“Chỉ lối” cho nông sản lên kệ siêu thị
Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu Khắc phục tồn tại để nông sản vươn xa Sơn La đưa mận và nông sản an toàn đến Hà Nội |
Gập ghềnh đường vào siêu thị
Dù có nhiều tiềm năng, song việc tiêu thụ nông sản ở khu vực vẫn còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, đối với thị trường nước ngoài hiện nay các sản phẩm nông sản chủ lực của miền Trung - Tây Nguyên, vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, hàm lượng chế biến còn thấp. Trong khi đó, ở thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của khu vực vẫn còn chật vật bước chân vào siêu thị.
![]() |
Cần nhiều nỗ lực để đưa nông sản miền Trung - Tây Nguyên vào siêu thị |
Đơn cử như tại Đắk Nông, đến nay tỉnh đã ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Theo đó, địa phương có 4 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh gồm: cà phê, điều, cao su và hồ tiêu. Bên cạnh đó, là 19 sản phẩm chủ lực, tiềm năng khác của địa phương như, lúa, bắp, cây ăn quả. Ngoài ra, gần đây Đắk Nông còn có thêm nhiều sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao như, nấm đông trùng hạ thảo, trà mãng cầu… Đến nay, toàn tỉnh có 169 tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn khác trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích được chứng nhận trên 25.333 ha. Đắk Nông cũng có 52 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), trong đó 6 sản phẩm đạt 4 sao, 46 sản phẩm 3 sao… Tiềm năng là vậy, tuy nhiên theo đại diện Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Nông, hiện nhiều sản phẩm nông sản của địa phương chủ yếu là sản phẩm thô. Mức độ đa dạng hóa và phát triển sản phẩm chế biến sâu chưa cao, chưa có nhiều đột phá về chất lượng. Bởi vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như đưa sản phẩm vào các siêu thị vẫn còn những khó khăn.
Tương tự, như Đắk Nông, Quảng Trị cũng là địa phương ở miền Trung - Tây Nguyên, có nhiều sản phẩm nông sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Trong đó, có thể kể đến như, chuối mật mốc ở Hướng Hóa, bơ ở Hướng Hóa, Gio Linh; cam, bưởi ở Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải Lăng... Việc phát triển diện tích và chất lượng sản phẩm cây ăn quả luôn được địa phương quan tâm, xác định đây là nhóm cây trồng chủ lực để hình thành các vùng sản xuất tập trung, cải tạo vườn trồng cây ăn quả có giá trị. Dự kiến, đến năm 2026 Quảng Trị sẽ trồng mới hoặc ghép cải tạo có hiệu quả ít nhất 250 ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (cam, chanh leo, bơ 034, sầu riêng); có ít nhất 30 ha cây ăn quả được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Trước đó, hồ tiêu là cây chủ lực đặc trưng của Quảng Trị, đến nay đã có chỉ dẫn địa lý, chất lượng cao… Tuy nhiều tiềm năng là vậy, song cũng như Đắk Nông, nhiều sản phẩm nông sản của địa phương vẫn đang chật vật lên kệ siêu thị.
Nhà phân phối chỉ lối
Những khó khăn về việc tiêu thụ nông sản của Đắk Nông hay Quảng Trị cũng là tình trạng chung của các địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cùng với đó, các siêu thị thường đòi hỏi sản phẩm đưa vào hệ thống của mình phải có thương hiệu. Vì thế, nhà cung cấp mới muốn đưa hàng vào siêu thị sẽ gặp nhiều khó khăn, phải đối mặt tiêu chuẩn khắt khe về giá cả, chất lượng, phương thức giao hàng và phải chấp nhận thanh toán chậm…
Trong bối cảnh tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn như hiện nay, thực tế là các siêu thị cũng luôn tìm cách hỗ trợ việc tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp. Theo đại diện siêu thị GO! Đà Nẵng, doanh nghiệp này luôn ưu tiên và đồng hành cùng các nhà sản xuất, nhà cung cấp tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị. Tuy vậy, có một thực tế là tỷ lệ sản phẩm nông sản ở khu vực vẫn có mặt rất ít trong hệ thống siêu thị. Nguyên nhân, do chính doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chưa thực sự muốn cung ứng hàng hóa cho siêu thị và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về giấy tờ, hồ sơ theo quy định của cơ quan chức năng khi đưa hàng hóa vào hệ thống. Mặc khác, các doanh nghiệp thường mắc các lỗi về bao bì sản phẩm, nhãn mác. Đây là lý do khiến 90% đơn vị dù có sản phẩm chất lượng nhưng vẫn không thể xúc tiến hàng hóa trong các kênh phân phối, hệ thống bán lẻ…
Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc điều hành toàn quốc siêu thị Winmart, công ty WinCommerce cho biết, công ty luôn chủ động đến từng địa phương để tìm kiếm sản phẩm mới; kết nối để đưa những đặc sản địa phương, đặc sản vùng miền vào hệ thống chuỗi cửa hàng, siêu thị. Trên thực tế, nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp miền Trung - Tây Nguyên đã góp phần tạo doanh số cho nhiều siêu thị của WinCommerce. Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung khi đưa hàng vào tất cả các siêu thị như đảm bảo về vệ sinh, an toàn chất lượng sản phẩm, công khai minh bạch nguồn gốc xuất xứ sản phẩm… thì WinCommerce đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp có định hướng phát triển sản phẩm rõ ràng, có chiều sâu chất lượng, chủ động trong công tác marketing.
Trong khi đó, theo ông Paul Lê, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, những sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của Việt Nam nói chung, miền Trung - Tây Nguyên nói riêng đều mang tính truyền thống, có tính lịch sử, kế thừa. Tuy nhiên, điểm yếu của các sản phẩm này là chưa kể được câu chuyện về sản phẩm. Trong khi đó, bản thân sản phẩm luôn là một quá trình lịch sử tích lũy, là văn hóa truyền thống gắn với địa phương đó. Theo ông Paul Lê, nhà sản xuất phải kể được câu chuyện đó để người mua sản phẩm cũng biết đến lịch sử, văn hóa của từng địa phương. Các kênh phân phối không chỉ mang sản phẩm chất lượng của thế giới đến Việt Nam, mà còn mang sản phẩm Việt Nam ra thế giới và Central Retail sẽ hỗ trợ nông dân Việt Nam bán sản phẩm cũng như đưa sản phẩm ra thế giới.
Các tin khác

Phát triển chuỗi liên kết nông nghiệp an toàn

Bình Định: Đẩy mạnh tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP

Quảng Nam: Tuyên truyền, hướng dẫn cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

Tăng cường năng lực xuất khẩu cho nông sản Việt

Biến sản phẩm OCOP thành tài nguyên du lịch nông thôn

Nguồn vốn ngân hàng giúp kinh tế nông dân phát triển

Quảng Bình: Hơn 17,8 ngàn lượt khách hàng được tiếp cận vay vốn

Đoàn thanh tra EC sắp sang Việt Nam làm việc về chống khai thác IUU

Thừa Thiên - Huế: Bổ sung hơn 171 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách

Để mía, đường không còn… vị ‘đắng’

TP.HCM: Xây dựng thương hiệu nông sản đặc sản Cần Giờ

Đà Nẵng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đắk Lắk: Hiệu quả từ đầu tư vốn đối với cây sầu riêng

Dành nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch nông thôn

Đà Nẵng: Hội Nông dân đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Agribank Đà Nẵng nhất toàn đoàn tại Hội thao ngành Ngân hàng Đà Nẵng năm 2023
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
