Chứng khoán 2021 sẽ “tăng cao hơn bình thường”

15:21 | 08/06/2021 Phân tích nhận định
aa
Theo đánh giá của một số chuyên gia được Vietnam Report khảo sát, trong một năm bình thường, chỉ số Vn-Index đã tăng từ 10%-20%, nhưng năm nay là một năm “hơi lạ”, nên sẽ tăng nhanh hơn với tốc độ tăng sẽ cao hơn bình thường.

Ngày 8/6/2021, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2021. Cùng với danh sách này, báo cáo cũng điểm lại thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2020 và 5 tháng đầu năm nay, nhận diện xu hướng, nhân tố thúc đẩy cũng như lực cản và dự báo nhóm ngành có triển vọng tăng trưởng tốt.

TTCK 2020 và 5 tháng 2021: Những con số kỷ lục

Sau sự bứt phá của năm 2020, trong 5 tháng đầu năm 2021, TTCK Việt Nam tiếp tục thăng hoa và có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Chỉ số Vn-Index liên tục lập đỉnh mới với 1.328,05 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 31/5, giá trị khớp lệnh trên cả ba sàn cùng lập kỷ lục.

Số lượng người tham gia chứng khoán và thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục. Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 480.490 tài khoản chứng khoán, vượt 20% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản).

Giai đoạn mới bắt đầu Covid-19, thanh khoản thị trường chưa được mạnh mẽ, dòng tiền chỉ đạt từ 3.000-4.000 tỷ nhưng đến phiên cuối tháng 5 năm 2021 đã chạm đến 24.000 tỷ, tăng khoảng 5 đến 6 lần so với đầu năm 2020.

“Có thể nói giai đoạn từ 2020 đến nay là thời kỳ tỏa sáng rực rỡ của TTCK Việt Nam và cũng cho thấy sức hấp dẫn của thị trường dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19”, Vietnam Report nhận định.

Tuy nhiên, thị trường có điểm tối xen vào đó là việc khối ngoại tiếp tục bán rất mạnh trên sàn HOSE. Theo số liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, lượng bán ròng của khối ngoại trong 5 tháng đầu năm 2021 tương đương với mức bán ròng trong cả năm 2016 và 2020 cộng lại.

Cùng với nhà đầu tư, công ty đại chúng là chủ thể có vị trí trung tâm của thị trường chứng khoán. Sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam trong thời gian qua khiến các công ty đại chúng nói chung và công ty niêm yết nói riêng đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế.

Với hình thức là công ty đại chúng, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ số đông nhà đầu tư. Hiện nay, dòng tiền đang tập trung vào mảng chứng khoán và đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp đại chúng niêm yết.

Thị trường cũng đang định giá lại các doanh nghiệp niêm yết và giá được đẩy lên ở một mức khá cao. Dòng tiền đẩy vào quá mạnh, vì thế cho công ty lên sàn, chuyển sàn ở thời điểm này là điều thuận lợi, sẽ được thị trường định giá cao hơn mức mà họ kỳ vọng rất nhiều.

Trong thời gian qua cũng chứng kiến một làn sóng lên sàn của rất nhiều doanh nghiệp bất chấp việc sàn HOSE từ đầu năm 2021 bị nghẽn mạng mang tính hệ thống.

Triển vọng thị trường chứng khoán năm 2021

Đánh giá về triển vọng TTCK, các chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng trong khảo sát của Vietnam Report lạc quan về TTCK trong năm 2021 với 72,73% cho rằng thị trường tiếp tục sôi động, diễn biến khá tích cực. Theo đó, có 52,38% phản hồi nhận định chỉ số Vn-Index có thể tăng trưởng từ 20%-30%, và 9,52% nhận định chỉ số này có thể đạt mức tăng trưởng từ 30%-40%.

Theo đánh giá của một số chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report, trong một năm bình thường, chỉ số Vn-Index đã tăng từ 10%-20%, nhưng năm nay là một năm “hơi lạ”, nên sẽ tăng nhanh hơn với tốc độ tăng sẽ cao hơn bình thường.

chung khoan 2021 se tang cao hon binh thuong

Top 6 yếu tố thúc đẩy thị trường chứng khoán

Triển vọng thị trường chứng khoán được đánh giá khả quan khi có nhiều yếu tố thúc đẩy. Nghiên cứu của Vietnam Report phân ra hai nhóm tạo động lực cho thị trường, bao gồm: Nhóm ngắn hạn và nhóm dài hạn.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report, trong ngắn hạn không gì tốt hơn các nhà đầu tư F0 nhảy vào thị trường chứng khoán hiện nay.

Tại Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng hơn 90% giao dịch hàng ngày và đang ngày một giữ vai trò quan trọng hơn khi mà nhà đầu tư nước ngoài giảm lượng cổ phiếu nắm giữ. Thêm vào đó họ có ngày một nhiều kiến thức và kỹ năng trong giao dịch và đầu tư. Do vậy, Bloomberg cũng đưa ra nhận định nhà đầu tư F0 là động lực đưa TTCK Việt Nam tăng trưởng tốt nhất châu Á và sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.

Việc nhà đầu tư F0 tham gia vào thị trường hiện nay là kết quả của việc lãi suất duy trì ở mức thấp liên tục nhiều tháng, nhiều quý, cùng với đó là diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam khiến việc đầu tư vào các kênh khác không hấp dẫn, ngay cả kinh doanh bất động sản.

Để mua bất động sản, nhà đầu tư cần thăm đất đai, nhà cửa, nhưng khi dịch bùng phát như từ tháng 5 đến nay khiến cho việc di chuyển khó khăn, mọi người hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Trái phiếu doanh nghiệp cũng hơi khó tiếp cận với nhà đầu tư cá nhân. Do đó, dòng tiền có thể chảy vào một kênh đơn giản và dễ dàng nhất đó là chứng khoán.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech)và các app đầu tư chứng khoán trên các thiết bị di động thông minh cũng là chất xúc tác cho các nhà đầu tư F0 gia nhập mạnh mẽ vào thị trường. App đầu tư chứng khoán có giao diện thân thiện, hướng đến người dùng, có thể tra cứu thông tin giao dịch, hiệu suất giao dịch theo tháng, và có thể tham khảo danh mục đầu tư của nhà đầu tư có hiệu suất cao.

Thêm vào đó, việc đặt lệnh mua bán dễ dàng nên thu hút nhà đầu tư sử dụng. Các chuyên gia và nhà đầu tư trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng nếu các công ty chứng khoán có sự đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin, nâng cao sự thân thiện và hữu dụng với người dùng thì khi đó, nhà đầu tư chứng khoán ngoại trừ việc hỗ trợ margin và môi giới, với một phần mềm dễ sử dụng không bị giật, đặt lệnh trơn tru, có tính năng để theo dõi sẽ khiến nhà đầu tư ưa chuộng.

Bên cạnh yếu tố thúc đẩy thị trường từ nhà đầu tư cá nhân, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo phục hồi ở mức từ 6,5 - 6,8% trong năm 2021 và có thể tăng lên 7% trong năm 2022 bởi nhiều yếu tố như Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, triển vọng xuất khẩu gia tăng khi vắc-xin được phân phối rộng rãi.

Theo đó, nhiều báo cáo của các công ty chứng khoán nhận định các doanh nghiệp niêm yết phục hồi tăng trưởng lợi nhuận và có thể đạt trên 20% so với năm 2020. Điều này tạo thêm động lực và niềm tin cho nhà đầu tư tiếp tục đổ dòng tiền vào TTCK.

Bên cạnh đó, làn sóng lên sàn, chuyển sàn của các ngân hàng: cũng rất đáng chú ý. Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế và là kênh lưu chuyển dòng vốn.

Về khía cạnh chứng khoán, nhóm ngân hàng có mức tăng trưởng tốt nhất trên thị trường hiện nay, bên cạnh đó, đây còn là nhóm mà các nhà đầu tư F0 cực kỳ ưa thích, bởi vì ngân hàng là nhóm giao dịch mỗi phiên rất lớn, chỉ có nhóm ngân hàng có thể hấp thụ được hết lượng tiền của F0 trong năm 2021. Vì thế, làn sóng lên sàn, chuyển sàn của các ngân hàng cũng là một trong những yếu tố kích thích thị trường chứng khoán.

Đầu tiên là nhóm ngân hàng trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM và đây cũng là nhóm có sự biến động về giá cổ phiếu rất mạnh, nhiều ngân hàng tăng khoảng 2 lần chỉ trong năm 2021. Để cho nhóm ngân hàng niêm yết chuyển sàn nhiều hơn từ sàn UPCoM sang HNX và HOSE thì yếu tố liên quan đến minh bạch thông tin, điều kiện kinh doanh đều cần phải cải thiện.

Chứng khoán luôn đi kèm với câu chuyện, sự kiện, khi nhóm ngân hàng đã hoạt động tốt lại có thêm việc chuyển sàn, khi đó sẽ kích thích lực cầu của nhà đầu tư rất mạnh.

chung khoan 2021 se tang cao hon binh thuong

Top 5 rào cản với thị trường chứng khoán trong năm 2021

Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh lên sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường chứng khoán, tuy nhiên thị trường cũng gặp không ít rào cản. Kết quả khảo sát các chuyên gia và doanh nghiệp của Vietnam Report đã chỉ ra top 5 rào cản với thị trường chứng khoán trong năm 2021, được xét trong ngắn hạn và dài hạn.

chung khoan 2021 se tang cao hon binh thuong

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến chứng khoán trong nước và toàn cầu chao đảo. Nhiều định hướng, chính sách trở lên lệch lạc, tâm lý khi đại dịch xuất hiện cũng rất khó lường, việc đứng giữa sự sống và cái chết sẽ khiến người ta ưu tiên cho sức khỏe, giành giật sự sống hơn là kiếm tiền.

Nếu đại dịch được ngăn chặn, ngân hàng trung ương các nước sẽ rút dần tiền về sớm hơn dự kiến (không bơm thêm tiền ra lưu thông), làm cung tiền giảm khiến người dân có ít tiền đầu tư chứng khoán hơn. Theo quy luật cung cầu thì khi cầu nhiều hơn cung thì giá sẽ tăng và ngược lại.

Đi cùng với diễn biến phức tạp của đại dịch là triển vọng phục hồi kinh tế còn nhiều rủi ro, và chỉ khi vắc-xin Covid-19 được phân phối rộng rãi thì cuộc sống mới trở lại bình thường.

Thêm vào đó, nền kinh tế cũng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát gia tăng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất, điều này đồng nghĩa với dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán sẽ ít đi.

Những lo ngại về triển vọng kinh tế Việt Nam so với một số quốc gia khác khiến khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong khi đó, hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường chưa đáp ứng. Công nghệ là điều đáng bàn vì thời gian qua việc nghẽn lệnh, lỗi mạng liên tục xảy ra,đặc biệt là sàn giao dịch HOSE vào quý I, sang quý II cải thiện hơn nhưng chúng ta lại bắt đầu thấy hiện tượng nghẽn mạng quay trở lại khi mà thanh khoản thị trường vượt hơn 22.000 tỷ đồng/phiên. Đây là một yếu tố rủi ro thị trường, khiến người tham gia cảm thấy giống như bị bàn tay vô hình chi phối.

Thứ nhất, khi nghẽn mạng xảy ra sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài e ngại, bởi lẽ, với một thị trường rủi ro như vậy, mua được nhưng không bán được vì lỗi hệ thống. Việc lỗi hệ thống này cũng khiến cho Vn-Index khó tăng điểm vì yếu tố quan trọng liên quan đến thanh khoản.

Chỉ số Vn-Index muốn vượt 1.200 điểm thì thanh khoản thị trường phải đạt 16.000 - 17.000 tỷ đồng/phiên, muốn vượt 1.300 điểm thì thanh khoản phải có hơn 24.000 tỷ đồng/phiên, nhưng vì yếu tố hệ thống cứ hơn 22.000 tỷ đồng/phiên lại bị nghẽn lệnh. Khi thị trường muốn vượt lên mức 1.400 - 1.500 điểm, lúc đó vốn hóa thị trường của doanh nghiệp nở to ra, đồng nghĩa với đó là thanh khoản mỗi phiên phải nở ra.

“Nếu hệ thống không đáp ứng được, không tải được thanh khoản như thế thì thị trường giống như một kháng cự tâm lý, cứ đến 24.000 tỷ bị nghẽn, không thể nào cao hơn mức đó được thì các nhà đầu tư không thể mua, chỉ đợi bán ra và mức thấp hơn để mua lên. Kháng cự này không chỉ là kháng cự tâm lý mà còn là kháng cự mang tính hệ thống. Cho nên, về ngắn hạn, hệ thống công nghệ thông tin là rủi ro với thị trường”, Vietnam Report nhận định.

Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ cũng là một rủi ro khác. Do tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước còn quá chậm, rất nhiều phần vốn hóa thị trường do nhà nước sở hữu nên phần có thể thật sự mua bán được từ bên ngoài không nhiều, mặt khác lại bị hạn chế bởi room nước ngoài. Hiện nay có khoảng 9/30 mã chứng khoán lớn nhất đã hết room.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu đi nhiều sản phẩm cho nhà đầu tư như bán khống, T0, quyền chọn, hiện nay mới có sản phẩm như phái sinh, chứng quyền… Điều này gây cản trở khiến thị trường chứng khoán Việt Nam khó thăng hạng và khơi thông dòng vốn ngoại.

Ngoài ra, việc minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cao, còn nhiều đội lái khiến giá cổ phiếu chưa phản ảnh đúng thực tế của doanh nghiệp, gây ra hiện tượng nhiễu loạn, cả về thông tin như lãnh đạo công bố mua cổ phiếu lại mang bán,lũng loạn về giá cổ phiếu.

Theo Vietnam Report, để thị trường phát triển bền vững, chúng ta không thể mãi trong “ao làng”, dùng tiền của người Việt để đẩy thị trường. TTCK Việt Nam phải nâng hạng khi đó mới hút được dòng vốn ngoại. Nếu bây giờ chúng ta không làm được việc đó, thông tin vẫn không minh bạch, không có báo cáo tài chính bằng tiếng nước ngoài, bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài không tiếp cận được với các thông tin liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam. Nếu dòng vốn ngoại không vào thì TTCK Việt Nam sẽ gặp khó khan trong phát triển.

“Năm nay, thị trường có dòng vốn nội, nhưng nguồn vốn từ F0 là dòng tiền ngắn hạn, có khi chỉ vài quý, khi nào hết dịch, kinh doanh ổn định trở lại, lãi suất nhúc nhích tăng thì dòng vốn lại chảy ra, không thể ở lại thị trường dài hạn”, Vietnam Report lưu ý thêm.

Top 8 ngành có cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu các nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng, Thép, và Chứng khoán đã tạo sóng và tăng mạnh mẽ. Câu hỏi đặt ra với các nhà đầu tư, những người quan tâm tới TTCK đó là dòng tiền trong thời gian tới sẽ chảy vào nhóm cổ phiếu ngành nào?

Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp Đại chúng trong khảo sát của Vietnam Report, trong thời gian tới nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng, Thép, và Chứng khoán vẫn giữ được đà tăng.

Cùng với việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công thì nhóm ngành Bất động sản và Vật liệu xây dựng được hưởng lợi. Thêm vào đó, các công ty bất động sản liên tiếp bung hàng trong năm 2021 nên cổ phiếu nhóm ngành Bất động sản cũng nằm trong nhóm tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, nhóm ngành Xây dựng bị ảnh hưởng mạnh bởi giá nguyên liệu tăng cao nên tình hình kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhóm Công nghệ thông tin - Viễn thông hưởng lợi cùng với xu hướng chuyển đổi số đang được đẩy nhanh trong mọi lĩnh vực. Sự phát triển của ngành điện tử cũng kéo theo sự phát triển của lĩnh vực hóa chất trong sản xuất chất bán dẫn.

Thêm vào đó, nhu cầu sử dụng chất tẩy rửa tăng cao cũng góp phần giúp cho cổ phiếu nhóm ngành Hóa chất tăng trưởng cao trong thời gian tới.

chung khoan 2021 se tang cao hon binh thuong

Dịch bệnh làm đứt gãy về chuỗi cung ứng trên toàn giới, nhu cầu về lương thực, thực phẩm là nhu cầu thường trực của người dân nên gia tăng mạnh.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) chỉ trong tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng 40,2% so với tháng 5/2020. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 22,83 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ.

Việc nhiều quốc gia phải tăng cường dự trữ lương thực, thực phẩm trước nỗi lo về an ninh lương thực dẫn đến cổ phiếu của ngành nông, lâm, thủy sản có thể đi lên.

“Khi vắc-xin được phân phối rộng rãi hơn, các quốc gia nới lỏng hơn về xuất nhập cảnh thì chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bãi giảm, biên lợi nhuận sẽ phình ra, lúc đó sẽ thấy được ưu thế của ngành nông lâm thủy sản đặc biệt trong 3 mảng cao su, gạo và tôm”, Vietnam Report dự báo.

Trong khi đó, trước triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu khí đang hồi phục trở lại, đặc biệt tại các quốc gia lớn đã giúp cho nhóm cổ phiếu ngành Dầu khí diễn biến tích cực trong thời gian gần đây.

Dự báo của cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tiêu thụ dầu trung bình đạt 97,7 triệu thùng/ngày, cao hơn 6% so với năm 2020. Thêm vào đó, nguồn cung dầu vẫn tiếp tục bị thắt chặt do nhiều vấn đề liên quan đến xung đột chính trị, hoạt động khai thác trì trệ.

Theo Vietnam Report, với những yếu tố tác động này, nếu thị trường không rơi vào sự điều chỉnh sâu thì cổ phiếu nhóm ngành Năng lượng, Dầu khí sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư.

Giải pháp phát triển công ty đại chúng và thị trường chứng khoán Việt Nam

Với nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã có một nửa số hộ dân đầu tư vào chứng khoán. Còn tại Thái Lan tỷ lệ người tham gia vào thị trường này khoảng 17%, Trung Quốc lên đến 35%. Trong khi đó, tại Việt Nam con số này còn khiêm tốn, mới chỉ đạt khoảng hơn 3% dân số tham gia thị trường chứng khoán, nhiều người còn e ngại do thiếu niềm tin vào thị trường. Tỷ lệ người tham gia đầu tư tại các quốc gia khác cho thấy kênh đầu tư chứng khoán sẽ là xu hướng chủ chốt trong tương lai và dần trở thành một kênh tích trữ tài sản hiệu quả.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, số lượng các công ty đại chúng không ngừng gia tăng, cùng với đó là sự tăng trưởng của quy mô vốn hóa thị trường.Tuy nhiên,bên cạnh những mặt đạt được, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế làm giảm tính hấp dẫn và sự phát triển bền vững của thị trường, nhất là vấn đề minh bạch trong quản trị là một rào cản mang tính lâu dài.

Khi một công ty đại chúng được quản trị tốt sẽ giảm chi phí giao dịch, chi phí vốn, độ rủi ro, gia tăng hiệu quả kinh doanh, từ đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của TTCK. Vì vậy, vấn đề quản trị công ty ngày càng được coi trọng, không chỉ tại các nước mà tại các tổ chức lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá quản trị.

Năm 2021, Luật Chứng khoán 2019 và Luật Doanh nghiệp 2020 cùng đi vào hiệu lực với nhiều điểm nổi bật và có những quy định riêng về quản trị công ty đại chúng, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, nâng cao tính minh bạch và chuyên nghiệp trong quản trị công ty đại chúng.

Luật Chứng khoán mới đưa vào nhiều điều khoản hỗ trợ cho các nhà đầu tư cá nhân, cũng như nắn dòng tiền không mang tính đầu cơ nhiều, có nghĩa là hạn chế việc huy động vốn bằng nhiều cách của doanh nghiệp mang tính rủi ro cao. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần tìm cách cải thiện năng lực của thị trường chứng khoán, sự tín nhiệm của người dân vào chứng khoán và bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ, làm cho thị trường thêm minh bạch, lành mạnh.

Để thúc đẩy TTCK phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report chỉ ra 6 giải pháp trọng tâm cần sự hỗ trợ của Chính phủ, bao gồm:

1. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về thị trường chứng khoán (85,71%).

2. Hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới(80,95%).

3. Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường, thực hiện thanh kiểm tra, xử phạt nghiêm theo quy định tạo sự phát triển bền vững cho thị trường (52,38%).

4. Thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn DNNN gắn với niêm yết trên TTCK (47,37%).

5. Đa dạng hơn các công cụ phái sinh trên thị trường(38,10%).

6. Nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường (38,10%)

chung khoan 2021 se tang cao hon binh thuong

Có 38,10% chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng để hỗ trợ TTCK cần đa dạng hơn các công cụ phái sinh trên thị trường và nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, trung tâm lưu kí, ngân hàng giám sát. 2020 là năm lên ngôi của các quỹ ETF trên toàn cầu, còn ở Việt Nam đã có 5 quỹ ETF nội địa được thành lập mới, chiếm 70% tổng số quỹ ETF nội hiện đang hoạt động.

Quỹ ETF là xu hướng đã phát triển nhiều năm và quy mô rất lớn ở nước ngoài. Quỹ tiết giảm được chi phí quản lý, chỉ bằng 30%-40% so với quỹ thông thường nhờ ưu thế về danh mục đầu tư đa dạng hóa, chi phí giao dịch thấp và các tùy chọn giao dịch chênh lệch giá.

Bên cạnh đó, mô hình hoạt động của quỹ ETF cũng dễ hiểu, thông tin minh bạch và đưa được nhiều người đến chứng khoán. Tuy vậy, để có được thành công trong công việc xây dựng và đưa quỹ ETF phát triển hơn nữa tại Việt Nam, thì cần các giải pháp hỗ trợ để nâng cao năng lực hoạt động của quỹ này cũng như nhiều tổ chức trung gian khác.

Đánh giá uy tín truyền thông của doanh nghiệp đại chúng

Thông tin về tình hình phát triển của doanh nghiệp là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và kinh doanh. Trong đó, mối quan tâm hàng đầu với các nhà đầu tư là sự minh bạch về thông tin.

Sự minh bạch về thông tin ở đây, ngoài việc minh bạch thông tin liên quan đến báo cáo tài chính, bản cáo bạch, báo cáo niêm yết, một vấn đề mà các doanh nghiệp đại chúng cần phải cải thiện trong tương lai, đó là vấn đề quản trị liên quan đến truyền thông.

Hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông sẽ góp phần xây dựng uy tín doanh nghiệp, và được xem như yếu tố quan trọng có tác động đến tâm lý và xu hướng đầu tư, qua đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị của doanh nghiệp.

Cùng với quan điểm đầu tư của ESG (Environmental, Social, and Governance Investing), việc đánh giá uy tín truyền thông của Vietnam Report không chỉ chú trọng về tính sức khỏe tài chính của doanh nghiệp mà còn đánh giá trên nhiều khía cạnh khác như chiến lược quản trị, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tính đổi mới, sự bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp.

Sự chủ động của doanh nghiệp trên truyền thông cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro uy tín truyền thông của doanh nghiệp. Theo thông lệ, để đảm bảo thông tin chính xác và tăng độ tin cậy với các đối tượng tiếp nhận, ít nhất 1/3 lượng thông tin về doanh nghiệp trên truyền thông cần được dẫn nguồn từ doanh nghiệp và các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp (thành viên của Ban quản trị/Ban lãnh đạo).

Dữ liệu phân tích Media Coding cho thấy trong giai đoạn 5/2020 - 4/2021, mới chỉ có trên 17% doanh nghiệp trong nghiên cứu của Vietnam Report đáp ứng tỷ lệ này. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp cần chủ động đưa thông tin nhiều hơn, cần làm cách nào đó để truyền tải thông tin vì bản cáo bạch, báo cáo tài chính là những bản báo cáo rất dài với lượng thông tin lớn, nếu không phải là người trong ngành tài chính,việc đọc và hiểu báo cáo sẽ thực sự rất là khó.

Doanh nghiệp đại chúng muốn đưa được thông tin về những điểm mạnh và lợi thế của doanh nghiệp mình, họ cần phải đơn giản hóa các thông tin trong các báo cáo tài chính để thông tin truyền tải đến các nhà đầu tư phải sinh động và thuận tiện hơn.

Kết quả phân tích Media Coding của Vietnam Report chỉ ra những chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông với các doanh nghiệp niêm yết: Tài chính/ Kết quả kinh doanh; Chứng khoán; Sản phẩm; Hình ảnh/PR/Scandals; Chiến lược kinh doanh. Trong đó, tỷ lệ tin tích cực tập trung ở các chủ đề trách nhiệm xã hội (74,72%), vị thế thị trường (67,5%). Chủ đề về Điều kiện kinh doanh và Tài chính/ Kết quả kinh doanh có tỷ lệ tin tiêu cực cao nhất, lần lượt là 13,14% và 10,25%, tiếp theo là chủ đề Cổ phiếu (6,72%); Hình ảnh/ PR/ Scandals (6,58%).

Top 10 chủ đề xuất hiện nhiều trên truyền thông

chung khoan 2021 se tang cao hon binh thuong

Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%.

Trong số doanh nghiệp đại chúng được nghiên cứu có 91,46% doanh nghiệp đạt được mức 10%, và 82,93% doanh nghiệp đạt ngưỡng trên 20%. Đây là một tỷ lệ rất cao, cho thấy chất lượng quản trị thông tin của các công ty đại chúng nghiên cứu.

Cùng với báo cáo này, Vietnam Report cũng công bố danh sách Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả.

chung khoan 2021 se tang cao hon binh thuong

Thông tin chi tiết về danh sách Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả được đăng tải trên website:http://www.top50vietnam.vn/.

M.Hồng
Nguồn:

Các tin khác

Nhóm vốn hóa lớn bị bán mạnh, VN-Index mất 2,88 điểm

Nhóm vốn hóa lớn bị bán mạnh, VN-Index mất 2,88 điểm

VN-Index không thể giữ được sắc xanh, giảm điểm về khu vực 1.075 điểm.
VN-Index tiệm cận 1.080 điểm nhờ pha đảo chiều của VCB

VN-Index tiệm cận 1.080 điểm nhờ pha đảo chiều của VCB

VN-Index tiệm cận 1.080 điểm nhờ pha đảo chiều của VCB
Khơi dòng vốn vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Khơi dòng vốn vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Giải pháp nào thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế và TTCK
Nhóm chứng khoán "nổi sóng", Vn-Index tăng 11,22 điểm

Nhóm chứng khoán "nổi sóng", Vn-Index tăng 11,22 điểm

Sắc xanh lan tỏa khắp thị trường ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch ngày 29/5 đã giúp cho chỉ số chung bật tăng mạnh mẽ tiếp cận lại khu vực kháng cự 1.075 điểm.
Giảm 0,87 điểm, VN-Index tiếp tục đi ngang

Giảm 0,87 điểm, VN-Index tiếp tục đi ngang

Xu hướng giao dịch lình xình cả tuần qua tiếp tục tái hiện với sự phân hóa mạnh của các nhóm cổ phiếu trên thị trường
Hồi phục trong phiên chiều, VN-Index tăng gần 3 điểm

Hồi phục trong phiên chiều, VN-Index tăng gần 3 điểm

Lực cầu về gần cuối phiên giao dịch ngày 25/5 đã giúp cho VN-Index đảo chiều lấy lại sắc xanh, đóng cửa tại khu vực 1.065 điểm.
Mất 4,06 điểm, VN-Index điều chỉnh về vùng 1.055 điểm

Mất 4,06 điểm, VN-Index điều chỉnh về vùng 1.055 điểm

Áp lực bán gia tăng mạnh hơn về gần cuối phiên khiến cho VN Index tiếp tục mất điểm giảm về sát khu vực 1.060 điểm trong phiên giao dịch ngày 24/5.
Cổ phiếu nhóm năng lượng: Đầu tư phải nhìn lộ trình

Cổ phiếu nhóm năng lượng: Đầu tư phải nhìn lộ trình

Quy hoạch điện VIII chính thức được phê duyệt giữa tháng 5/2023 đã mở ra một chương mới cho ngành điện Việt Nam. Thông tin này cũng đã hỗ trợ thị trường chứng khoán, đẩy nhóm cổ phiếu năng lượng như điện, dầu khí tăng điểm. Tuy nhiên nhịp tăng diễn ra khá chóng vánh. Theo các chuyên gia, diễn biến này cho thấy dòng tiền trên thị trường hiện nay vẫn đang tìm kiếm những mã đầu cơ là chính, do triển vọng tăng trưởng của các nhóm ngành này phải nhìn trong tương lai dài hạn.
Đánh mất đà tăng, VN-Index giảm gần 5 điểm

Đánh mất đà tăng, VN-Index giảm gần 5 điểm

Đánh mất đà tăng, VN-Index giảm gần 5 điểm
Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội cho nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo

Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội cho nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo

Trên thị trường chứng khoán, nhóm các doanh nghiệp xây lắp điện dự báo sẽ được hưởng lợi sớm nhất từ các kế hoạch trong quy hoạch điện VIII, kế sau đó sẽ là các nhà phát triển điện gió và điện khí.
Việt Nam là thị trường trọng điểm trong mắt nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam là thị trường trọng điểm trong mắt nhà đầu tư nước ngoài

Dù nền kinh tế còn những thách thức, Việt Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn khi GDP tăng trưởng 3,32% trong quý I/2023. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kết quả này dù thấp hơn mục tiêu đã đề ra nhưng được đánh giá là mức tăng trưởng khả quan, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nói chung còn nhiều khó khăn.
Cổ phiếu ngân hàng và xây dựng kéo VN-Index tăng 3,57 điểm

Cổ phiếu ngân hàng và xây dựng kéo VN-Index tăng 3,57 điểm

Thanh khoản thị trường được cải thiện tốt, đạt xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ đồng với gần 80% đến từ lực cầu chủ động cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư đang được cải thiện tốt trong ngắn hạn
Thị trường chứng khoán trước nhiều ẩn số

Thị trường chứng khoán trước nhiều ẩn số

Từ đầu tháng 5 đến nay, VN-Index có nhiều phiên tăng điểm, “đe dọa” sẽ cán mốc 1.070 điểm. Dù vậy, giới đầu tư nhìn nhận đà tăng này có phần “mong manh” trong bối cảnh xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều về triển vọng thị trường.
Hồi phục mạnh cuối phiên, VN-Index vẫn đóng cửa dưới tham chiếu

Hồi phục mạnh cuối phiên, VN-Index vẫn đóng cửa dưới tham chiếu

Sau khi tăng mạnh gần 3% và tiệm cận vùng 1.070 điểm trong tuần trước, VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch lình xình trong vùng 1065 +/- 5 điểm và kết thúc tuần này gần như không thay đổi so với tuần trước.
Bluechips đồng thuận tăng, VN-Index tăng gần 8 điểm

Bluechips đồng thuận tăng, VN-Index tăng gần 8 điểm

Thanh khoản mua chủ động tìm đến nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên chiều ngày 18/5 đã tạo tiền đề tích cực giúp thị trường phục hồi, tiệm cận lại khu vực 1.070 điểm.
Xem thêm
Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, chiều 3/6, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà, đã trả lời báo chí một số nội dung liên quan đến hiện trạng tăng trưởng tín dụng hiện nay, và một số giải pháp cho thời gian tới.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây các chuyên gia đã có những đánh giá tích cực về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô.
Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

Với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, cơ hội nghề nghiệp từ ngành tài chính - ngân hàng ngày càng đa dạng nên ngành học này luôn có sức hút đối với các bạn thí sinh.
thong doc ly giai nguyen nhan khong giam lai suat tu cuoi nam 2022

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2023

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023, với Chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì; Thời báo Ngân hàng làm đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức. Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 gồm Hội nghị chuyên đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy Chuyển đổi số”; Triển lãm trưng bày mô phỏng các sản phẩm dịch vụ nổi bật, tiêu biểu trong Chuyển đổi số của các ngân hàng và một số tổ chức trung gian thanh toán. Nhân dịp này, Thống đốc NHNN đã tặng bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm vừa qua.
thong doc nhnn nguyen thi hong phat bieu tai su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2023

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023

Thời gian qua, bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, nhờ sự phối hợp, hỗ trợ từ các bộ, ban ngành liên quan cùng với sự chủ động tích cực của toàn ngành, phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục tinh thần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, ngành Ngân hàng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ sau hai năm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số (Quyết định 810/QĐ-NHNN) trên nhiều mặt. Đặc biệt, NHNN đã quán triệt chỉ đạo triển khai tích cực Đề án 06, ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai số 01/KHPH-NHNN-BCA với Bộ Công an gồm 11 nhóm nhiệm vụ lớn và 35 nhiệm vụ cụ thể hướng tới việc ứng dụng dữ liệu dân cư để đem lại các tiện ích, lợi ích mới cho khách hàng....
buoc tien moi trong chuyen doi so nganh ngan hang

Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Ngân hàng
ho tro giam lai suat giup doanh nghiep phat trien san xuat kinh doanh

Hỗ trợ giảm lãi suất giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

Việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm áp lực tài chính, từ đó có thêm cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh.
huong den su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2023

Hướng đến sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023

Hướng đến sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
khan truong chuan bi thich ung voi thue suat toi thieu toan cau

Khẩn trương chuẩn bị thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Khẩn trương chuẩn bị thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu
doanh nghiep phai tai co cau lai cac phan khuc nha o phu hop

Doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại các phân khúc nhà ở phù hợp

Doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại các phân khúc nhà ở phù hợp
san xuat cong nghiep tang tro lai dich vu phuc hoi nhanh sau 4 thang dau nam

Sản xuất công nghiệp tăng trở lại, dịch vụ phục hồi nhanh sau 4 tháng đầu năm

Sản xuất công nghiệp tăng trở lại, dịch vụ phục hồi nhanh sau 4 tháng đầu năm
Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An Giang, có 2 xã biên giới, 8 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, 5 xã đặc biệt khó khăn, 37 chùa Khmer, có 3 dân tộc sinh sống chính là Kinh, Khmer, Hoa (trong đó, 33,31% dân số là đồng bào DTTS). Toàn huyện có 2.900 hộ nghèo (chiếm 8,65%), trong đó có 2.098 hộ nghèo DTTS (chiếm 18,77% hộ dân tộc).
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

TP. Cần Thơ đang đẩy mạnh phát triển mô hình Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhờ vốn tín dụng ngân hàng trên địa bàn cùng với nguồn vốn đầu tư khác mà lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn An Giang tiếp tục phát triển về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng là trụ đỡ của nền kinh tế địa phương, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050".
Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Vừa qua, tại TP. Hội An (Quảng Nam), chủ đầu tư Sài Gòn Thành Đạt và đơn vị phát triển Navi Property đã tổ chức lễ bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ nhân của dự án New Green Villa Hội An (tên thương mại The Mansion Hội An).
Sức hút từ những công viên chủ đề

Sức hút từ những công viên chủ đề

Sức hấp dẫn của Sun World Ba Na Hills được minh chứng bằng số lượng du khách đến tham quan. Khi chỉ vỏn vẹn trong vòng 10 năm kể từ khi ra mắt, công viên đã đón số lượng khách tăng hơn 160 lần.
Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Hơn 89% các mẹ đồng ý rằng sữa mát tốt cho hệ tiêu hóa và hơn 80% đồng ý sữa mát tăng cường khả năng miễn dịch.
Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

Nổi bật giữa mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà hiện nay, từ 8,2%/năm với thời hạn vay đến 35 năm, chương trình "Ưu đãi vay, có nhà ngay" của HDBank khiến hàng triệu khách hàng phấn khởi.
MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

MoMoTravel vừa trở thành nền tảng du lịch trực tuyến thuần Việt duy nhất xuất hiện trong Bảng xếp hạng thương hiệu du lịch năm 2023 (Travel Brand Ranking 2023) do Decision Lab, một đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam công bố, bên cạnh các tên tuổi quốc tế như Traveloka, Agoda, Booking.com…
Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

Tính năng Phê duyệt cấp hạn mức tự động được xây dựng trên nền tảng BIZ MBBank nhằm gia tăng trải nghiệm cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ.
VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

VietinBank vừa được Global Banking & Finance Review - Tạp chí uy tín thế giới về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng vinh danh ở hạng mục “Derivatives Bank Brand of the Year Vietnam 2022” - “Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022”. Đây là lần thứ ba liên tiếp VietinBank được các tổ chức uy tín độc lập khác nhau trong cộng đồng tài chính toàn cầu về sản phẩm phái sinh xướng danh ở hạng mục này.
Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

Từ cuối năm 2021, khi Agribank miễn 100% phí chuyển khoản trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, lượng khách hàng mang tiền mặt đến giao dịch tại quầy giao dịch của Agribank Phù Yên giảm đáng kể. "Nếu như trước đây, khách hàng chủ yếu mang tiền mặt đến giao dịch trực tiếp tại quầy của Agribank Phù Yên thì đến cuối năm 2021, số lượng khách hàng đến nộp tiền, chuyển tiền đã giảm 50% so với năm 2020. Đến cuối năm 2022, giảm 70% so với năm 2020.
SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiếp tục được vinh danh giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh năm 2022” và “Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2022”.
Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Trong khuôn khổ Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã được Ban tổ chức Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2023 vinh danh và trao 03 giải thưởng quan trọng: “Ngân hàng Bán lẻ tiêu biểu 2023”; “Ngân hàng Chuyển đổi số tiêu biểu 2023”; “Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023”.
Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Số hóa toàn diện tại HDBank đang góp phần tạo nên khác biệt. Lượng người dùng và giao dịch chuyển dịch sang các kênh số liên tục gia tăng, tạo những giá trị lớn, đặc biệt trong các mùa cao điểm.
Phiên bản di động