Cầu vẫn yếu, khả năng hấp thụ vốn kém
Sau biến cố, sản xuất đã trở lại bình thường
Tình hình kinh tế vẫn tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nhưng tốc độ chậm. Sau khó khăn nhiều DN đã ổn định hoạt động trở lại. Các chỉ số kinh tế vĩ mô vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) thống kê cho thấy, xu hướng phục hồi vẫn được duy trì. Đặc biệt, những ngày gần đây tuy đã xảy ra những biến cố gây rối của một số phần tử lợi dụng biểu tình bày tỏ thái độ yêu nước trước hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến hàng nghìn DN, nhưng với chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, những DN này vẫn vừa tiếp tục sản xuất, vừa khắc phục tổn hại.
Trên đây là những thông tin được nêu ra tại Hội nghị Giao ban sản xuất - kinh doanh tháng 5 giữa các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế Nhà nước, tổ chức ngày 27/5/2014, tại Hà Nội.
Ngân hàng không thể lơi là với rủi ro tín dụng
Báo cáo tại Hội nghị, ông Phú Hữu Minh – Phó giám đốc Sở KH&ĐT Bình Dương cho biết, hơn 800 DN ở tỉnh bị ảnh hưởng lớn do người lao động bị lợi dụng kích động đập phá nhà máy. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và được các bộ, ngành chức năng hỗ trợ DN khắc phục hậu quả, các nhà máy đã sản xuất trở lại. Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, trong các ngày 13-16/5, do biến cố ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh… hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngay sau đó các hoạt động xuất nhập khẩu đã trở lại nhịp độ.
Ông Hoàng Thịnh Lâm – Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tổng hợp (Bộ Công Thương) cho biết, theo khảo sát của Bộ, các DN ở Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tĩnh đã vừa tiếp tục sản xuất, xuất khẩu đơn hàng theo đúng tiến độ, vừa khắc phục hậu quả dưới sự hỗ trợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN, nhiều cơ quan làm việc liên tục cả ngày nghỉ.
Báo cáo nhanh tình hình kinh doanh 5 tháng, ông Bùi Hà – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ KH&ĐT) cho biết, trong tháng 5/2014, tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục được cải thiện. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 5 tăng 2% so với tháng 4 và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2013, tính chung cả 5 tháng tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu 5 tháng tăng 15,4% so với cùng kỳ 2013 và nhập khẩu tăng 9,6%. DN FDI vẫn là khu vực xuất khẩu chủ lực và khu vực này đã xuất siêu 3,84 tỷ USD (không kể dầu thô). Tính chung 5 tháng, cả nước vẫn xuất siêu khoảng 1,65 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Hà lưu ý thì nhập siêu của khu vực DN trong nước ước gần 5,25 tỷ USD...
Tình hình cải thiện nhưng vẫn nhiều DN “ra đi”
Tuy nhiên, tình hình kinh tế nhất là tình hình DN còn rất nhiều khó khăn, do đà phục hồi kinh tế chung vẫn còn chậm và thấp. Trong tháng 5, cả nước có gần 5.500 DN được thành lập mới và 1.131 DN đã ngừng hoạt động trước đây nay đã hoạt động trở lại. Tính chung cả 5 tháng có 31.228 DN mới thành lập, 3.900 DN đã giải thể và 23.900 DN ngừng hoạt động. Ông Hà cho biết: “Qua theo dõi cho thấy, tình hình DN trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, số DN buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động chưa có chiều hướng suy giảm”.
Để tăng trưởng tín dụng mà vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ NHNN kiến nghị cần phải đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng – đây sẽ là giải pháp hỗ trợ DN tiếp cận vốn tốt hơn mà NH không phải hạ chuẩn khi xét duyệt cho vay. |
DN động lực tăng trưởng của nền kinh tế vẫn còn khó khăn – là mối quan tâm, lo ngại của cả nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, với góc nhìn toàn diện hơn và với sự phân tích khách quan hơn, bà Nguyễn Huyền Dịu (Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN) cho rằng, Bộ KH&ĐT cần xem xét kỹ quy mô các DN đã giải thể ngừng hoạt động. “Với 90% DN Việt Nam hiện nay là DNNVV, nếu số DN giải thể, ngừng hoạt động là DN quy mô trung bình của con số 90% này thì đáng phải quan tâm. Nhưng, nếu là những DN nhỏ và rất nhỏ thì có đáng phải quan ngại quá hay không?”. Mặc dù, cùng nhận định xu hướng phục hồi rõ nét, tuy còn chậm và thấp, nhưng bà Huyền Dịu tỏ ra băn khoăn vì báo cáo của ông Bùi Hà - đại diện Bộ KH&ĐT chưa rõ chỉ số tồn kho, tiêu thụ để thấy rõ mức khó khăn của DN.
Theo khảo sát từ địa phương, với các DN, khó khăn lớn hiện nay vẫn là khâu đầu ra cho sản phẩm. Đây chính là nút thắt khiến DN không hấp thụ được vốn, cho dù thời gian qua NHNN đã rất nỗ lực, năng động và tích cực thực hiện các giải pháp giảm lãi suất, đễ hỗ trợ DN, hỗ trợ phục hồi kinh tế, nhưng vốn không ra được. Lãi suất cho vay đã giảm về mức 9-12%/năm – ngang bằng mức lãi suất ở các năm 2005-2006. Thậm chí, với những dự án tốt, lãi suất cho vay chỉ còn 7%/năm. Điều này cho thấy tổng cầu nền kinh tế rất yếu.
Trước tình trạng này, đã xuất hiện không ít ý kiến muốn ngân hàng giảm chuẩn cho vay để DN vay được vốn. Tuy nhiên, theo quan điểm của NHNN và của khá nhiều các chuyên gia kinh tế thì không thể để nợ xấu gia tăng. Bởi một khi hạ chuẩn cho vay đồng nghĩa với rủi ro lớn, nợ xấu gia tăng. Để tăng trưởng tín dụng mà vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng, theo bà Nguyễn Huyền Dịu kiến nghị, cần phải đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng – đây sẽ là giải pháp hỗ trợ DN tiếp cận vốn tốt hơn mà NH không phải hạ chuẩn cho vay. Bà cho biết, mô hình liên kết NH– DN đã khá thành công ở TP. Hồ Chí Minh và hiện đang được mở rộng ở một số tỉnh khác, nên các địa phương cần nỗ lực phát triển sự liên kết theo hướng này.
TS. Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng đã nhiều lần đưa ra kiến nghị có cơ chế bảo lãnh cho DNNVV. Đồng thời, ông cũng cho rằng: “Nếu chỉ ngân hàng và DN tự giải quyết sẽ không xong, bởi ngân hàng không thể lơi là với rủi ro tín dụng”.
Linh Đan
Các tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 8-12/5

Ngân hàng luôn sát cánh cùng doanh nghiệp ĐBSCL

UBTVQH cho ý kiến về việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Agribank

UBTVQH cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng

Chung tay xây dựng nhà Đại đoàn kết tặng hộ nghèo tỉnh Điện Biên

Tái cơ cấu Ngành Công Thương: Cần xây dựng "sếu đầu đàn" doanh nghiệp tư nhân làm động lực thúc đẩy

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 8-12/5/2023

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM

UBTVQH cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm và làm việc với Khu Công nghệ cao TP.HCM

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/5

Đồng hành thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
