Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) vừa cho biết hiện Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các quy định bắt buộc tuân thủ về phòng chống phá rừng, suy thoái rừng. Trong đó, những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này.
Theo ông Hải, hiện nay các doanh nghiệp cà phê Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu mỗi năm 1,6 - 1,7 triệu tấn cà phê. Thị trường EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm 45% tổng lượng cà phê xuất khẩu. Vì vậy, việc EU thông qua các quy định về phòng chống phá rừng, suy thoái rừng và dự kiến áp dụng từ năm 2024 chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cà phê vào thị trường này.
Nhận định về khả năng EU bị hạn chế nhập khẩu, ông Hải cho biết trong nhiều năm qua, diện tích cà phê Việt Nam ổn định từ 650 - 700 nghìn hecta với khoảng 1,3 triệu nông hộ trồng cà phê, diện tích phần lớn chỉ từ 0,5 ha/hộ trở xuống. Số diện tích này thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng. Tuy nhiên, việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ. Trong trường hợp nếu các thị trường EU siết chặt việc chứng minh nguồn gốc đất trồng cà phê sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ.
Vì vậy, Vicofa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan cần đẩy mạnh việc phổ biến các quy định, cảnh báo tới người dân và doanh nghiệp để các đơn vị chuẩn bị, bởi thời gian không còn nhiều khi quy định này sẽ được EU áp dụng cuối năm 2024.
![]() |
Toàn bộ diện tích cà phê tại Việt Nam được trồng trên đất hợp pháp. |
Không chỉ cà phê mà các ngành nông sản liên quan khác như gỗ, điều, cao su thời gian tới cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các quy định phòng chống phá rừng mới của EU.
Phía Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết các năm qua, ngành điều không phát sinh thêm diện tích trồng mới nên có thể sẽ không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, hiện nay điều thô Việt Nam nhập từ Campuchia và châu Phi khá nhiều. Do đó, nếu các nước này cũng vướng phải quy định chống phá rừng của EU thì ít nhiều việc xuất khẩu điều Việt Nam vào châu Âu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết đã thông báo tới các doanh nghiệp về quy định mới của EU, nhắc nhở các doanh nghiệp thành viên tập trung đánh giá các sản phẩm nội, ngoại thất hoặc các loại ván công nghiệp là đối tượng được quy định bắt buộc phải chứng minh nguồn gốc để nếu phía EU yêu cầu là có thể đáp ứng được các thủ tục liên quan, hạn chế tối đa tình trạng bị từ chối nhập khẩu.
Được biết, ngay sau khi Liên minh châu Âu thông qua các khung quy định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu Vụ Hợp tác Quốc tế tập trung xây dựng và trình khung hành động để thực hiện quy định. Trong đó, khung hành động này cần phải đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan chức năng và nông dân hiểu rõ quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng khi sản xuất nông sản. Đặc biệt, nội dung phải phân định rõ ràng trách nhiệm của ngành nông nghiệp, chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân.
Các tin khác

TP.HCM: Xây dựng thương hiệu nông sản đặc sản Cần Giờ

Đà Nẵng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đắk Lắk: Hiệu quả từ đầu tư vốn đối với cây sầu riêng

Dành nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch nông thôn

Đà Nẵng: Hội Nông dân đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Xuất khẩu rau quả sẽ cán đích 5 tỷ USD

Phát triển du lịch nông nghiệp chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững

Đà Nẵng: Đẩy mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cơ hội cho ngành chăn nuôi sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

EC đánh giá cao Việt Nam trong việc thích ứng quy định chống phá rừng

TP.HCM: Tập trung chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ

Gỡ thẻ vàng: Cơ hội để ngành thủy sản phát triển bền vững

Đề nghị Bộ Công an lập chuyên án ngăn gà, vịt nhập lậu

Quảng Ngãi nỗ lực chống khai thác IUU

Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch nông thôn

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
