Con đường nào cho những tài năng?
Việt Nam là nước đang phát triển, chúng ta không phải chỉ tập trung phát triển kinh tế, củng cố chính trị mà còn phải phát huy văn hóa, đẩy mạnh thể dục thể thao… thành công ở mỗi mặt trận trên đều mang lại vinh quang cho Tổ quốc. Thế nhưng, đáng buồn thay những con người tài năng ấy khi trở về đời thường phải đối mặt với bài toán mưu sinh và tương lai bấp bênh, cuộc sống nhiều khó khăn.
![]() |
Tuyển thủ bóng chuyền Hải Yến nằm liệt giường gần 1 năm nay thiếu sự quan tâm, chia sẻ |
Cuộc đời những vận động viên thể dục - thể thao
Vận động viên là những người đã phải tập luyện tối ngày, chấp nhận đánh đổi cả tuổi thanh xuân để mang vinh quang về cho nước nhà, nhưng khi giải nghệ họ phải xoay xở đủ nghề để kiếm sống. Nhiều người vẫn nói vui: “Không gì bạc bẽo như nghiệp cầu thủ”.
Chuyện nhà vô địch SEAgames 22 Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, chăm sân, đến HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ đi quét rác, rồi Thu Cúc – cô gái vàng điền kinh Việt Nam cũng phải lay lắt bán cà phê để kiếm sống… khiến dư luận không khỏi xót xa. Đã có thời những cái tên trên được nhắc đến như một niềm tự hào của thể thao Việt Nam.
Giờ đây, họ lại có chung một cảnh ngộ đáng buồn. Tập luyện và thi đấu hết mình cho tổ quốc, nhưng khi giải nghệ họ đều bị rơi vào quên lãng, đến cả những chế độ đãi ngộ tối thiểu cũng đều bị phủi tay. Dẫu biết, bước vào nghiệp thể thao phải chấp nhận nhiều khổ cực, đắng cay nhưng cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước giờ lại phải mỏi mòn, chật vật với cuộc sống thường ngày thì quả là đáng buồn!
Còn nhớ, tiền vệ Quách Thanh Mai (Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam) sau khi chia tay sân cỏ đã quyết định ở nhà phụ giúp bố và anh trai tại cửa hàng sửa xe máy. Thậm chí, có lúc chị cũng phải tự mình xắn tay áo vá săm, thay dầu hay siết bu lông… Một đồng đội khác của chị là cựu thủ môn Kim Hồng của TP. HCM cũng từng phải lay lắt đi bán bánh mì dạo trước khi làm HLV phó đội tuyển nữ Việt Nam…
Câu chuyện của nhà vô địch Karatedo Vũ Thị Nguyệt Ánh – người đã từng làm nức lòng người hâm mộ khi mang về cho Đoàn thể thao Việt Nam tấm HCV quý giá tại Á vận hội 2006 – đã khiến không ít người bàng hoàng. Cống hiến cho nước nhà sức lực và tuổi trẻ, đạt được nhiều thành tích vẻ vang để rồi khi bị chấn thương đầu gối, chị chẳng đòi hỏi gì hơn là được mau chóng phẫu thuật để chấm dứt nỗi đau đớn đang hành hạ mỗi ngày.
Thế nhưng, rất nhiều lần chị và HLV Lê Công gửi đơn đề nghị Tổng cục Thể dục thể thao cho chị được phẫu thuật để chữa trị dứt điểm thì kết quả nhận được chỉ là sự chờ đợi mỏi mòn… Ngoài Nguyệt Ánh không biết còn bao nhiêu trường hợp tương tự?
Sau ánh hào quang nghệ sĩ
Có lẽ không ở đâu khoảng cách giàu nghèo lại rõ rệt như trong showbiz Việt - nơi mà mọi người luôn nhìn thấy toàn màu hồng thì cũng luôn có khoảng cách giàu nghèo khiến mọi người phải giật mình.
Nghệ sĩ Văn Hiệp, Trần Hạnh, Tuấn Dương, Hán Văn Tình là những nghệ sĩ được khán giả yêu điện ảnh - truyền hình biết đến nhưng người ta không thể ngờ tới phía sau ánh hào quang các nghệ sĩ lại có cuộc sống khốn khó, nhiều lo toan, vất vả.
Được biết tới với những vai diễn khắc khổ, gây xúc động, có lẽ cái nghiệp diễn ấy đã đeo đuổi theo suốt nhiều năm tháng cuộc đời nghệ sĩ Trần Hạnh. Và ngay khi đã ở tuổi 83, người nghệ sĩ già lại có một cuộc sống đầy khốn khó. Ít ai biết rằng căn nhà nhỏ rất đơn sơ với một ít đồ đạc lại là chỗ “che mưa che nắng” khi về già của nghệ sĩ Trần Hạnh.
Vợ ông mất do bệnh nặng và hiện nay ông ở cùng cậu con út bị bệnh. Hy sinh hơn 50 năm cho nghề, đến khi về già nhưng đồng lương ông nhận được quá ít ỏi chỉ 2-3 triệu. Mọi vật dụng đơn sơ cho sinh hoạt hàng ngày và cũ kỹ theo thời gian. Tuy nhiên, dù cuộc sống có khó khăn nhưng ông vẫn say đắm với tình yêu dành cho nghề.
Cố nghệ sĩ Văn Hiệp khi còn sống cũng chỉ sống trong một căn nhà nhỏ ước chừng 8m2. Cuộc sống của “trưởng thôn” già còn khó khăn đến mức ông từng nói với con trai để ông thở oxy một hai buổi rồi rút ra vì nhà không có tiền. Dù đóng nhiều phim nhưng thù lao quá ít ỏi, không đủ để ông điều trị bệnh.
Nhắc tới NSƯT Hán Văn Tình là người ta nhớ ngay đến vai diễn để đời Chu Văn Quềnh (trong Đất và người). Hán Văn Tình là một trong những nghệ sĩ hát tuồng đầy tài năng của Nhà hát tuồng Việt Nam. Ông hiện là Trưởng đoàn biểu diễn 2 của Nhà hát tuồng.
Mặc dù vậy, ông vẫn tham gia khá nhiều bộ phim truyền hình, tiểu phẩm hài đem lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Diễn xuất mộc mạc, cùng năng khiếu hài hước bẩm sinh đã giúp Hán Văn Tình chiếm được cảm tình của khán giả xem truyền hình.
Cả đời đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật tuồng nhưng NSƯT Hán Văn Tình vẫn đang có cuộc sống khá khó khăn. Anh sống trong một căn nhà cấp 4 khá đơn sơ ở ngoại thành Hà Nội. Sau ánh đèn sân khấu là những lo toan cho cuộc mưu sinh đầy rẫy khó khăn, thiếu thốn. Vậy mà nghệ sĩ Hán Văn Tình đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác trong sự vật lộn với cuộc sống, chạy vạy từng đồng để có tiền chữa trị. Thời gian đầu, anh còn không cho bác sĩ tiêm thuốc vì sợ... tốn kém!
Có thể nói, gia cảnh của nhiều nghệ sĩ Việt khiến khán giả không khỏi đau lòng. Tuy nghèo khó nhưng các nghệ sĩ vẫn không vì gánh nặng cơm áo mà từ bỏ việc cống hiến, hy sinh cho nghệ thuật. Phải chăng chúng ta đang thiếu công bằng với những nghệ sĩ chân chính, cống hiến thầm lặng cho sự phát triển của nghệ thuật nước nhà!
Tìm một “lối đi”
Những người tài năng, xuất chúng hơn người nhưng phải sống cuộc sống khó khăn, chật vật khiến chúng ta không khỏi xót xa. Ở các nước phát triển, giá trị của sự cống hiến luôn được đặt lên một cách đúng tầm. Còn ở Việt Nam, thể thao vẫn đầu tư theo kiểu: “nuôi gà chọi” và bao cấp “xin – cho” nên đôi khi cách quản lý và chế độ đãi ngộ với các cầu thủ, HLV còn nhiều bất cập.
Điều này phần nào làm giảm đi sự cống hiến của mỗi vận động viên. Vậy làm sao để mọi người dám “đặt cược” đời mình cho thể thao? Nếu không sớm có những thay đổi trong việc nâng cao kinh phí hỗ trợ, chính sách chăm lo cho các vận động viên thì e rằng trong những năm tới, thể thao Việt Nam không thể có được vị thế cao trong khu vực.
Còn với những người yêu và đam mê cống hiến hết mình với nghệ thuật, cần có sự chung tay của toàn xã hội và sự quan tâm của Nhà nước đến đội ngũ này và chế độ đãi ngộ kịp thời. Bên cạnh nguồn kinh phí của Nhà nước, cần tăng cường công tác xã hội hóa, vận động các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp vào việc chăm lo, vun đắp cho đội ngũ nghệ nhân, nghệ sĩ để họ yên tâm phần nào và tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.
Các tin khác

Nestlé Việt Nam hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Công bố quyết định giao phụ trách Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng

UEH tổ chức hội thảo về giải pháp thiết kế đô thị

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

Giải quyết tranh chấp qua tòa án theo thủ tục rút gọn: Cần tường minh hơn

Mua bán hóa đơn điện tử khống trên mạng xã hội

Để y tế dự phòng, y tế cơ sở là then chốt, nền tảng

Đoàn khối Ngân hàng TP.HCM trồng cây xanh bảo vệ môi trường

Đã có 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng

Khẩn trương giải quyết chính sách cho gần 4.500 lao động nghỉ việc tại Công ty PouYuen Việt Nam

FE CREDIT nỗ lực mang nguồn vốn an toàn đến công nhân các khu công nghiệp

Sinh viên Việt Nam giành giải Ba chung kết toàn cầu cuộc thi Huawei ICT Competition

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2023

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
