồ Chí Minh và 9 tỉnh phía Bắc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

Kết nối TP. Hồ Chí Minh và 9 tỉnh phía Bắc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

Trong bối cảnh các tỉnh, thành phía Bắc đang chịu tác động từ thiên tai, bão lụt Hội nghị kết nối để các địa phương cùng tìm giải pháp thiết thực sớm khôi phục kinh tế và ổn định cuộc sống.
Hoàn thành xây dựng Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 12/2024

Hoàn thành xây dựng Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 12/2024

Trong tháng 12/2024, UBND TP. Đà Nẵng hoàn thành việc xây dựng Đề án, hồ sơ thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập.
CPTPP: 5 năm và những cơ hội vẫn còn bỏ ngỏ

CPTPP: 5 năm và những cơ hội vẫn còn bỏ ngỏ

Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Châu Mỹ đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Hiện dư địa để tăng trưởng trao đổi thương mại còn lớn, tiềm năng giữa Việt Nam với các nước còn nhiều.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 2/10

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 2/10

Tỷ giá trung tâm tăng 13 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 4,36 điểm hay lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ năm 2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 2/10.
Chuyển đổi năng lượng là xu thế tất yếu, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc

Chuyển đổi năng lượng là xu thế tất yếu, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc

Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các bộ, ngành.
[Infographic] Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 9 năm 2024

[Infographic] Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 9 năm 2024

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 9...
Xem thêm
Ngày Thẻ Việt Nam 2024: “Bữa tiệc” thanh toán hấp dẫn giới trẻ

Ngày Thẻ Việt Nam 2024: “Bữa tiệc” thanh toán hấp dẫn giới trẻ

Tối 5/10, tại sân vận động Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), báo Tiền Phong và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng tổ chức 'Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival' dành cho giới trẻ.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Giám đốc Quốc gia WB khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Giám đốc Quốc gia WB khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia

Ngày 04/10 tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp và làm việc với bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
Dẫn kiều hối từ tiết kiệm sang đầu tư

Dẫn kiều hối từ tiết kiệm sang đầu tư

Kiều hối - nguồn lực tài chính của kiều bào và xuất khẩu lao động gửi về nước hỗ trợ thân nhân. Để sử dụng dòng vốn này hiệu quả hơn, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích chuyển những khoản ngoại tệ này trong dân sang đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
9 tháng, giải ngân vốn FDI hơn 17,3 tỷ USD

9 tháng, giải ngân vốn FDI hơn 17,3 tỷ USD

Báo cáo từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho thấy trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2024, tình hình đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều diễn biến tích cực. Tổng vốn đăng ký và vốn giải ngân đều tăng mạnh, phản ánh sự tin tưởng của nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam.
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 23 2992024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 23-29/9/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã ký và ban hành Chỉ thị 04 về các giải pháp của ngành Ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế; Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc NHTW Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput đồng chủ trì Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và NHTW Thái Lan; NHNN Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cuba đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác; NHNN Việt Nam tổ chức hội nghị Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng năm 2024…
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
thuc day thuc hanh esg trong nganh ngan hang

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng...
thong doc nhnn tiep chu tich ngan hang aiib

Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

Chiều 15/7/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có cuộc gặp mặt và làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch AIIB tại Việt Nam từ ngày 15- 19/7.
no luc ho tro khach hang xac thuc sinh trac hoc

Nỗ lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học

Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt. Nhiều ngân hàng đã thông báo làm việc xuyên thứ Bảy, Chủ nhật để thu thập sinh trắc học tại quầy giao dịch, nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
xac thuc sinh trac hoc giup bao dam an toan giao dich ngan chan lua dao

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo
xac thuc sinh trac hoc sau 17 co gi khac

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?
dam bao an toan ve thanh toan khong dung tien mat

Đảm bảo an toàn về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 21/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.
huong toi nen kinh te xanh

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Ngành ngân hàng, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh.
Thỏa sức trải nghiệm công nghệ thanh toán số tại Khánh Hòa

Thỏa sức trải nghiệm công nghệ thanh toán số tại Khánh Hòa

Nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số trên toàn quốc và trong tỉnh Khánh Hòa, ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia Ngày Hội Công nghệ số tỉnh Khánh Hòa do UBND tỉnh tổ chức trong hai ngày 4-5/10/2024.
Bắc Ninh: Tổ chức Lễ phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền

Bắc Ninh: Tổ chức Lễ phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền

Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, sáng ngày 04/10/2024 tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza, thành phố Bắc Ninh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức sự kiện “Lễ phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt”.
Chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 của ngành Ngân hàng Bình Định

Chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 của ngành Ngân hàng Bình Định

Sáng ngày 2/10/2024, tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, Hội nghị tổng kết Chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2024 của ngành Ngân hàng Bình Định đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hội nghị có sự tham gia của hơn 150 đại biểu, gồm: đồng chí Ngô Thị Minh Thu - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; đồng chí Nguyễn Đỗ Thị Lộc - Phó Giám đốc, Chủ tich Công đoàn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các đồng chí là lãnh đạo các tổ chức tín dụng, các đồng chí là trưởng, phó các phòng và toàn thể cán bộ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Hội nghị đánh dấu sự thành công của chuỗi hoạt động sôi nổi và đầy ý nghĩa, góp phần hưởng ứng chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.
ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

Chiến lược tái định vị thương hiệu ấn tượng cùng nỗ lực khẳng định vị thế trong nước và quốc tế đã giúp ROX Group ghi tên mình vào bảng vàng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” và “Thương hiệu truyền cảm hứng” của Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024.
Khách Việt chớp thời cơ săn VinFast VF 7 với ưu đãi hiếm có

Khách Việt chớp thời cơ săn VinFast VF 7 với ưu đãi hiếm có

Loạt ưu đãi xiêu lòng với tổng giá trị lên tới hơn 172 triệu đồng khiến nhiều khách hàng không ngần ngại chốt cọc sớm mẫu SUV điện hot bậc nhất thị trường.
Mời chào lãi suất quỹ bảo trì nhà chung cư Cụm S2 KĐT Vinhomes Ocean Park Gia Lâm

Mời chào lãi suất quỹ bảo trì nhà chung cư Cụm S2 KĐT Vinhomes Ocean Park Gia Lâm

Ban quản trị Cụm nhà chung cư S2, Khu đô thị Vinhomes Ocean Park Gia Lâm mời các tổ chức tín dụng chào lãi suất Quỹ bảo trì có tổng giá trị 250 tỷ đồng, cụ thể như sau.
Điểm đến mới trên đảo Vũ Yên - “Thỏi nam châm” hút khách cho du lịch Hải Phòng dịp lễ 2/9

Điểm đến mới trên đảo Vũ Yên - “Thỏi nam châm” hút khách cho du lịch Hải Phòng dịp lễ 2/9

4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hải Phòng thu hút gần 600.000 lượt du khách thăm quan. Đóng góp không nhỏ vào con số này là gần 300.000 người đổ về Thành phố Đảo Hoàng Gia với “điểm nóng” là Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên .
NAPAS phối hợp đối tác “tung” nhiều khuyến mãi khủng tại Ngày thẻ Việt Nam 2024

NAPAS phối hợp đối tác “tung” nhiều khuyến mãi khủng tại Ngày thẻ Việt Nam 2024

Chớp ngay muôn vàn ưu đãi hấp dẫn từ nay đến hết năm 2024 từ NAPAS và các đối tác đồng hành cùng sự kiện Ngày thẻ Việt Nam 2024.
Những ưu đãi đặc biệt từ sự kết hợp BIDV - Casso

Những ưu đãi đặc biệt từ sự kết hợp BIDV - Casso

BIDV đã chính thức triển khai dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh BIDV VA Billing - dịch vụ ngân hàng tích hợp dựa trên công nghệ Open API dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ kết nối của Casso (Payos) với nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn.
VPBank hợp tác cùng LOTTE C&F cung cấp giải pháp tài chính mua trước trả sau

VPBank hợp tác cùng LOTTE C&F cung cấp giải pháp tài chính mua trước trả sau

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty TNHH LOTTE C&F Việt Nam (LOTTE C&F) vừa tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU). Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra triển vọng mới giúp hai bên tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững đồng thời mang đến cho khách hàng của LOTTE giải pháp tài chính tiêu dùng linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả.
SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh

Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích – Ít âu lo” với việc tăng thêm ưu đãi cho gói “Vay nhiều lãi ít - Lãi suất ưu đãi” với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân khi vay bổ sung vốn kinh doanh.
MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

MB kỷ niệm sinh nhật 30 năm với chương trình CHÀO MB 30 "Sinh nhật rộn ràng - ngập tràn quà tặng" tri ân khách hàng doanh nghiệp, khẳng định sự gắn kết và cam kết đồng hành lâu dài với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ Napas

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ Napas

Từ tháng 9/2024, khách hàng có thể sử dụng thẻ chip nội địa NAPAS do ngân hàng Sacombank phát hành (thẻ NAPAS Sacombank) để thanh toán không tiền mặt ở một số tuyến xe buýt ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… Đồng thời, tiến tới hỗ trợ thanh toán ở các loại hình giao thông công cộng khác trong giai đoạn tiếp theo.
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn Tổ chức/Đơn vị/Quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.
Chung tay cùng MoMo sẻ chia với người dân chịu ảnh hưởng cơn bão số 3

Chung tay cùng MoMo sẻ chia với người dân chịu ảnh hưởng cơn bão số 3

Chỉ chưa đầy một ngày kêu gọi, tính đến 14h30 ngày 10/9, thông qua nền tảng Heo Đất MoMo đã có hơn hơn 12.200 lượt đóng góp với tổng số tiền hơn 735 triệu đồng
Phiên bản di động